Thứ Bảy, ngày 26/07/2025 08:51 | HOTLINE : 0906.18.1357 | Email: bbt.giaothong360@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0906.18.1357
Đời sống

Nỗ lực hết mình để hiện thức hóa giấc mơ giao thông xanh - thông minh của thành phố

Hoài Nam - 10:20 13/02/2025 GMT+7

Là đơn vị được giao tổ chức, quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh và đưa ra các chiến lược phát triển giao thông công cộng trong giai đoạn mới, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội đã nỗ lực hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ của thành phố, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Kịp thời tham mưu các Đề án giao thông lớn của thành phố

Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay, với sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, sự nhiệt tình, phát huy năng lực của cán bộ, công nhân viên, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng cho nhu cầu phát triển giao thông đô thị ngày càng cao của thành phố.  

Được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành hệ thống giao thông thông minh và đưa ra các chiến lược phát triển giao thông công cộng trong giai đoạn mới, đơn vị đã xây dựng và thực hiện các đề án, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố, quản lý và điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng, phát hành và quản lý hệ thống vé.

Trung tâm đã phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng trình thành phố “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố”. 

Đến nay, Đề án đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua tại Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 02/7/2024, UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6004/QĐ-UBND ngày 18/11/2024.

Bên cạnh đó, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội đã triển khai Đề án đánh giá tổng thể mạng lưới xe buýt. Qua kết quả rà soát, đến nay đã thực hiện hợp lý hóa mạng lưới tuyến, giảm thiểu chi phí, giảm 7,8% nhưng vẫn đảm bảo cung ứng dịch vụ cho nhân dân đi lại thuận tiện, sản lượng hành khách tăng 6,5% so với năm 2023. 

Đồng thời, nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc hiện nay trong việc thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vận tải trong việc đầu tư hạ tầng, phương tiện xe buýt điện, năng lượng xanh, Trung tâm đã tham mưu Sở Giao thông vận tải báo cáo UBND Thành phố chấp thuận chủ trương xây dựng Nghị quyết về cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư hạ tầng trạm sạc và phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng điện, năng lượng xanh (thay thế cho quy định tại Điểm c, Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 07/2019/NQHĐND ngày 10/7/2019 của HĐND Thành phố). 

Tích cực phát triển giao thông công cộng xanh

Theo thống kê hiện nay, mạng lưới vận tải hành khách công cộng đa phương thức trên địa bàn thành phố đã bước đầu hình thành, bao gồm 02 tuyến đường sắt đô thị là tuyến 2A. Cát Linh - Hà Đông và tuyến 3.1. Nhổn - Cầu Giấy đã đi vào hoạt động; 01 tuyến buýt nhanh BRT và 152 tuyến buýt, trong đó có 10 tuyến xe buýt điện và 10 tuyến buýt sử dụng năng lượng sạch khí CNG. 

Đến nay, đã có 282 xe buýt, trong đó có 139 xe buýt CNG và 143 xe buýt điện của 20 tuyến buýt sử dụng xe điện, năng lượng xanh, chiếm 14,9%. Việc đưa các tuyến xe buýt xanh, xe buýt điện vào hoạt động tại Thủ đô Hà Nội với nhiều ứng dụng công nghệ tiên tiến, hệ thống vé điện tử văn minh hiện đại đánh dấu một bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ của mạng lưới xe buýt Thủ đô, góp phần tăng thêm năng lực và độ bao phủ của mạng lưới, tăng mức độ hấp dẫn đối với hành khách đi xe buýt, được hành khách ghi nhận, ủng hộ. 

Điều này đã thể hiện sự cố gắng không ngừng trong đổi mới phương thức quản lý, giải pháp về chuyển đổi số của Trung tâm khi sử dụng hệ thống thống vé liên thông đa phương thức cho vận tải hành khách công cộng tại các tuyến xe buýt. Việc sử dụng thẻ, vé liên thông sẽ hỗ trợ hành khách đi lại bằng xe buýt thuận tiện, nhanh chóng và an toàn.

Bên cạnh đó, theo điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, mạng lưới đường sắt đô thị TP. Hà Nội gồm 15 tuyến/đoạn tuyến với tổng chiều dài khoảng hơn 616,9km. Trong đó, đã đưa vào vận hành khai thác 21,5km của tuyến số 2A (đoạn Cát Linh - Hà Đông, dài 13km) và tuyến số 3 trên cao (đoạn Nhổn - Cầu Giấy, dài 8,5km), chiếm khoảng 4% trên tổng số 616,9km. 

Nhờ đó, Hà Nội trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đưa tuyến đường sắt đô thị vào vận hành, khởi đầu cho kỷ nguyên mới của vận tải công cộng nhanh - khối lớn, hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển hạ tầng giao thông của Thủ đô, thu hút nguồn vốn đầu tư cho các dự án tiếp theo.

Trong năm 2024, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức khai trương hệ thống giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc đưa vào khai thác trung tâm điều hành giao thông thông minh là nền tảng cốt lõi trong việc hình thành hệ thống giao thông thông minh, là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc hoàn thiện đề án giao thông thông minh và tổ chức thực hiện trong thời gian tới.

Trong thời gian tới, với định hướng tăng cường chuyển đổi số, chuyển đổi xanh vận tải công cộng để giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, trung tâm tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai nhiều giải pháp như áp dụng hệ thống vé điện tử liên thông trên toàn mạng lưới, triển khai giai đoạn 1 của Hệ thống giao thông thông minh; tiếp tục triển khai lộ trình chuyển đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh theo Đề án được duyệt; tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong điều hành và quản lý hệ thống vận tải hành khách công cộng, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại. 

  • Trúng voucher trị giá 20 triệu đồng nhờ uống Trà Xanh Không Độ

    Bên cạnh hàng chục ngàn giải thưởng thẻ cào điện thoại được trao ngay mỗi ngày, chủ nhân các giải thưởng lớn từ chương trình khuyến mãi “Không Độ, hè không stress” đã bắt đầu lộ diện khi những ngày vừa qua liên tiếp xuất hiện những khách hàng trúng giải Nhì là 1 voucher trị giá 20 triệu đồng.
  • Bộ Xây dựng trả lời về việc hạ giá vé máy bay

    Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND tỉnh Bình Định để trả lời kiến nghị của địa phương này về việc sớm có giải pháp phối hợp để hạ giá thành vé máy bay xuống mức hợp lý và ổn định để giúp nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng.
  • Báo in trong thời đại chuyển đổi số

    Sự bùng nổ nhanh chóng của các nền tảng số đã thay đổi phương thức, thói quen tiếp nhận thông tin của độc giả, đặt ra không ít thách thức đối với sự phát triển của báo in. Tuy nhiên, trước môi trường truyền thông xã hội ngày càng ồn ào, phức tạp và nhiều tin giả, báo in vẫn giữ một vị trí nhất định nhờ các giá trị cốt lõi bền vững của mình. Vậy làm thế nào để báo in vẫn đứng vững trong bối cảnh chuyển đổi số? Tạp chí Môi trường Giao thông đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Nhà báo Đinh Ngọc Sơn – Nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về vấn đề này.
  • Phố cà phê đường tàu: Nên cấm hay quản để phát triển du lịch?

    Tọa lạc dọc theo tuyến đường sắt chạy qua địa bàn ba phường Điện Biên, Cửa Nam và Hàng Bông, phố cà phê đường tàu từ lâu đã trở thành điểm đến hút khách. Tuy nhiên, bên cạnh sự hấp dẫn mang tính trải nghiệm độc đáo, phố cà phê đường tàu cũng tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông, đặc biệt là khi các quán cà phê lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt.
  • Du lịch đường sắt – Xu hướng mới đang ngày càng hút khách

    Theo PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch (Tổng cục Du lịch), thành viên Tổ chuyên gia Tư vấn Quy hoạch Quốc gia, khi du lịch bằng tàu hỏa, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, con người dọc chiều dài đất nước dưới góc nhìn vô cùng mới lạ và đẹp đẽ.