
Ứng phó nguy cơ thiếu điện
Sự cố 23 ngày thiếu điện trong năm 2023 được cho là bài học đắt giá, gây ảnh hưởng lớn tới môi trường đầu tư, kinh doanh. Chính vì vậy, Chính phủ và các bộ, ngành đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập, bảo đảm cung ứng điện cho năm 2024.
Cảnh báo cao điểm nắng nóng
Tập đoàn Điện lực Việt Nam dự báo, nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng cao, dự báo bình quân 9%/năm, tương ứng công suất tăng 4.000- 4.500 MW/năm. Trong khi đó, nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành năm 2024 chỉ là 1.950MW và năm 2025 là 3.770MW, tập trung chủ yếu tại khu vực miền Trung và miền Nam.
Công suất dự phòng của hệ thống điện miền Bắc thấp nhưng nhu cầu điện tăng trưởng tới 10%/năm. Do vậy, miền Bắc có khả năng thiếu công suất đỉnh vào cao điểm nắng nóng tháng 6 - 7/2024.
Ông Nguyễn Đức Thiện, Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, hiện nay ở khu vực miền Bắc có rất nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp, khách hàng lớn đăng ký với quy mô lớn kéo theo mức tăng trưởng điện sử dụng của tổng công ty từ 8,7% - 13,7%.
Đại diện tổng công ty đưa ra 2 kịch bản cấp điện năm 2024. Theo đó, với kịch bản kiểm tra và với phương án cao dự báo phụ tải, EVNNPC có thể thiếu từ 1.200 - 2500 MW vào cuối tháng 5 đến tháng 7.

Trong các tháng cuối năm, dự kiến nhu cầu sử dụng điện cũng ở mức cao và nguy cơ thiếu nguồn từ 200 - 400MW. Năm 2024, theo tính toán của EVN, việc cân đối cung - cầu điện được tính toán với dự báo tăng trưởng phụ tải điện cơ sở 8,96%. Trong cả 2 kịch bản lưu lượng nước về bình thường (tần suất nước về 65%) hoặc cực đoan (tần suất nước về 90%), hệ thống điện miền Bắc vẫn phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về công suất đỉnh tại một số thời điểm nắng nóng, đặc biệt có thể xuất hiện tình trạng thiếu công suất (khoảng 420 - 1.770MW) trong một số giờ cao điểm các tháng 6 và 7.
Trước đó, Bộ Bộ Công Thương cũng đưa ra dự báo, năm nay trường hợp lưu lượng nước về các hồ thủy điện bình thường, hệ thống điện quốc gia cơ bản đủ điện. Song, miền Bắc vẫn phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về công suất đỉnh tại một số thời điểm (từ 13 - 16 giờ, 19 - 22 giờ) trong các ngày nắng nóng.
Trường hợp cực đoan, nước về hồ thủy điện thấp, việc cung ứng điện cho miền Bắc khó khăn hơn. Dự báo miền Bắc có thể thiếu 420 -1.770 MW công suất điện trong một số giờ cao điểm các tháng 6 và 7.
EVN vẫn báo lỗ
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, hai năm qua, EVN gặp khó khăn về cân đối tài chính và thách thức lớn nhất năm 2024 vẫn là đảm bảo tài chính, cung ứng điện. Năm nay dự báo sản lượng điện thương phẩm tối đa 269,3 tỷ kWh. EVN lên kế hoạch yêu cầu đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội với GDP tăng 6 - 6,5%.
Lãnh đạo EVN nhìn nhận, cung ứng điện vẫn khó khăn do phụ thuộc diễn biến bất thường thời tiết, mất cân đối cung cầu giữa các miền. Chẳng hạn, miền Bắc không có dự phòng về nguồn nhưng lại là nơi có nhu cầu sử dụng điện tăng 9 - 10% mỗi năm.
Các tập đoàn Nhà nước chỉ quản lý trên 47% nguồn điện, trong đó EVN là 37,5%, còn lại phụ thuộc vào các nguồn điện bên ngoài. Điều này gây khó khăn trong quản lý vận hành hệ thống điện. Cùng đó, việc đầu tư xây dựng các dự án nguồn, lưới điện vẫn khó khăn về thủ tục, vốn, bố trí quỹ đất và bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Về tình hình tài chính, ông Tuấn cho biết sau hai lần được tăng giá bán lẻ điện bình quân vừa qua (thêm 7,5%), vẫn không đủ bù đắp chi phí sản xuất do các thông số đầu vào duy trì ở mức cao. EVN lỗ sản xuất kinh doanh điện năm thứ hai liên tiếp.
Tổng giám đốc EVN kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét cho tập đoàn này loại trừ một số yếu tố khỏi khoản lỗ, để có nguồn trả lương cho người lao động. Ông Tuấn cũng kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, đánh giá lại thị trường điện để điều chỉnh, có thị trường điện minh bạch hơn thời gian tới.
Trước nhiều khó khăn về tài chính, cung ứng điện của EVN, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Bộ Công Thương đang rà soát chính sách, đề xuất sửa Luật Điện lực và dự kiến trình Quốc hội thông qua trong năm nay. Trong đó, các kiến nghị của EVN về cơ chế phát triển năng lượng, thị trường, giá sẽ được ghi nhận trong quá trình sửa luật, các văn bản hướng dẫn để EVN hoạt động thuận lợi hơn. EVN cần chuẩn bị kịch bản, nhất là kế hoạch cung ứng điện mùa khô, để đảm bảo tuyệt đối không thiếu điện như năm 2023, theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Ở góc độ chuyên gia, PGS.TS Bùi Xuân Hồi, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc nhìn nhận, ngành vẫn còn nhiều bất cập từ quy hoạch đến tổ chức quy hoạch ở cả 3 khâu: Sản xuất, truyền tải và phân phối. Trong bối cảnh giá dầu, giá xăng, giá khí đốt đều tăng nhưng giá điện chỉ điều chỉnh tăng 7,5% trong 4 năm qua dẫn tới tình trạng ngành điện hoạt động tương đối khó khăn. Do đó, cần “trả” giá điện về đúng theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Chính phủ.
PGS.TS. Bùi Xuân Hồi cũng đề xuất, để bảo đảm cung ứng điện năm 2024, Chính phủ và
Bộ Công Thương cần có các kịch bản khác nhau để ứng phó với những biến động khó lường về sản xuất, cung ứng điện. Ngoài nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các công trình nguồn, lưới điện trọng điểm, đưa vào vận hành những nguồn điện mới, cần bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành tối ưu các nguồn điện hiện có; dự phòng phương án nhập khẩu điện. Đồng thời, công tác dự báo cũng cần chuẩn xác hơn để khai thác hài hòa nguồn thủy điện và nhiệt điện.
Hướng tới tự chủ, bảo đảm an ninh năng lượng
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, năm 2024, Bộ sẽ chủ động, tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp với tinh thần nỗ lực cao nhất, nhằm bảo đảm cung ứng điện cho năm 2024.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” có ý nghĩa rất to lớn, đặc biệt là đúng thời điểm xây dựng chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn từ 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050, thích ứng với tình hình mới của thế giới.
Với vai trò, trách nhiệm là thành viên Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ quản lý ngành, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 3 quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, gồm Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch điện VIII); Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia và Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia. Việc triển khai thực hiện tốt các quy hoạch này sẽ góp phần bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; đồng thời, thể chế hóa thị trường hiện đại theo hướng nâng cao hiệu quả phân bổ và huy động nguồn lực.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhìn nhận, năm 2023, việc đảm bảo năng lượng trong nước, nhất là năng lượng điện gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Bộ Công Thương đã chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ giải pháp bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định theo chức năng, thẩm quyền được phân công. Từ đầu năm đến hết năm 2023, bên cạnh các cuộc họp với các tập đoàn năng lượng (EVN, TKV, PVN), Bộ Công Thương đã kịp thời ban hành kế hoạch cung ứng điện và biểu đồ cung cấp than, khí cho phát điện hằng năm; đồng thời có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp cấp bách để đảm bảo cung ứng nhiên liệu than, khí cho phát điện và chỉ đạo công tác vận hành cung cấp điện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, về định hướng năm 2024 và các năm tiếp theo, với vai trò là cơ quan quản lý ngành, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tập trung có nhiệm vụ trọng tâm như: Tham mưu, xây dựng trình các cấp có thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan; ban hành các chương trình, kế hoạch theo thẩm quyền và tăng cường chỉ đạo theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong ngành điện, than, dầu khí; chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện sớm đưa vào vận hành các công trình năng lượng điện, dầu khí.., đặc biệt là các công trình trọng điểm quốc gia, bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong mọi tình huống.
-
Ngày 30/4/1975 đã khắc một dấu son chói lọi vào lịch sử dân tộc Việt Nam - một mốc son thiêng liêng, biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất non sông. mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và kiến thiết đất nước trong độc lập, tự do [1].
-
Đề xuất 2 mức thu phí trên các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có tờ vừa trình gửi Bộ Xây dựng phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư. -
Không bắt buộc làm lại giấy tờ tùy thân khi sáp nhập đơn vị hành chính
Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), việc đổi thẻ Căn cước trong trường hợp có sự thay đổi thông tin do điều chỉnh địa giới hành chính sẽ không mang tính bắt buộc. Người dân hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn việc đổi thẻ nếu thấy cần thiết. -
Thủ tướng: Cần mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân
Thủ tướng nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh. -
Đề xuất 02 phương án hưởng lương hưu từ ngày 01/7
Bộ Nội vụ đề xuất 02 phương án về điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội mới bắt đầu có hiệu lực. -
Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm
Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo. -
Cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm cho người khác?
Vừa qua, tôi có chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác. Vậy, tôi cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm? -
Nhiều khách hàng có thêm cơ hội thay đổi cuộc sống nhờ trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng từ Trà Xanh Không Độ
Chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress” của Trà Xanh Không Độ đã trao hơn 350 ngàn giải thưởng thẻ cào điện thoại trị giá 4,1 tỷ đồng cho các khách hàng trên khắp cả nước. Chương trình cũng đang làm thủ tục để trao 4 giải nhất, mỗi giải trị giá 250 triệu đồng, 11 giải nhì, mỗi giải trị giá 25 triệu đồng cho các khách hàng may mắn nhất dịp đầu năm.
-
Thêm một shipper trúng 250 triệu đồng ngay đầu năm mới nhờ uống Trà Xanh Không Độ
Anh Nguyễn Văn Quang (35 tuổi), làm nghề shipper tại thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk vừa trở thành khách hàng thứ 3 trúng lộc đầu năm mới với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ. -
Đồng Nai: Một tài xế trúng lộc đầu năm trị giá 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ
Anh Trần Anh Tuấn (34 tuổi), một tài xế xe tải tại Biên Hòa, Đồng Nai vừa trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ uống Trà Xanh Không Độ và tham gia chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress”. -
Tổng cục Thuế hướng dẫn cách tích hợp các mã số thuế vào số định danh cá nhân
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh đang sử dụng sẽ có hiệu lực hết ngày 30/6/2025 và được thay bằng số định danh cá nhân từ 01/7/2025. -
Nỗ lực hết mình để hiện thức hóa giấc mơ giao thông xanh - thông minh của thành phố
Là đơn vị được giao tổ chức, quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh và đưa ra các chiến lược phát triển giao thông công cộng trong giai đoạn mới, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội đã nỗ lực hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ của thành phố, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. -
Ngày Tết ngắm vẻ đẹp hoa giấy Thanh Tiên
Xứ Huế có rất nhiều làng nghề truyền thống chuyên sản xuất những sản phẩm thủ công và cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp đặc trưng riêng của mảnh đất Cố đô. Đặc biệt, không thể không nhắc đến làng hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, thành phố Huế). Đến với làng hoa giấy Thanh Tiên, mọi người không chỉ được chiêm ngưỡng nét đẹp của một làng quê bình dị, nên thơ mà còn được khám phá nghề làm hoa giấy tồn tại đã rất lâu đời. -
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, không tiếp cận đơn lẻ, cục bộ mà được hoạch định trên góc nhìn tổng thể, kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. -
Những điểm đến du lịch mang đậm nét đặc trưng kiến trúc Cung đình Huế
Thừa Thiên Huế - vùng đất được mệnh danh là xứ sở của di sản, nơi lưu giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống Việt Nam; là điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ ai muốn khám phá về cội nguồn dân tộc. Đặc biệt, đến Huế du khách sẽ được khám phá những điểm du lịch nổi tiếng mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc Cung đình Huế. -
Phát triển giao thông xanh hướng đến mục tiêu Net Zero
Để đạt được mục tiêu quốc gia về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh, giao thông bền vững là nền tảng thiết yếu. Trong đó, ứng dụng và phát triển công nghệ là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhất hướng tới xây dựng mạng lưới giao thông xanh. -
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Với sứ mệnh "đi trước mở đường", ngành Giao thông vận tải tạo sự kết nối giữa các lĩnh vực kinh tế
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận và đánh giá cao kết quả ấn tượng toàn ngành GTVT đạt được trong năm vừa qua. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, những kết quả đạt được không chỉ của năm 2024 mà còn là kết tinh của sự phát triển sau gần 80 năm qua của ngành GTVT. -
Thủ tướng chỉ đạo một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025
Thủ tướng nêu rõ năm 2025 là năm cuối của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, chúng ta phải rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cả 5 năm để phát huy, làm tốt hơn với những chỉ tiêu đã đạt và vượt; nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu chưa đạt để phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch 5 năm 2021-2025.