Chủ Nhật, ngày 27/07/2025 09:58 | HOTLINE : 0906.18.1357 | Email: bbt.giaothong360@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0906.18.1357
Tiêu điểm

Bộ Tài chính không đồng ý giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước

Nguyễn Luận - 11:30 04/04/2023 GMT+7

Với lý do dịch COVID-19 đã được kiểm soát, Bộ Tài chính cho rằng, thời điểm hiện tại chưa phù hợp để áp dụng mức giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước.

Cụ thể, Bộ Tài chính vừa có văn bản trả lời kiến nghị đề xuất giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước.

Theo đó, để góp phần hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phục hồi sản xuất sau dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã 2 lần xây dựng, trình Chính phủ ban hành các Nghị định giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

“Việc điều chỉnh giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thời gian qua về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra, có tác động tích cực đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, phân phối ô tô nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung…

Tuy nhiên, chính sách này lại được đánh giá là có ảnh hưởng tiêu cực trong việc thực hiện các cam kết quốc tế” - Bộ Tài chính cho biết.

Bộ Tài chính không đồng ý giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước. Ảnh minh họa

Theo Bộ Tài chính, nếu tiếp tục thực hiện chính sách giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thì các nước thành viên WTO có thể nhìn nhận việc này như một khoản trợ cấp của Chính phủ. Việt Nam có thể nhận được yêu cầu giải thích từ một số quốc gia không có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cho rằng, trường hợp cần thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô thì phải áp dụng chung cho cả ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu. Điều này sẽ dẫn đến việc giảm thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách của địa phương.

“Hiện dịch COVID-19 đã được kiểm soát, do đó việc tiếp tục thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước ở thời điểm hiện nay là chưa phù hợp”, Bộ Tài chính cho biết.

Trước đó, với lí do doanh số thị trường ô tô sụt giảm mạnh, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Cụ thể, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và một số hiệp hội khác đề xuất Chính phủ gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm nay để kích cầu.

Theo VAMA, sau thời gian thị trường xe trong nước ghi nhận tình trạng ảm đạm, doanh số sụt giảm, để kích cầu thị trường cần có những chính sách đủ mạnh như gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2023 và giảm 50% lệ phí trước bạ. Các chính sách này được đề nghị ban hành trong quý I hoặc đầu quý II năm nay.

Giải thích việc lần này lại đưa ra đề nghị trên, VAMA nêu thực tế, siết tín dụng, lãi suất tăng khiến thanh khoản thị trường bị thu hẹp. Các doanh nghiệp ô tô đang gồng mình đối mặt tình trạng hàng tồn kho tăng cao, sức mua giảm mạnh. Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) cũng nêu thực trạng tiêu thụ xe giảm kéo theo ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ khí bị sụt đơn hàng.

Trong ngắn hạn, nếu sức mua không cải thiện, thị trường không tăng trở lại, để giảm bớt áp lực tồn kho, các hãng sẽ khó duy trì nhịp sản xuất ổn định, buộc phải giảm công suất, nhân công. Điều này tác động trực tiếp tới lao động, việc làm, từ đó ảnh hưởng tới xã hội.

  • Trúng voucher trị giá 20 triệu đồng nhờ uống Trà Xanh Không Độ

    Bên cạnh hàng chục ngàn giải thưởng thẻ cào điện thoại được trao ngay mỗi ngày, chủ nhân các giải thưởng lớn từ chương trình khuyến mãi “Không Độ, hè không stress” đã bắt đầu lộ diện khi những ngày vừa qua liên tiếp xuất hiện những khách hàng trúng giải Nhì là 1 voucher trị giá 20 triệu đồng.
  • Bộ Xây dựng trả lời về việc hạ giá vé máy bay

    Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND tỉnh Bình Định để trả lời kiến nghị của địa phương này về việc sớm có giải pháp phối hợp để hạ giá thành vé máy bay xuống mức hợp lý và ổn định để giúp nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng.
  • Báo in trong thời đại chuyển đổi số

    Sự bùng nổ nhanh chóng của các nền tảng số đã thay đổi phương thức, thói quen tiếp nhận thông tin của độc giả, đặt ra không ít thách thức đối với sự phát triển của báo in. Tuy nhiên, trước môi trường truyền thông xã hội ngày càng ồn ào, phức tạp và nhiều tin giả, báo in vẫn giữ một vị trí nhất định nhờ các giá trị cốt lõi bền vững của mình. Vậy làm thế nào để báo in vẫn đứng vững trong bối cảnh chuyển đổi số? Tạp chí Môi trường Giao thông đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Nhà báo Đinh Ngọc Sơn – Nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về vấn đề này.
  • Phố cà phê đường tàu: Nên cấm hay quản để phát triển du lịch?

    Tọa lạc dọc theo tuyến đường sắt chạy qua địa bàn ba phường Điện Biên, Cửa Nam và Hàng Bông, phố cà phê đường tàu từ lâu đã trở thành điểm đến hút khách. Tuy nhiên, bên cạnh sự hấp dẫn mang tính trải nghiệm độc đáo, phố cà phê đường tàu cũng tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông, đặc biệt là khi các quán cà phê lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt.
  • Du lịch đường sắt – Xu hướng mới đang ngày càng hút khách

    Theo PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch (Tổng cục Du lịch), thành viên Tổ chuyên gia Tư vấn Quy hoạch Quốc gia, khi du lịch bằng tàu hỏa, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, con người dọc chiều dài đất nước dưới góc nhìn vô cùng mới lạ và đẹp đẽ.