
Cải cách pháp luật đất đai, người dân hưởng nhiều lợi ích
Ngày 01/08/2024, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc cải cách hệ thống quản lý và sử dụng đất đai tại Việt Nam. Theo đó, những thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng đất.
Luật sư Mai Thảo, Phó Giám đốc Công ty Luật TAT.
Phải bàn giao nhà ở tái định cư trước khi thu hồi đất
Theo Luật Đất đai 2013, việc thu hồi đất và bố trí tái định cư có thể không đồng bộ. Điều này dẫn đến tình trạng trong những năm qua, người dân phải đối diện với cảnh “màn trời chiếu đất” khi bị thu hồi đất mà chưa được bố trí tái định cư xảy ra thường xuyên, gây ra nhiều sự bức xúc trong xã hội. Nhưng kể từ ngày 01/08/2024, khoản 6 Điều 91 Luật Đất đai 2024 bắt đầu có hiệu lực, theo đó, Luật này yêu cầu “việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất”. Đây là một điểm mới giúp cho người dân bị thu hồi đất có nơi ở mới ổn định, không bị gián đoạn cuộc sống và công việc. Ngoài ra, quy định trên cũng cho thấy Nhà nước đang đặt quyền lợi của người dân lên trước mục đích của Nhà nước và lợi ích của chủ đầu tư khi tiến hành thu hồi đất.
Như vậy, Luật Đất đai 2024 đã có một bước tiến quan trọng, trên tinh thần thúc đẩy, tạo ra sự minh bạch và công bằng trong quá trình thực hiện các dự án, bảo vệ tốt nhất quyền lời của người dân trong quá trình thu hồi đất, gây dựng niềm tin của người dân đối với các chính sách đất đai của Nhà nước.
Thu hồi đất nông nghiệp, nhận về đất ở, nhà ở tái định cư
Theo nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại khoản 2 Điều 91 Luật Đất đai 2024, việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Cũng theo khoản 2 vừa nêu, đối với người có đất thu hồi nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở.
Thống nhất với điều khoản trên, khoản 1 Điều 96 và khoản 6 Điều 111 Luật Đất đai 2024 cũng quy định về việc hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường mà có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở thì được bồi thường bằng giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư.
Như vậy, từ ngày 01/08/2024, khi Luật đất đai 2024 có hiệu lực, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện bồi thường theo quy định thì có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở.
Dễ dàng thu gom đất lúa dù chưa từng làm nông
Theo khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình và cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng hoặc nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Tuy nhiên, quy định này đã được loại bỏ trong Luật Đất đai 2024, mở ra cơ hội mới cho nhiều người dân. Cụ thể, theo khoản 7 Điều 45 Luật Đất đai 2024, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được phép nhận chuyển nhượng hoặc nhận tặng cho đất trồng lúa. Tuy nhiên, nếu vượt quá hạn mức quy định (trên 03 ha đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; trên 02 ha đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác), họ phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Điểm mới này mang lại nhiều lợi ích cho người dân và nền nông nghiệp Việt Nam. Giờ đây, các nhà đầu tư dù chưa từng làm nông vẫn có thể mua đất để đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, sử dụng máy móc và thiết bị hiện đại và thuê mướn nhân công phục vụ cho việc canh tác, trồng trọt. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ ai có tài chính đều có thể tham gia vào lĩnh vực này. Theo đó, việc cho phép cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa sẽ mở ra cơ hội kinh doanh mới, thu hút đầu tư vào nông nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn, tạo thêm việc làm và cải thiện đời sống người lao động. Đồng thời cũng giúp tối ưu hóa việc sử dụng đất nông nghiệp, tránh tình trạng bỏ hoang hoặc sử dụng đất không hiệu quả.
Như vậy, việc cho phép cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa là một bước tiến quan trọng trong chính sách đất đai của Việt Nam. Quy định này thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao và quy mô lớn, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương và kinh tế trong khu vực.
Nhà nước đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số
Luật Đất đai 2024 đã có những quy định nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, chủ trương tại Nghị quyết 18-NQ/TW về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Cụ thể tại Điều 16 Luật Đất đai 2024, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số như bảo đảm đất sinh hoạt cộng đồng; giao đất ở, đất nông nghiệp trong hạn mức hoặc cho thuê đất phi nông nghiệp để sản xuất, kinh doanh đối với người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;... Tại Điều 112 Luật này, Nhà nước tiếp tục khẳng định nguyên tắc phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất phải bảo đảm bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, khoản 2 Điều 180 và điểm đ khoản 1 Điều 181 Luật Đất đai 2024 giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc rà soát, thu hồi diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích,... của tổ chức, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty nông, lâm nghiệp và ưu tiên giao đất, cho thuê đất lại cho cá nhân là người dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất ở địa phương.
Như vậy, chính sách này không chỉ giúp cải thiện điều kiện sống của người dân tộc thiểu số mà còn góp phần gắn kết khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giải quyết hài hòa lợi ích trong xã hội.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mở rộng quyền sử dụng đất
Khoản 3 và khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai 2024 về “Người sử dụng đất” quy định người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận..., bao gồm: cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Như vậy, liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ có 2 nhóm đối tượng được Luật Đất đai 2024 công nhận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đủ điều kiện là “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam”, và “người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài”.
Về cách hiểu đối với nhóm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam”, khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch nêu rõ “người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam”. Như vậy “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam” được hiểu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam.
Theo cách sắp xếp và quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Đất đai 2024 về người sử dụng đất thì “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam” được xếp cùng với nhóm “cá nhân trong nước” và gọi chung là “cá nhân”. Nhóm “cá nhân” này được hưởng các quyền sử dụng đất theo luật định bao gồm quyền nhận chuyển đổi đất đai, quyền chuyển nhượng, nhận tặng cho, quyền thừa kế… Theo đó, có thể hiểu “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam” đều được hưởng mọi quyền sử dụng đất như cá nhân trong nước.
Bên cạnh đó, đối với nhóm “người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài” khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là “người gốc Việt”) là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Theo Luật Đất đai 2024, quyền của người gốc Việt được quy định cụ thể và mở rộng như sau: Theo điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai 2024, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao; Tại điểm h khoản 1 Điều 28 Luật này quy định “Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được mua, thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở theo quy định của pháp luật về dân sự; nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở từ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự”.
Tựu trung lại, những thay đổi này trong Luật Đất đai 2024 mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, không những giúp họ có thêm cơ hội đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để nhiều người có thể hồi hương dưỡng lão hoặc sinh sống lâu dài.
Qua một số điểm mới, chúng ta thấy được Luật Đất đai 2024 mang đến nhiều thay đổi quan trọng nhằm cải thiện quy trình quản lý và sử dụng đất đai tại Việt Nam. Để tận dụng tối đa các cơ hội mà Luật Đất đai 2024 mang lại, người dân cần sớm tiếp cận các quy định mới, chủ động tìm hiểu và áp dụng vào thực tế.
-
Ngày 30/4/1975 đã khắc một dấu son chói lọi vào lịch sử dân tộc Việt Nam - một mốc son thiêng liêng, biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất non sông. mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và kiến thiết đất nước trong độc lập, tự do [1].
-
Đề xuất 2 mức thu phí trên các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có tờ vừa trình gửi Bộ Xây dựng phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư. -
Không bắt buộc làm lại giấy tờ tùy thân khi sáp nhập đơn vị hành chính
Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), việc đổi thẻ Căn cước trong trường hợp có sự thay đổi thông tin do điều chỉnh địa giới hành chính sẽ không mang tính bắt buộc. Người dân hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn việc đổi thẻ nếu thấy cần thiết. -
Thủ tướng: Cần mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân
Thủ tướng nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh. -
Đề xuất 02 phương án hưởng lương hưu từ ngày 01/7
Bộ Nội vụ đề xuất 02 phương án về điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội mới bắt đầu có hiệu lực. -
Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm
Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo. -
Cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm cho người khác?
Vừa qua, tôi có chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác. Vậy, tôi cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm? -
Nhiều khách hàng có thêm cơ hội thay đổi cuộc sống nhờ trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng từ Trà Xanh Không Độ
Chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress” của Trà Xanh Không Độ đã trao hơn 350 ngàn giải thưởng thẻ cào điện thoại trị giá 4,1 tỷ đồng cho các khách hàng trên khắp cả nước. Chương trình cũng đang làm thủ tục để trao 4 giải nhất, mỗi giải trị giá 250 triệu đồng, 11 giải nhì, mỗi giải trị giá 25 triệu đồng cho các khách hàng may mắn nhất dịp đầu năm.
-
Thêm một shipper trúng 250 triệu đồng ngay đầu năm mới nhờ uống Trà Xanh Không Độ
Anh Nguyễn Văn Quang (35 tuổi), làm nghề shipper tại thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk vừa trở thành khách hàng thứ 3 trúng lộc đầu năm mới với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ. -
Đồng Nai: Một tài xế trúng lộc đầu năm trị giá 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ
Anh Trần Anh Tuấn (34 tuổi), một tài xế xe tải tại Biên Hòa, Đồng Nai vừa trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ uống Trà Xanh Không Độ và tham gia chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress”. -
Tổng cục Thuế hướng dẫn cách tích hợp các mã số thuế vào số định danh cá nhân
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh đang sử dụng sẽ có hiệu lực hết ngày 30/6/2025 và được thay bằng số định danh cá nhân từ 01/7/2025. -
Nỗ lực hết mình để hiện thức hóa giấc mơ giao thông xanh - thông minh của thành phố
Là đơn vị được giao tổ chức, quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh và đưa ra các chiến lược phát triển giao thông công cộng trong giai đoạn mới, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội đã nỗ lực hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ của thành phố, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. -
Ngày Tết ngắm vẻ đẹp hoa giấy Thanh Tiên
Xứ Huế có rất nhiều làng nghề truyền thống chuyên sản xuất những sản phẩm thủ công và cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp đặc trưng riêng của mảnh đất Cố đô. Đặc biệt, không thể không nhắc đến làng hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, thành phố Huế). Đến với làng hoa giấy Thanh Tiên, mọi người không chỉ được chiêm ngưỡng nét đẹp của một làng quê bình dị, nên thơ mà còn được khám phá nghề làm hoa giấy tồn tại đã rất lâu đời. -
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, không tiếp cận đơn lẻ, cục bộ mà được hoạch định trên góc nhìn tổng thể, kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. -
Những điểm đến du lịch mang đậm nét đặc trưng kiến trúc Cung đình Huế
Thừa Thiên Huế - vùng đất được mệnh danh là xứ sở của di sản, nơi lưu giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống Việt Nam; là điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ ai muốn khám phá về cội nguồn dân tộc. Đặc biệt, đến Huế du khách sẽ được khám phá những điểm du lịch nổi tiếng mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc Cung đình Huế. -
Phát triển giao thông xanh hướng đến mục tiêu Net Zero
Để đạt được mục tiêu quốc gia về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh, giao thông bền vững là nền tảng thiết yếu. Trong đó, ứng dụng và phát triển công nghệ là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhất hướng tới xây dựng mạng lưới giao thông xanh. -
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Với sứ mệnh "đi trước mở đường", ngành Giao thông vận tải tạo sự kết nối giữa các lĩnh vực kinh tế
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận và đánh giá cao kết quả ấn tượng toàn ngành GTVT đạt được trong năm vừa qua. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, những kết quả đạt được không chỉ của năm 2024 mà còn là kết tinh của sự phát triển sau gần 80 năm qua của ngành GTVT. -
Thủ tướng chỉ đạo một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025
Thủ tướng nêu rõ năm 2025 là năm cuối của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, chúng ta phải rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cả 5 năm để phát huy, làm tốt hơn với những chỉ tiêu đã đạt và vượt; nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu chưa đạt để phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch 5 năm 2021-2025.