
Thủ tướng: Thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra
Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, với tinh thần kiên trì, kiên định và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra.
Sáng ngày 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025, được tổ chức ngay sau kỳ nghỉ Lễ 30/4-01/5 và Phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Tại phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4, 4 tháng đầu năm 2025 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 5, đến hết quý II và thời gian tới.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến tại phiên họp. Đánh giá khái quát, trong 4 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế cao hơn năm ngoái và cao hơn phương án trước đây, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, bội chi ngân sách, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài được kiểm soát tốt...
Những kết quả đạt được là cơ bản, quan trọng, song Thủ tướng cho rằng, để đạt tăng trưởng từ 8% trở lên trong năm 2025 đòi hỏi phải nỗ lực, cố gắng rất lớn do mục tiêu này đang gặp thách thức hơn bởi một số nguyên nhân, trong đó có tác động từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.
Chỉ rõ những nguyên nhân của hạn chế, tồn tại, đặc biệt là việc nắm bắt, dự báo tình hình, phản ứng chính sách của một số bộ ngành, cơ quan chưa tốt, Thủ tướng nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm.
Theo đó, kiên quyết không lùi bước trước khó khăn; kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.
Thứ hai, nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, linh hoạt, khả thi, hiệu quả; nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn; phân công nhiệm vụ bảo đảm 6 rõ "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả".
Thứ ba, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát; không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.

Thủ tướng nêu rõ, khó khăn, thách thức và thời cơ, thuận lợi đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn và rủi ro, bất ổn toàn cầu gia tăng mạnh; nhưng đây cũng là cơ hội rất lớn để cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại và đa dang hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, khai mở các thị trường mới; đồng thời vừa là "thước đo", vừa là cơ hội, có thêm kinh nghiệm để tăng cường tính tự lực, tự cường, tự vươn lên, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.
Tinh thần đặt ra là kiên trì, kiên định và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược - đó là thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách, phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh, tăng cường đối ngoại và hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định và thuận lợi cho phát triển đất nước.
Chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch các địa phương trước hết phải rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, công việc được giao để khắc phục các hạn chế, bất cập đã chỉ ra.
Thứ hai, tiếp tục tập trung quán triệt, triển khai nghiêm túc, quyết liệt các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp.
Thứ ba, tập trung thực hiện hiệu quả việc sắp xếp địa giới hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, thực sự chuyển trạng thái từ bị động sang chủ động phục vụ nhân dân, doanh nghiệp, cắt giảm thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, nâng cao tính tự lực, tự cường; hoàn thiện, rà soát, sửa đổi các văn bản hướng dẫn sáp nhập; rà soát lại toàn bộ việc phân cấp, phân quyền của ngành mình và đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết về phân cấp, phân quyền, những gì làm được thì làm ngay.
Thứ tư, tổ chức thực hiện hiệu quả "bộ tứ chiến lược" theo 4 nghị quyết của Bộ Chính trị; khẩn trương trình Quốc hội Nghị quyết và trình Chính phủ chương trình hành động triển khai các nghị quyết 66, 68 của Bộ Chính trị.
Thứ năm, tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ. Chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Hoa Kỳ với phương châm "hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ" và trên tinh thần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam, hướng tới thương mại cân bằng, bền vững, không làm ảnh hưởng đến các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Khẩn trương ký kết, triển khai các hợp đồng, mua bán hàng hóa với phía Hoa Kỳ.
Cùng với đó, thực hiện các giải pháp đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, sẵn sàng thích nghi với diễn biến tình hình kinh tế thế giới. Bảo đảm khai thác tốt thị trường trong nước; tăng cường kiểm tra giám sát nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Bảo đảm thường xuyên trao đổi và hỗ trợ phù hợp cho doanh nghiệp, người lao động chịu ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ.
Thứ sáu, ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
NHNN điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; trong đó lưu ý tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân và doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
Cùng với đó, tăng cường quản lý thị trường vàng, phòng chống buôn lậu, thao túng, găm hàng, lợi dụng tình hình, Bộ Công an cương quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hình sự; các cơ quan khẩn trương trình sửa đổi Nghị định 24 về kinh doanh vàng.
Bộ Tài chính tăng cường quản lý thu, phấn đấu tăng thu ít nhất 15%; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển; thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí. Phát triển thị trường vốn, trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, bền vững; đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng.
Thứ bảy, tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Các bộ, cơ quan, địa phương lưu ý đẩy mạnh đầu tư toàn xã hội. Bộ Công Thương chủ trì đẩy mạnh xuất khẩu và đàm phán, mở rộng các thị trường mới; kích cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam, nhất là các sản phẩm OCOP.
Bộ Xây dựng tháo gỡ các khó khăn, đẩy mạnh phát triển thị trường bất động sản. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì đôn đốc, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 193 của Quốc hội, Nghị quyết 03 của Chính phủ về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Thứ tám, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Bộ Tài chính chủ trì phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch; phát huy vai trò các đoàn công tác, tổ công tác đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng có biện pháp xử lý nghiêm các bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đến 15/3/2025; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao. Bộ Xây dựng khẩn trương triển khai việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Thứ chín, thực hiện tốt chính sách ưu đãi visa, mở rộng diện miễn thị thực nhập cảnh cho một số đối tượng, quốc gia phù hợp để tăng cường thu hút du khách; sửa đổi Luật Quốc tịch.
Thứ mười, tiếp tục xử lý có kết quả các vấn đề tồn đọng, kéo dài; tập trung xử lý dứt điểm các vướng mắc, sớm đưa vào triển khai hơn 2,2 nghìn dự án; đề xuất triển khai áp dụng rộng rãi các cơ chế, chính sách đặc thù tương tự như Nghị quyết 170/2024/QH15.
Mười một, chú trọng các lĩnh vực văn hoá; phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí, phát huy sức mạnh nội sinh.
Chuẩn bị chu đáo, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm Quốc khánh và Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp này; đặc biệt là chuẩn bị lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành.
Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, chuẩn bị khởi công 80 công trình, dự án lớn trên cả nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh.
Mười hai, Bộ Xây dựng chủ trì đẩy mạnh thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. Ban Chỉ đạo Trung ương, các địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt phong trào thi đua"Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong 2025".
Mười ba, bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau; bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung hoàn thiện Tờ trình, báo cáo và dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về giáo dục đào tạo. Bộ Y tế tập trung hoàn thiện Tờ trình, báo cáo và dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, công tác dân số và phát triển.
Mười bốn, củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững trật tự an toàn xã hội; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế. Đặc biệt chú trọng chuẩn bị chu đáo cho các hoạt động đối ngoại cấp cao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và triển khai hiệu quả các cam kết.
Mười lăm, tăng cường công tác thông tin, truyền thông đặc biệt chú trọng truyền thông chính sách, tổ chức thực hiện phong trào thi đua thực chất, hiệu quả, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, tạo sức lan toả, đồng thuận xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
-
Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, với tinh thần kiên trì, kiên định và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra.
-
Sửa Luật Đầu tư công: Gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng và thúc đẩy cải cách
Bộ Tài chính mới đây đã trình Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lên Bộ Tư pháp thẩm định, với nhiều nội dung quan trọng nhằm tháo gỡ những vướng mắc nổi cộm, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng – điểm nghẽn đang ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và hiệu quả đầu tư công tại nhiều địa phương. -
Di sản Chiến thắng 30/4/1975: Từ thắng lợi quân sự đến nền tảng khoa học của tư duy giải phóng và phát triển quốc gia
Ngày 30/4/1975 đã khắc một dấu son chói lọi vào lịch sử dân tộc Việt Nam - một mốc son thiêng liêng, biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất non sông. mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và kiến thiết đất nước trong độc lập, tự do [1]. -
Đề xuất 2 mức thu phí trên các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có tờ vừa trình gửi Bộ Xây dựng phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư. -
Không bắt buộc làm lại giấy tờ tùy thân khi sáp nhập đơn vị hành chính
Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), việc đổi thẻ Căn cước trong trường hợp có sự thay đổi thông tin do điều chỉnh địa giới hành chính sẽ không mang tính bắt buộc. Người dân hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn việc đổi thẻ nếu thấy cần thiết. -
Thủ tướng: Cần mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân
Thủ tướng nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh. -
Đề xuất 02 phương án hưởng lương hưu từ ngày 01/7
Bộ Nội vụ đề xuất 02 phương án về điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội mới bắt đầu có hiệu lực. -
Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm
Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo.
-
Cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm cho người khác?
Vừa qua, tôi có chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác. Vậy, tôi cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm? -
Nhiều khách hàng có thêm cơ hội thay đổi cuộc sống nhờ trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng từ Trà Xanh Không Độ
Chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress” của Trà Xanh Không Độ đã trao hơn 350 ngàn giải thưởng thẻ cào điện thoại trị giá 4,1 tỷ đồng cho các khách hàng trên khắp cả nước. Chương trình cũng đang làm thủ tục để trao 4 giải nhất, mỗi giải trị giá 250 triệu đồng, 11 giải nhì, mỗi giải trị giá 25 triệu đồng cho các khách hàng may mắn nhất dịp đầu năm. -
Thêm một shipper trúng 250 triệu đồng ngay đầu năm mới nhờ uống Trà Xanh Không Độ
Anh Nguyễn Văn Quang (35 tuổi), làm nghề shipper tại thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk vừa trở thành khách hàng thứ 3 trúng lộc đầu năm mới với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ. -
Đồng Nai: Một tài xế trúng lộc đầu năm trị giá 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ
Anh Trần Anh Tuấn (34 tuổi), một tài xế xe tải tại Biên Hòa, Đồng Nai vừa trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ uống Trà Xanh Không Độ và tham gia chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress”. -
Tổng cục Thuế hướng dẫn cách tích hợp các mã số thuế vào số định danh cá nhân
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh đang sử dụng sẽ có hiệu lực hết ngày 30/6/2025 và được thay bằng số định danh cá nhân từ 01/7/2025. -
Nỗ lực hết mình để hiện thức hóa giấc mơ giao thông xanh - thông minh của thành phố
Là đơn vị được giao tổ chức, quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh và đưa ra các chiến lược phát triển giao thông công cộng trong giai đoạn mới, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội đã nỗ lực hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ của thành phố, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. -
Ngày Tết ngắm vẻ đẹp hoa giấy Thanh Tiên
Xứ Huế có rất nhiều làng nghề truyền thống chuyên sản xuất những sản phẩm thủ công và cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp đặc trưng riêng của mảnh đất Cố đô. Đặc biệt, không thể không nhắc đến làng hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, thành phố Huế). Đến với làng hoa giấy Thanh Tiên, mọi người không chỉ được chiêm ngưỡng nét đẹp của một làng quê bình dị, nên thơ mà còn được khám phá nghề làm hoa giấy tồn tại đã rất lâu đời. -
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, không tiếp cận đơn lẻ, cục bộ mà được hoạch định trên góc nhìn tổng thể, kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. -
Những điểm đến du lịch mang đậm nét đặc trưng kiến trúc Cung đình Huế
Thừa Thiên Huế - vùng đất được mệnh danh là xứ sở của di sản, nơi lưu giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống Việt Nam; là điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ ai muốn khám phá về cội nguồn dân tộc. Đặc biệt, đến Huế du khách sẽ được khám phá những điểm du lịch nổi tiếng mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc Cung đình Huế. -
Phát triển giao thông xanh hướng đến mục tiêu Net Zero
Để đạt được mục tiêu quốc gia về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh, giao thông bền vững là nền tảng thiết yếu. Trong đó, ứng dụng và phát triển công nghệ là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhất hướng tới xây dựng mạng lưới giao thông xanh.
-
Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông tối đa lên đến 150 triệu đồng
-
Giải đáp kiến nghị về nâng mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi
-
Sửa Luật Đầu tư công: Gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng và thúc đẩy cải cách
-
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tai nạn giao thông vẫn là "điểm nóng" y tế
-
Thủ tướng: Thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra