
Thủ tướng: Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, đưa đất nước tiếp tục phát triển trong bất cứ hoàn cảnh nào
Nhấn mạnh 9 nhóm trọng tâm chỉ đạo, điều hành trong 5 tháng đầu năm và chúng ta đã đạt được kết quả lớn nhất theo mục tiêu Trung ương, Quốc hội giao, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng thời chỉ rõ thời gian tới cần tiếp tục ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng, tập trung thúc đẩy 3 động lực đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, tháo gỡ, xử lý các khó khăn, vướng mắc, đưa đất nước tiếp tục phát triển trong bất cứ hoàn cảnh nào, cố gắng quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tốt hơn năm trước theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thủ tướng phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng 3/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
9 nhóm trọng tâm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng đánh giá cao các báo cáo và 17 ý kiến phát biểu của lãnh đạo các địa phương, các thành viên Chính phủ, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện Nghị quyết phiên họp, trình Thủ tướng ký ban hành.
Thủ tướng nêu rõ, trong 5 tháng qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đã quán triệt rất nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, bám sát tình hình để chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ.
Trong đó, tập trung chuẩn bị các nội dung thuộc thẩm quyền và nhiệm vụ được phân công phục vụ Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ và kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV (40 báo cáo, tờ trình, tài liệu trên nhiều lĩnh vực, trong đó có 21 luật, nghị quyết).
Tính chung 5 tháng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức hơn 700 cuộc họp, hội nghị, hoạt động đối ngoại (gồm 9 phiên họp Chính phủ, trong đó 4 phiên họp chuyên đề pháp luật), ban hành 27 nghị định, 101 nghị quyết, 16 quyết định quy phạm pháp luật, 618 quyết định cá biệt, 36 công điện, 17 chỉ thị.
Lần đầu tiên, Chính phủ tổ chức 26 tổ công tác trực tiếp làm việc với các địa phương để nắm tình hình và giải quyết các khó khăn, vướng mắc; đã ghi nhận trên 1.000 kiến nghị, trong đó đã giải đáp 300 kiến nghị, ghi nhận trên 700 kiến nghị.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các hoạt động, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng tập trung vào 9 nhóm nội dung.
Thứ nhất, giải ngân vốn đầu tư công, đôn đốc các công trình trọng điểm quốc gia (nhiều dự án lớn sẽ khởi công trong tháng 6/2023).
Thứ hai, giảm lãi suất điều hành, mặt bằng lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng, cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ, giãn nợ, mua lại trái phiếu doanh nghiệp.
Thứ ba, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, tiền thuê đất và trình cấp có thẩm quyền xem xét giảm thuế, phí, trình Quốc hội giảm 2% thuế VAT.
Thứ tư, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản.
Thứ năm, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển (đến tháng 5/2023, giảm 376 thủ tục hành chính so với cùng kỳ năm 2020).
Thứ sáu, xử lý các vấn đề khó khăn về mua sắm thuốc, vật tư y tế.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thứ bảy, tổ chức các hội nghị triển khai các nghị quyết của Bộ Chính trị về 6 vùng kinh tế -xã hội gắn với xúc tiến đầu tư và triển khai công tác quy hoạch.
Thứ tám, tổ chức các hội nghị trực tuyến toàn quốc về quy hoạch, chuyển đổi số, du lịch, ngoại giao kinh tế, triển khai đề án 06 về cơ sở dữ liệu dân cư.
Thứ chín, tiếp tục xử lý từng bước, dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài nhiều năm, nhất là các dự án thua lỗ, ngân hàng yếu kém...
Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực cùng hệ thống chính trị cùng vào cuộc để triển khai các công việc, nhiệm vụ được giao theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
Thủ tướng đánh giá cao các báo cáo và 17 ý kiến phát biểu của lãnh đạo các địa phương, các thành viên Chính phủ, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện Nghị quyết phiên họp, trình Thủ tướng ký ban hành - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đạt được kết quả lớn nhất theo mục tiêu Trung ương, Quốc hội giao
Nhấn mạnh tinh thần không tô hồng, không bôi đen mà nhìn rõ sự thật, đánh giá đúng bản chất, Thủ tướng nêu rõ, kết quả lớn nhất đạt được theo mục tiêu Trung ương, Quốc hội giao là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, giảm nợ công, giảm nợ Chính phủ, giảm bội chi. Đây là dư địa để chúng ta tiếp tục khai thác trong các tháng cuối năm và những năm tới đây.
Đây là thành tựu chung của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta, dân tộc ta, nhờ sự lãnh đạo của Trung ương, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự đồng hành của Quốc hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế.
Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp thống nhất đánh giá, tình hình kinh tế- xã hội tháng 5 và 5 tháng tiếp tục tiến triển tích cực với nhiều lĩnh vực cải thiện hơn so với tháng 4.
Cụ thể, lạm phát giữ xu hướng giảm dần qua các tháng và được kiểm soát đúng theo Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội. Phân tích thêm nội dung này, Thủ tướng nêu rõ, có thời điểm, trước lựa chọn ưu tiên kiểm soát lạm phát hay ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, chúng ta lựa chọn ưu tiên kiểm soát lạm phát để không ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân, đây là lựa chọn đúng đắn, nhất là trong lúc khó khăn và khi ưu tiên mục tiêu kiểm soát lạm phát thì phải hy sinh một phần mục tiêu tăng trưởng.
Cùng với đó, thị trường tiền tệ, giá cả ổn định; lãi suất điều hành giảm 3 lần liên tiếp. Xuất khẩu có xu hướng tăng trở lại; so với tháng 4, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 tăng 5,3%, xuất khẩu tăng 4,3%, nhập khẩu tăng 6,4%; tính chung 5 tháng, xuất siêu 9,8 tỷ USD.
Sản xuất nông nghiệp ổn định; xuất khẩu gạo trong tháng 5 đạt 1 triệu tấn, trị giá 0,53 tỷ USD, tăng 41,1% về lượng và tăng 53,1% về trị giá so với cùng kỳ, 5 tháng xuất khẩu gần 3,9 triệu tấn gạo, tương đương hơn 2 tỷ USD, tăng khoảng 40% về khối lượng và khoảng 50% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5 tăng 2,2% so với tháng 4 và tăng 0,1% so cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,9%.
Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 1,5% so tháng 4 và tăng 11,5% so với cùng kỳ; 5 tháng tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Du lịch phục hồi nhanh, có gần 4,6 triệu lượt khách quốc tế, gấp 12,6 lần cùng kỳ, đạt 57,5% kế hoạch năm.
Thu ngân sách đến ngày 31/5 ước đạt 782 nghìn tỷ đồng, bằng 48,3% dự toán. Thực hiện đầu tư công đạt khoảng 177.000 tỷ, trong đó giải ngân vốn đến ngày 31/5 đạt trên 157.000 tỷ đồng, bằng 22,22% kế hoạch, tương đương cùng kỳ năm 2022 (22,37%), nhưng số tuyệt đối cao hơn 41 nghìn tỷ đồng
Có 95.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, nhiều hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (88.000 doanh nghiệp).
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký 5 tháng đạt 5,26 tỷ USD, tăng 27,8%; vốn thực hiện ước đạt 7,65 tỷ USD, tuy giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng cao hơn cùng kỳ các năm từ 2019 đến 2021 (lần lượt là 7,3, 6,7 và 7,15 tỷ USD).
Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tỉ lệ hộ đánh giá có thu nhập trong tháng không thay đổi và tăng lên so với cùng kỳ năm trước là 94,8% (tăng 0,4 điểm phần trăm so với kỳ báo cáo tháng 4/2023).
Tuy nhiên, lĩnh vực công nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, nhất là điện tử, da giày, dệt may, đồ gỗ; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; thu ngân sách có xu hướng giảm; tiếp cận vốn cải thiện nhưng vẫn khó khăn, mặt bằng lãi suất tuy giảm nhưng vẫn cao, nợ xấu có xu hướng tăng; thu hút FDI tiếp tục bị ảnh hưởng; thủ tục hành chính một số lĩnh vực, địa phương, một số cấp, ngành còn rườm rà; lĩnh vực việc làm, lao động gặp nhiều khó khăn, thách thức; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh rất khó lường; một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm, sợ sai, không dám làm, giải quyết công việc...
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh bài học về giữ vững, củng cố và tăng cường đoàn kết, thống nhất, nỗ lực vượt qua khó khăn; giữ vững bản lĩnh vững vàng trong mọi trường hợp; tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính; phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả. Cần dứt khoát chấm dứt tình trạng đùn đẩy trách nhiệm; nêu rõ chính kiến và kiên trì tăng cường phân cấp, phân quyền.
Thủ tướng yêu cầu, tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng trong bối cảnh lạm phát đang được kiểm soát và giảm dần, chúng ta đang có dư địa về nợ công, nợ Chính phủ, bội chi - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng
Đánh giá tình hình sắp tới sẽ tiếp tục có khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu vẫn phải tiếp tục thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, giữ vững an ninh quốc phòng, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế.
Về nhiệm vụ trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu, tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng trong bối cảnh lạm phát đang được kiểm soát và giảm dần, chúng ta đang có dư địa về nợ công, nợ Chính phủ, bội chi. Điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chắc chắn, chủ động, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trong điểm. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nhất là nông nghiệp, dịch vụ và mở rộng thị trường cho sản xuất công nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu).
Phân tích kỹ hơn, Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng, tăng tổng cầu trong nước, hỗ trợ người lao động, phát triển mạnh thị trường trong nước với việc tiếp tục miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, giãn nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất, khuyến mãi, giảm giá, khuyến khích ưu tiên dùng hàng Việt Nam....
Về đầu tư, thúc đẩy giải ngân đầu tư công nhanh hơn, hiệu quả hơn và thúc đẩy đầu tư tư nhân, đầu tư FDI bằng các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh chuyển đổi số, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính.
Về xuất khẩu, tăng cường xúc tiến thương mại, giữ vững và củng cố các thị trường đã có với 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký, mở rộng các thị trường mới như Trung Đông, Ấn Độ, Nam Mỹ... hoàn thành ký kết FTA với Israel và đàm phán các FTA khác, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa...
Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tập trung thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; dứt khoát làm xong việc lập quy hoạch xong trong quý III và hoàn thành trong quý IV; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện chương trình phục hồi, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung giải phóng mặt bằng, chuẩn bị nguyên vật liệu phục vụ các dự án, công trình trọng điểm; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các cấp chính quyền; thành lập các tổ công tác, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; chủ động, tích cực rà soát, có cơ chế phù hợp cho các dự án bất động sản, xây dựng, công nghiệp, thương mại trên địa bàn, chú ý có chính sách an sinh xã hội cho người lao động; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; xử lý các hiện tượng trì trệ bằng các biện pháp cán bộ.
Với các bộ ngành, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi thực hiện các Thông tư 02, 03, nếu thấy vấn đề phát sinh thì điều chỉnh kịp thời; tiếp tục triển khai các giải pháp giảm chi phí, lãi suất cho vay (cả vay cũ và vay mới); tăng khả năng tiếp cận vốn, bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các động lực tăng trưởng, các lĩnh vực ưu tiên; tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống, xử lý nợ xấu; thúc đẩy các gói tín dụng như gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội.
Bộ Tài chính tăng cường quản lý chi tiêu ngân sách, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, triệt để tiết kiệm chi, cắt giảm chi thường xuyên, nhất là tiết kiệm điện tại các công sở; đẩy nhanh hoàn thuế VAT và triển khai hiệu quả chính sách giảm 2% thuế VAT nếu được Quốc hội thông qua; chuẩn bị chính sách bổ sung miễn, giảm thuế, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm hoàn thành kế hoạch phân bổ vốn; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, chương trình phục hồi và phát triển, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tiếp tục rà soát, cắt giảm các điều kiện kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tăng cường phân tích, dự báo, cập nhật, chuẩn bị các kịch bản, không để bất ngờ.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu, xây dựng quy định phân cấp về 3 chương trình mục tiêu quốc gia, tinh thần là tăng cường phân cấp cho địa phương, giao vốn, giao chỉ tiêu, kiểm soát hiệu quả, tránh tình trạng Trung ương làm từng dự án đến tận từng hộ gia đình.
Bộ Xây dựng tập trung đôn đốc triển khai Nghị quyết 33 của Chính phủ, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, báo cáo hàng tháng; cùng các bộ, ngành tháo gỡ các quy định về phòng cháy, chữa cháy; triển khai hiệu quả đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội.
Bộ Giao thông vận tải tập trung triển khai các dự án giao thông trọng điểm, cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thúc đẩy, nhanh chóng khởi công các dự án hợp tác công-tư. Thủ tướng đặc biệt lưu ý việc thúc đẩy dự án sân bay Long Thành, nếu không hoàn thành công việc thì thay người có trách nhiệm, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo vấn đề này.
Bộ Công Thương đẩy mạnh các dự án sản xuất công nghiệp quy mô lớn; rà soát, có giải pháp kích cầu tiêu dùng; tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, khai thác tối đa các FTA đã có và thúc đẩy ký các FTA mới.
Thủ tướng lưu ý Bộ Công Thương nhiệm vụ triển khai Quy hoạch điện VIII và xử lý dứt điểm các vấn đề liên quan các dự án liên quan quy hoạch điện VII theo tinh thần lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ, phân loại, công bố công khai dự án nào đủ hay không đủ điều kiện, không đúng quy định; triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, truyền tải, phân phối, sử dụng điện hợp lý và tăng cường tiết kiệm điện.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các giải pháp bảo đảm lương thực, thực phẩm, tăng cường xuất khẩu nông sản, thực hiện nghiêm các biện pháp để khắc phục thẻ vàng IUU.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc về đất đai, môi trường. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội bảo đảm cung cầu lao động, sớm đề xuất giải pháp hỗ trợ cho người lao động phù hợp tình hình trong tháng 6 này.
Bộ Y tế xử lý dứt điểm tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, vaccine (Bộ Tài chính đã cân đối ngân sách cho vaccine). Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị tốt cho năm học mới, đặc biệt là vấn đề sách giáo khoa; phối hợp xử lý, phòng ngừa vấn đề ma tuý học đường.
Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện bàn giao Khu công nghệ cao Hoà Lạc về TP. Hà Nội trong tháng 7 này. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho du lịch, xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá.
Bộ Nội vụ tiếp tục rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Bộ Tư pháp cùng các bộ, ngành, địa phương rà soát, hoàn thiện các quy định để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Uỷ ban Dân tộc tập trung làm tốt 3 chương trình mục tiêu. Bộ Ngoại giao thực hiện tốt công tác ngoại giao kinh tế. Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý dứt điểm sim rác.
Các cơ quan truyền thông tăng cường làm tốt công tác truyền thống, nhất là về các mô hình hay, đổi mới sáng tạo. Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phát huy tối đa nguồn vốn và tài sản của 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước để phục vụ phát triển; tích cực xử lý có đầu ra cho các dự án yếu kém còn lại, nhất là dự án TISCO2. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phát huy tinh thần trách nhiệm, xử lý các vấn đề tồn đọng.
Yêu cầu các bộ, ngành tích cực giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các địa phương tổng hợp từ báo cáo của 26 Tổ công tác của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương thực hiện Công điện 470/CĐ-TTg ngày 26/5/2023, Thủ tướng kêu gọi tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ và hành động quyết liệt của từng cá nhân, từng tập thể để tháo gỡ, xử lý các khó khăn, vướng mắc, đưa đất nước tiếp tục phát triển trong bất cứ hoàn cảnh nào, cố gắng quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tốt hơn năm trước.
-
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có tờ vừa trình gửi Bộ Xây dựng phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư.
-
Không bắt buộc làm lại giấy tờ tùy thân khi sáp nhập đơn vị hành chính
Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), việc đổi thẻ Căn cước trong trường hợp có sự thay đổi thông tin do điều chỉnh địa giới hành chính sẽ không mang tính bắt buộc. Người dân hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn việc đổi thẻ nếu thấy cần thiết. -
Thủ tướng: Cần mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân
Thủ tướng nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh. -
Đề xuất 02 phương án hưởng lương hưu từ ngày 01/7
Bộ Nội vụ đề xuất 02 phương án về điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội mới bắt đầu có hiệu lực. -
Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm
Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo. -
Cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm cho người khác?
Vừa qua, tôi có chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác. Vậy, tôi cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm? -
Nhiều khách hàng có thêm cơ hội thay đổi cuộc sống nhờ trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng từ Trà Xanh Không Độ
Chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress” của Trà Xanh Không Độ đã trao hơn 350 ngàn giải thưởng thẻ cào điện thoại trị giá 4,1 tỷ đồng cho các khách hàng trên khắp cả nước. Chương trình cũng đang làm thủ tục để trao 4 giải nhất, mỗi giải trị giá 250 triệu đồng, 11 giải nhì, mỗi giải trị giá 25 triệu đồng cho các khách hàng may mắn nhất dịp đầu năm. -
Thêm một shipper trúng 250 triệu đồng ngay đầu năm mới nhờ uống Trà Xanh Không Độ
Anh Nguyễn Văn Quang (35 tuổi), làm nghề shipper tại thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk vừa trở thành khách hàng thứ 3 trúng lộc đầu năm mới với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ.
-
Đồng Nai: Một tài xế trúng lộc đầu năm trị giá 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ
Anh Trần Anh Tuấn (34 tuổi), một tài xế xe tải tại Biên Hòa, Đồng Nai vừa trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ uống Trà Xanh Không Độ và tham gia chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress”. -
Tổng cục Thuế hướng dẫn cách tích hợp các mã số thuế vào số định danh cá nhân
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh đang sử dụng sẽ có hiệu lực hết ngày 30/6/2025 và được thay bằng số định danh cá nhân từ 01/7/2025. -
Nỗ lực hết mình để hiện thức hóa giấc mơ giao thông xanh - thông minh của thành phố
Là đơn vị được giao tổ chức, quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh và đưa ra các chiến lược phát triển giao thông công cộng trong giai đoạn mới, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội đã nỗ lực hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ của thành phố, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. -
Ngày Tết ngắm vẻ đẹp hoa giấy Thanh Tiên
Xứ Huế có rất nhiều làng nghề truyền thống chuyên sản xuất những sản phẩm thủ công và cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp đặc trưng riêng của mảnh đất Cố đô. Đặc biệt, không thể không nhắc đến làng hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, thành phố Huế). Đến với làng hoa giấy Thanh Tiên, mọi người không chỉ được chiêm ngưỡng nét đẹp của một làng quê bình dị, nên thơ mà còn được khám phá nghề làm hoa giấy tồn tại đã rất lâu đời. -
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, không tiếp cận đơn lẻ, cục bộ mà được hoạch định trên góc nhìn tổng thể, kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. -
Những điểm đến du lịch mang đậm nét đặc trưng kiến trúc Cung đình Huế
Thừa Thiên Huế - vùng đất được mệnh danh là xứ sở của di sản, nơi lưu giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống Việt Nam; là điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ ai muốn khám phá về cội nguồn dân tộc. Đặc biệt, đến Huế du khách sẽ được khám phá những điểm du lịch nổi tiếng mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc Cung đình Huế. -
Phát triển giao thông xanh hướng đến mục tiêu Net Zero
Để đạt được mục tiêu quốc gia về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh, giao thông bền vững là nền tảng thiết yếu. Trong đó, ứng dụng và phát triển công nghệ là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhất hướng tới xây dựng mạng lưới giao thông xanh. -
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Với sứ mệnh "đi trước mở đường", ngành Giao thông vận tải tạo sự kết nối giữa các lĩnh vực kinh tế
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận và đánh giá cao kết quả ấn tượng toàn ngành GTVT đạt được trong năm vừa qua. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, những kết quả đạt được không chỉ của năm 2024 mà còn là kết tinh của sự phát triển sau gần 80 năm qua của ngành GTVT. -
Thủ tướng chỉ đạo một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025
Thủ tướng nêu rõ năm 2025 là năm cuối của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, chúng ta phải rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cả 5 năm để phát huy, làm tốt hơn với những chỉ tiêu đã đạt và vượt; nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu chưa đạt để phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch 5 năm 2021-2025. -
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh kéo dài
Trong những ngày tới, miền Bắc được dự báo sẽ bị ảnh hưởng bởi hai đợt không khí lạnh tăng cường. Từ đêm nay, khu vực này duy trì hình thái thời tiết không mưa, ban ngày trời nắng ấm, có nơi rét đậm, vùng núi rét hại về đêm và sáng sớm.