
Tiết kiệm điện phải là thói quen hằng ngày
Tiết kiệm điện không chỉ là mệnh lệnh mà cũng là yêu cầu nỗ lực, tạo thói quen tốt từ chính mỗi cá nhân để hạn chế lãng phí nguồn điện.
Tắt các thiết bị không cần thiết ngay từ bây giờ chính là góp phần "bật sáng" tương lai cho môi trường, cho nền kinh tế.
Mấy ngày qua, nắng nóng trên diện rộng đã làm cho người dân trên cả nước đối mặt khó khăn. Nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là điện sinh hoạt tại các đô thị tăng mạnh. Để "giải nhiệt" thì không có biện pháp nào đơn giản hơn là sử dụng các thiết bị làm mát chạy bằng điện, nhưng nếu sử dụng một cách lãng phí thì "sức nóng" của vấn đề cung ứng điện lại trở nên nghiêm trọng hơn.
Dự báo, hiện tượng El Nino sẽ làm cho nền nhiệt tăng cao và lượng mưa giảm. Mực nước tại nhiều hồ thủy điện trên cả nước đã ở trong tình trạng thấp hoặc dưới mực nước chết nên dự báo việc cung cấp điện trong mùa hè năm nay có thể gặp nhiều khó khăn.
Nhận diện thực trạng này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bằng nhiều hình thức từ sớm, từ xa về việc bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023, trong đó yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện cũng như lưu ý các giải pháp cụ thể khắc phục các khó khăn về cung ứng điện thời gian qua.
Nhìn xa hơn, từ đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đặc biệt quan tâm vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó có cân đối năng lượng như điện, xăng dầu. Gần như ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các cuộc làm việc với Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dầu khí – những tập đoàn năng lượng lớn của đất nước. Thủ tướng đã quyết liệt chỉ đạo xử lý các khó khăn, vướng mắc để hồi sinh, đưa vào hoạt động dự án nhiệt điện Thái Bình 2 và đang tiếp tục thúc đẩy triển khai chuỗi dự án Khí – Điện lô B Ô Môn…
Mặc dù ngành điện cũng như các bộ, cơ quan có liên quan phải gắng hết sức để không rơi vào cảnh đứt nguồn nhưng đến nay đã xuất hiện những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm cung ứng đủ điện trong thời gian tới, đặc biệt là ở miền Bắc. Trong đó, có nhiều vấn đề đã kéo dài nhiều năm và chưa thể giải quyết ngay trong ngày một, ngày hai, có cả nguyên nhân khách quan như hạn hán nặng nề khiến hầu hết các hồ thủy điện miền Bắc ở mực nước chết…
Trong bối cảnh đó, bên cạnh nhiều giải pháp về nguồn cung điện, truyền tải, phân phối điện, Thủ tướng Chính phủ, ngành điện cùng nhiều ban ngành chức năng đều kêu gọi sử dụng tiết kiệm điện.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20/CT-TTg về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo; yêu cầu cả nước phải phấn đấu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ; lấy tiết kiệm điện làm chỉ tiêu khen thưởng, kỷ luật…
Tiết kiệm điện là việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt khi lãng phí trong sử dụng điện ở nước ta còn ở mức cao. Đây được xem là giải pháp quan trọng hàng đầu, vừa cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh, nhất là trong bối cảnh hồi phục kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19.
Sau mỗi công tơ điện, việc sử dụng điện như thế nào gần như là quyền của khách hàng. Nhưng hơn tất cả, tiết kiệm điện không chỉ là mệnh lệnh mà cũng là yêu cầu nỗ lực, tạo thói quen tốt từ chính mỗi cá nhân để hạn chế lãng phí nguồn điện- rất quý giá nhưng không phải là vô tận, cũng không phải tự nhiên mà có. Bản thân Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng trăn trở khi ngay cả các công sở cũng có thể tiết kiệm điện nhiều hơn nữa, như buổi tối có thể tắt bớt điện ở các hành lang khi không còn người làm việc…
Đến thăm, động viện công nhân ngành điện cách đây 69 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: "Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu".
Chúng ta tiết kiệm điện chính là giữ gìn "mạch máu" cho mỗi gia đình cũng như cả nền kinh tế. Nhiều ý kiến cho rằng yêu cầu tiết kiệm điện không đơn thuần là kêu gọi nâng cao ý thức, mà cần có những chế tài đủ mạnh đi kèm các chính sách giám sát việc thực hành tiết kiệm điện của các hộ kinh doanh, công sở, hộ gia đình. Như ở một số quốc gia, khi thiếu điện, Chính phủ ra quy định buộc người dân, doanh nghiệp, các cơ quan chính quyền phải tiết kiệm điện với các quy định cụ thể như mấy giờ mới bật điều hòa, mấy giờ thì tắt, để nhiệt độ bao nhiêu, thậm chí công chức đi làm không được mặc áo vest để tiết kiệm điện…
Hay như vừa qua, TPHCM có văn bản yêu cầu các sở ngành, quận huyện đẩy mạnh tiết kiệm điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn ổn định trên địa bàn thành phố, trong đó có đề nghị hạn chế mặc áo vest khi làm việc, dự họp. Chỉ đạo này được nhiều người hoan nghênh, đánh giá cao. TPHCM tiết kiệm được 2,4 tỷ đồng mỗi ngày từ tiết kiệm điện là bài học quý.
Mặc trang phục phù hợp để tiết kiệm điện, tắt thiết bị điện khi không dùng, chỉnh điều hòa hợp lý…, mỗi thứ một tý, tích tiểu thành đại, góp gió thành bão, mỗi người tiết kiệm 1W/ngày thì sản lượng tiết kiệm điện của đất nước 100 triệu dân sẽ rất lớn.
Như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần nêu rõ, bài toán về điện cần tính toán tổng thể cả 5 yếu tố: Nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện hiệu quả, hợp lý và giá điện. Trong bối cảnh mùa hè được dự báo nóng bất thường trong năm nay, đẩy mạnh chiến dịch tiết kiệm điện là việc hết sức cần thiết. Sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm, vừa giúp mỗi người có thể "giải nhiệt" từ thời tiết nóng nực, vừa giảm bớt sức nóng của vấn đề cung ứng điện. Tắt các thiết bị không cần thiết ngay từ bây giờ chính là góp phần "bật sáng" tương lai cho môi trường, cho nền kinh tế.
-
Chị Nguyễn Thị Kim Loan (sinh năm 1970, phường Hải Châu, Đà Nẵng) trở thành khách hàng thứ 6 trúng giải Nhì từ chương trình khuyến mãi “Không Độ, hè không stress” với phần thưởng là 1 voucher trị giá 20 triệu đồng.
-
Thêm 2 người trúng thưởng trị giá 20 triệu đồng nhờ uống Trà Xanh Không Độ
Đây là hành trình trúng thưởng của chị Nguyễn Thị Bích Liên (sinh năm 1988, xã An Trường, Vĩnh Long), một trong những khách hàng đầu tiên may mắn trúng giải Nhì là 1 voucher trị giá 20 triệu đồng nhờ giải nhiệt, giảm căng thẳng mỗi ngày với Trà Xanh Không Độ. -
Trúng voucher trị giá 20 triệu đồng nhờ uống Trà Xanh Không Độ
Bên cạnh hàng chục ngàn giải thưởng thẻ cào điện thoại được trao ngay mỗi ngày, chủ nhân các giải thưởng lớn từ chương trình khuyến mãi “Không Độ, hè không stress” đã bắt đầu lộ diện khi những ngày vừa qua liên tiếp xuất hiện những khách hàng trúng giải Nhì là 1 voucher trị giá 20 triệu đồng. -
Bộ Xây dựng trả lời về việc hạ giá vé máy bay
Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND tỉnh Bình Định để trả lời kiến nghị của địa phương này về việc sớm có giải pháp phối hợp để hạ giá thành vé máy bay xuống mức hợp lý và ổn định để giúp nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng. -
Báo in trong thời đại chuyển đổi số
Sự bùng nổ nhanh chóng của các nền tảng số đã thay đổi phương thức, thói quen tiếp nhận thông tin của độc giả, đặt ra không ít thách thức đối với sự phát triển của báo in. Tuy nhiên, trước môi trường truyền thông xã hội ngày càng ồn ào, phức tạp và nhiều tin giả, báo in vẫn giữ một vị trí nhất định nhờ các giá trị cốt lõi bền vững của mình. Vậy làm thế nào để báo in vẫn đứng vững trong bối cảnh chuyển đổi số? Tạp chí Môi trường Giao thông đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Nhà báo Đinh Ngọc Sơn – Nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về vấn đề này. -
Phố cà phê đường tàu: Nên cấm hay quản để phát triển du lịch?
Tọa lạc dọc theo tuyến đường sắt chạy qua địa bàn ba phường Điện Biên, Cửa Nam và Hàng Bông, phố cà phê đường tàu từ lâu đã trở thành điểm đến hút khách. Tuy nhiên, bên cạnh sự hấp dẫn mang tính trải nghiệm độc đáo, phố cà phê đường tàu cũng tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông, đặc biệt là khi các quán cà phê lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt. -
Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non, học sinh: Cần chuẩn hóa bộ nhận diện…!?
Theo quy định mới của Chính phủ, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải được sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe. Đồng thời, mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chuyên dùng chở trẻ em mầm non, học sinh. -
Du lịch đường sắt – Xu hướng mới đang ngày càng hút khách
Theo PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch (Tổng cục Du lịch), thành viên Tổ chuyên gia Tư vấn Quy hoạch Quốc gia, khi du lịch bằng tàu hỏa, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, con người dọc chiều dài đất nước dưới góc nhìn vô cùng mới lạ và đẹp đẽ.
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng các dự án trọng điểm GTVT
Sáng ngày 10/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo. -
Quy định mới về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ ngày 15/6
Ngày 7/5, Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 003/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. -
Thủ tướng: Thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra
Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, với tinh thần kiên trì, kiên định và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra. -
Sửa Luật Đầu tư công: Gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng và thúc đẩy cải cách
Bộ Tài chính mới đây đã trình Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lên Bộ Tư pháp thẩm định, với nhiều nội dung quan trọng nhằm tháo gỡ những vướng mắc nổi cộm, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng – điểm nghẽn đang ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và hiệu quả đầu tư công tại nhiều địa phương. -
Di sản Chiến thắng 30/4/1975: Từ thắng lợi quân sự đến nền tảng khoa học của tư duy giải phóng và phát triển quốc gia
Ngày 30/4/1975 đã khắc một dấu son chói lọi vào lịch sử dân tộc Việt Nam - một mốc son thiêng liêng, biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất non sông. mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và kiến thiết đất nước trong độc lập, tự do [1]. -
Đề xuất 2 mức thu phí trên các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có tờ vừa trình gửi Bộ Xây dựng phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư. -
Không bắt buộc làm lại giấy tờ tùy thân khi sáp nhập đơn vị hành chính
Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), việc đổi thẻ Căn cước trong trường hợp có sự thay đổi thông tin do điều chỉnh địa giới hành chính sẽ không mang tính bắt buộc. Người dân hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn việc đổi thẻ nếu thấy cần thiết. -
Thủ tướng: Cần mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân
Thủ tướng nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh. -
Đề xuất 02 phương án hưởng lương hưu từ ngày 01/7
Bộ Nội vụ đề xuất 02 phương án về điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội mới bắt đầu có hiệu lực. -
Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm
Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo.