
Nghề làm miến truyền thống Cự Đà - nét đẹp văn hóa ẩm thực của Thủ đô
Những sợi miến mượt mà như những tấm lụa quyến rũ bay trong gió tại làng cổ Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai (Hà Nội) khiến chúng tôi không khỏi thích thú và ấn tượng.
Nằm cách trung tâm TP. Hà Nội khoảng 13km về phía Nam, làng cổ Cự Đà nằm bên dòng sông Nhuệ cổ kính, nổi tiếng bởi những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc cổ xưa. Theo các cụ cao niên trong làng, bên cạnh những công trình cổ thì nghề làm miến trứ danh vốn cũng là nghề cổ truyền đã có lịch sử từ 400 năm, góp phần lưu giữ nét đẹp về văn hóa ẩm thực của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Đi theo con đường làng vẫn còn mang dáng dấp từ thuở xa xưa, như trong bộ phim tài liệu mô tả nước ta những năm 80, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Hưng - hộ sản xuất miến tại Cự Đà để tìm hiểu về các công đoạn làm miến nổi tiếng ở nơi đây.
Hóa ra, làm miến vốn rất phức tạp, bởi, dể làm ra những sợi miến chất lượng cao, được người tiêu dùng chấp nhận, người làng Cự Đà phải bắt đầu công việc từ buổi sớm tinh sương cho tới tận chiều tối”.


Theo ông Hưng, muốn làm miến ngon, việc đầu tiên chính là khâu lựa chọn, nhập nguyên liệu là bột củ dong riềng. Để bảo đảm cho ra loại bột hấp dẫn, có màu trắng, mịn, người làm nghề ở làng thường nhập nguyên liệu từ các vùng lân cận như Chương Mỹ, Mỹ Đức, Hòa Bình…
Sau bước nhập nguyên liệu là bước xử lý nguyên liệu thô, bằng cách cho bột vào bể nước ngâm sạch, thau hết tạp chất, đợi nước lắng xuống rồi lại thau lần nữa để lấy phần tinh bột. Đây là giai đoạn đòi hỏi tốn nhiều công sức, vì người thợ phải đánh bột tới khi sạch hết nhựa mới được tráng thành bánh.
Bánh đa tráng xong được trải lên các tấm phên, làm từ vỏ tre, có khả năng chống ẩm mốc và chống dính, rồi mới hấp chín, mang ra phơi nắng nhiều lần. Trong điều kiện nắng đẹp, mỗi lần phơi mất khoảng 3 tiếng đồng hồ bánh mới khô, còn thời tiết xấu như trời mưa, nồm thì thời gian kéo dài, có khi phải mất đến nhiều ngày trời.
“Khi bánh đã khô, người thợ cắt thành từng sợi miến nhỏ, dài rồi tiếp tục đưa ra phơi nắng. Sau khi hoàn thành đầy đủ các công đoạn, miến được đưa vào đóng gói thành sản phẩm và phân phối tới các cơ sở đặt hàng tại khắp các vùng miền trong nước lẫn nước ngoài”, ông Hưng nói.
Với hộ sản xuất của ông Nguyễn Văn Hưng, nhất là ngày Tết, khách hàng đặt nhiều, phải làm liền tay mà không đủ sản lượng để bán. Gia đình ông phải thuê thêm nhân công để kịp đáp ứng nhu cầu của khách. Trừ mọi chi phí cũng được 1-2 triệu đồng/ngày.
Tương tự, tại hộ sản xuất của anh Phạm Mạnh Trường chia sẻ: “Hàng sản xuất ra đến đâu đều được thương lái thu mua hết. Ngày thường, nhà tôi làm từ 3 - 4 tạ/ngày. Dịp lễ, Tết, đơn hàng nhiều, tôi tăng sản lượng lên gấp đôi, phải thuê thêm 7 – 8 nhân công.
Thu nhập bình quân của các hộ làm miến đạt 200 - 250 triệu đồng/năm. Không những thế, mỗi cơ sở còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động với giá tiền công từ 120.000 - 250.000 đồng/người/ngày, tùy từng công đoạn”.
Nhờ có chất lượng tốt, hương vị thơm ngon mà thương hiệu miến dong làng Cự Đà được nhiều người biết đến và trở thành đặc sản nổi tiếng khắp cả nước. Được biết, vào thời điểm cực thịnh, số lượng hộ dân làm nghề miến ở Cự Đà đạt đỉnh tới 90% trên tổng số hộ dân.
Trong đó 60% các hộ là sản xuất miến thuần túy, còn lại 30% làm các ngạch liên quan đến miến như vận tải, mua bán hàng hóa. Mỗi xưởng sản xuất miến tại làng nghề Cự Đà có thể cung ứng ra thị trường khoảng 20-25 tấn miến.
Thế nhưng hiện nay số lượng hộ dân theo nghề chỉ còn 10% trên tổng số khoảng 2.100 hộ. Số lượng hàng hóa sản xuất và tiêu thụ của 10% hộ dân vào giai đoạn này gấp nhiều lần so với nhiều năm trước, nhưng vẫn không thể không lo lắng khi nghề nghiệp của cha ông được truyền từ đời này sang đời khác đang mai một dần.

Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng này, chúng tôi tìm đến ông Vũ Văn Tuấn, sinh năm 1958, trưởng thôn Cự Đà. Ông Tuấn chia sẻ: Về tình trạng đó xuất phát chủ yếu từ việc đất đai được Nhà nước thu hồi, dẫn tới diện tích đất làm nghề bị thu hẹp. Trong thực tế cứ một hộ làm nghề miến, phải cần tới diện tích tối thiểu từ 1.500m2 đến 2.000m2.
Một nguyên nhân khác, là do xã hội ngày càng phát triển, đời sống công nghiệp hóa ngày càng cao, người trẻ trong làng được học hành tử tế, có kiến thức mới nên muốn đi ra ngoài học hỏi, lập nghiệp ở phương xa.
Tới nay, tuy nghề làm miến ở Cự Đà đã có nhiều đổi mới, tạo được những điều kiện căn bản để phát triển kinh tế, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động nhưng lớp trẻ vẫn thấy đây là một công việc cũ kỹ, nhàm chán, lại đòi hỏi phải có tính kiên trì, tỉ mỉ, mất nhiều công sức nên không còn hứng thú với nghề.
Song, hiện nay đã có một số hộ hiện đại hóa được nghề làm miến, nên vẫn duy trì được nghề truyền thống của làng, nhưng để nhiều hộ dân làm nghề miến như ngày xưa là điều gần như là không thể…
“Việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của các làng nghề trên khắp cả nước, luôn là chủ chương, chính sách được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo mọi điều kiện để mở rộng phát triển, trong đó có nghề làm miến ở Cự Đà”, ông Tuấn trăn trở.
-
Bộ Tài chính mới đây đã trình Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lên Bộ Tư pháp thẩm định, với nhiều nội dung quan trọng nhằm tháo gỡ những vướng mắc nổi cộm, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng – điểm nghẽn đang ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và hiệu quả đầu tư công tại nhiều địa phương.
-
Di sản Chiến thắng 30/4/1975: Từ thắng lợi quân sự đến nền tảng khoa học của tư duy giải phóng và phát triển quốc gia
Ngày 30/4/1975 đã khắc một dấu son chói lọi vào lịch sử dân tộc Việt Nam - một mốc son thiêng liêng, biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất non sông. mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và kiến thiết đất nước trong độc lập, tự do [1]. -
Đề xuất 2 mức thu phí trên các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có tờ vừa trình gửi Bộ Xây dựng phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư. -
Không bắt buộc làm lại giấy tờ tùy thân khi sáp nhập đơn vị hành chính
Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), việc đổi thẻ Căn cước trong trường hợp có sự thay đổi thông tin do điều chỉnh địa giới hành chính sẽ không mang tính bắt buộc. Người dân hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn việc đổi thẻ nếu thấy cần thiết. -
Thủ tướng: Cần mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân
Thủ tướng nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh. -
Đề xuất 02 phương án hưởng lương hưu từ ngày 01/7
Bộ Nội vụ đề xuất 02 phương án về điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội mới bắt đầu có hiệu lực. -
Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm
Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo. -
Cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm cho người khác?
Vừa qua, tôi có chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác. Vậy, tôi cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm?
-
Nhiều khách hàng có thêm cơ hội thay đổi cuộc sống nhờ trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng từ Trà Xanh Không Độ
Chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress” của Trà Xanh Không Độ đã trao hơn 350 ngàn giải thưởng thẻ cào điện thoại trị giá 4,1 tỷ đồng cho các khách hàng trên khắp cả nước. Chương trình cũng đang làm thủ tục để trao 4 giải nhất, mỗi giải trị giá 250 triệu đồng, 11 giải nhì, mỗi giải trị giá 25 triệu đồng cho các khách hàng may mắn nhất dịp đầu năm. -
Thêm một shipper trúng 250 triệu đồng ngay đầu năm mới nhờ uống Trà Xanh Không Độ
Anh Nguyễn Văn Quang (35 tuổi), làm nghề shipper tại thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk vừa trở thành khách hàng thứ 3 trúng lộc đầu năm mới với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ. -
Đồng Nai: Một tài xế trúng lộc đầu năm trị giá 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ
Anh Trần Anh Tuấn (34 tuổi), một tài xế xe tải tại Biên Hòa, Đồng Nai vừa trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ uống Trà Xanh Không Độ và tham gia chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress”. -
Tổng cục Thuế hướng dẫn cách tích hợp các mã số thuế vào số định danh cá nhân
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh đang sử dụng sẽ có hiệu lực hết ngày 30/6/2025 và được thay bằng số định danh cá nhân từ 01/7/2025. -
Nỗ lực hết mình để hiện thức hóa giấc mơ giao thông xanh - thông minh của thành phố
Là đơn vị được giao tổ chức, quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh và đưa ra các chiến lược phát triển giao thông công cộng trong giai đoạn mới, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội đã nỗ lực hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ của thành phố, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. -
Ngày Tết ngắm vẻ đẹp hoa giấy Thanh Tiên
Xứ Huế có rất nhiều làng nghề truyền thống chuyên sản xuất những sản phẩm thủ công và cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp đặc trưng riêng của mảnh đất Cố đô. Đặc biệt, không thể không nhắc đến làng hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, thành phố Huế). Đến với làng hoa giấy Thanh Tiên, mọi người không chỉ được chiêm ngưỡng nét đẹp của một làng quê bình dị, nên thơ mà còn được khám phá nghề làm hoa giấy tồn tại đã rất lâu đời. -
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, không tiếp cận đơn lẻ, cục bộ mà được hoạch định trên góc nhìn tổng thể, kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. -
Những điểm đến du lịch mang đậm nét đặc trưng kiến trúc Cung đình Huế
Thừa Thiên Huế - vùng đất được mệnh danh là xứ sở của di sản, nơi lưu giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống Việt Nam; là điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ ai muốn khám phá về cội nguồn dân tộc. Đặc biệt, đến Huế du khách sẽ được khám phá những điểm du lịch nổi tiếng mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc Cung đình Huế. -
Phát triển giao thông xanh hướng đến mục tiêu Net Zero
Để đạt được mục tiêu quốc gia về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh, giao thông bền vững là nền tảng thiết yếu. Trong đó, ứng dụng và phát triển công nghệ là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhất hướng tới xây dựng mạng lưới giao thông xanh. -
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Với sứ mệnh "đi trước mở đường", ngành Giao thông vận tải tạo sự kết nối giữa các lĩnh vực kinh tế
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận và đánh giá cao kết quả ấn tượng toàn ngành GTVT đạt được trong năm vừa qua. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, những kết quả đạt được không chỉ của năm 2024 mà còn là kết tinh của sự phát triển sau gần 80 năm qua của ngành GTVT.
-
Di sản Chiến thắng 30/4/1975: Từ thắng lợi quân sự đến nền tảng khoa học của tư duy giải phóng và phát triển quốc gia
-
Thanh Hóa: Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho lứa tuổi học sinh
-
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tai nạn giao thông vẫn là "điểm nóng" y tế
-
Sửa Luật Đầu tư công: Gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng và thúc đẩy cải cách