
Độc đáo nghề đan mâm của người Hà Nhì giữa nhịp sống hiện đại
Không chỉ đẹp bởi cảnh sắc nên thơ, Y Tý còn mang đậm dấu ấn văn hoá vô cùng độc đáo của người Hà Nhì với nghề đan mâm. Chiếc mâm chính là biểu tượng cho sự viên mãn, sum vầy, dùng trong các nghi lễ cúng tế truyền thống.
Y Tý - một xã vùng cao biên giới cách trung tâm huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 68km về phía Tây Bắc. Nằm ở độ cao 2000m so với mực nước biển nên quanh năm mây mù bao phủ, rất hiếm khi thấy được ánh nắng mặt trời chiếu rọi cả ngày.
Bởi vậy, người ta vẫn ví von nơi đây chính là vùng đất mù sương. Vượt qua những cung đường ngoằn ngoèo, khúc khuỷu dựa vào sườn núi là những thửa ruộng bậc thang, các bản làng thấp thoáng trong mây của vùng cao Y Tý. Tất cả hiện ra với vẻ đẹp hùng vĩ nhưng lại rất đỗi yên bình.
Nghệ nhân Ly Hờ Sy (xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) chia sẻ: “Chiếc mâm là vật dụng truyền thống của người Hà Nhì. Chiếc mâm được sử dụng để bày cơm hàng ngày cũng như bày cỗ cúng tổ tiên. Trước đây, trong làng có rất nhiều người biết đan mâm nhưng giờ chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay thôi”.
Nghệ nhân Ly Hờ Sy thực hiện những công đoạn đầu đan mâm mây
Hình dáng chiếc mâm gần giống với chiếc trống đồng, bề mặt tròn, đường kính khoảng 1m.
Để làm ra những chiếc mâm bền và đẹp, người “nghệ nhân” phải tìm chọn những cây mai, cây trúc già chắc nhất trong rừng. Nếu sử dụng cây non thì khi pha, chẻ, vót nguyên liệu sẽ bị co, héo và không có độ cứng chắc.
Theo anh Sờ Giờ Vù, để lấy được nguyên liệu đạt yêu cầu thì người Hà Nhì phải mất rất nhiều công sức, đi lại rất khó khăn và vất vả. Cũng có lúc không lấy được nguyên liệu thì phải nhập ở nơi khác về do mây mai chưa đủ già.
Hầu hết, các cao niên trong bản cũng chẳng nhớ rõ nghề đan mâm có từ bao giờ. Họ đều được truyền tai nhau rằng, từ khi sinh ra đã thấy người Hà Nhì biết đan lát các vật dụng trong gia đình và truyền lại cho nhau từ đời này nối tiếp đời sau.
Một chiếc mâm của người Hà Nhì phải trải qua rất nhiều công đoạn. Những đôi bàn tay chai sạn vì nương rẫy nhưng đầy tài hoa đã làm nên những chiếc mâm đầy ý nghĩa. Từng chiếc nan được ép vào với nhau tạo thành chiếc khung chân mâm bởi các sợi mây rất dẻo dai.
Kỹ thuật đan của người Hà Nhì cũng vô cùng đa dạng: ô vuông, ngang, dọc, đan bắt chéo…Ở phần viền mâm, trong quá trình đan đôi tay phải thường xuyên thắt thật chặt các nút đan. Nhờ đó, các nan trở nên kín kẽ tạo độ chắc chắn cho sản phẩm.
“Mỗi chiếc mâm sẽ được đan rời các bộ phận. Đầu tiên là dựng khung, đan chân đế và vành mâm, cuối cùng là mặt mâm. Khi các bộ phận đã được đan xong sẽ ghép lại bằng một sợi mây hoàn thiện sản phẩm”, anh Sờ Giờ Vù cho hay.
Nan dùng đan mặt mâm được chẻ từ ống già, dóng thẳng rồi bào cho thật nhẵn. Sau khi có nan, người “nghệ nhân” bắt đầu đan bàn mâm với ba lớp dày, chắc chắn, tiếp đó sẽ dùng dây mây thật dẻo để làm viền mâmNghệ nhân Ly Hờ Sy truyền lại nghề đan mâm, đan lát của người Hà Nhì cho thế hệ sau.
Nan dùng đan mặt mâm được chẻ từ ống già, dóng thẳng rồi bào cho thật nhẵn. Sau khi có nan, người “nghệ nhân” bắt đầu đan bàn mâm với ba lớp dày, chắc chắn, tiếp đó sẽ dùng dây mây thật dẻo để làm viền mâm. Công đoạn này đòi hỏi người đan phải thật khéo léo, nếu không cẩn thận sẽ không thể ghép kín bàn mâm với chân mâm được.
Mâm mây khi đan xong phải gác trên bếp hong khói cho màu, bồ hóng như một lớp sơn khiến chiếc mâm bền đẹp không bị mối mọt rồi mới đưa vào sử dụng. Mỗi một chiếc mâm khi ra lò là một tác phẩm nghệ thuật bởi từng hoạ tiết, hoa văn đẹp mắt được tạo dựng bằng kỹ thuật đan tay vô cùng tinh xảo.
Trong vài năm trở lại đây, ở Y Tý cũng đã xuất hiện nhiều lớp dạy nghề đan lát nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc. Các tiết học thực hành cũng được lồng ghép vào chương trình học hoạt động ở bậc Trung học cơ sở tại Y Tý.
Nhịp sống hiện đại đã đem lại nhiều thuận lợi và văn minh cho đồng bào Hà Nhi ở Y Tý nói riêng và các dân tộc nói chung. Điều này cũng khiến cho văn hoá, phong tục của bà con phai nhạt đi ít nhiều. Bằng niềm tự hào của dân tộc Hà Nhì, những “nghệ nhân” già vẫn cần mẫn, miệt mài truyền lại lửa nghề của tổ tiên, cội nguồn tinh hoa truyền thống nghề đan lát.
Huyện Bát Xát, Lào Cai hiện có 4.661 người Hà Nhì sinh sống, chiếm 99,2% tổng số người Hà Nhì của tỉnh. Riêng địa bàn xã Y Tý có 2.491 người, chiếm gần 51,1% tổng số dân toàn xã và 50% tổng số người Hà Nhì toàn tỉnh. |
-
Bộ Tài chính mới đây đã trình Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lên Bộ Tư pháp thẩm định, với nhiều nội dung quan trọng nhằm tháo gỡ những vướng mắc nổi cộm, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng – điểm nghẽn đang ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và hiệu quả đầu tư công tại nhiều địa phương.
-
Di sản Chiến thắng 30/4/1975: Từ thắng lợi quân sự đến nền tảng khoa học của tư duy giải phóng và phát triển quốc gia
Ngày 30/4/1975 đã khắc một dấu son chói lọi vào lịch sử dân tộc Việt Nam - một mốc son thiêng liêng, biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất non sông. mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và kiến thiết đất nước trong độc lập, tự do [1]. -
Đề xuất 2 mức thu phí trên các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có tờ vừa trình gửi Bộ Xây dựng phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư. -
Không bắt buộc làm lại giấy tờ tùy thân khi sáp nhập đơn vị hành chính
Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), việc đổi thẻ Căn cước trong trường hợp có sự thay đổi thông tin do điều chỉnh địa giới hành chính sẽ không mang tính bắt buộc. Người dân hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn việc đổi thẻ nếu thấy cần thiết. -
Thủ tướng: Cần mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân
Thủ tướng nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh. -
Đề xuất 02 phương án hưởng lương hưu từ ngày 01/7
Bộ Nội vụ đề xuất 02 phương án về điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội mới bắt đầu có hiệu lực. -
Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm
Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo. -
Cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm cho người khác?
Vừa qua, tôi có chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác. Vậy, tôi cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm?
-
Nhiều khách hàng có thêm cơ hội thay đổi cuộc sống nhờ trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng từ Trà Xanh Không Độ
Chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress” của Trà Xanh Không Độ đã trao hơn 350 ngàn giải thưởng thẻ cào điện thoại trị giá 4,1 tỷ đồng cho các khách hàng trên khắp cả nước. Chương trình cũng đang làm thủ tục để trao 4 giải nhất, mỗi giải trị giá 250 triệu đồng, 11 giải nhì, mỗi giải trị giá 25 triệu đồng cho các khách hàng may mắn nhất dịp đầu năm. -
Thêm một shipper trúng 250 triệu đồng ngay đầu năm mới nhờ uống Trà Xanh Không Độ
Anh Nguyễn Văn Quang (35 tuổi), làm nghề shipper tại thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk vừa trở thành khách hàng thứ 3 trúng lộc đầu năm mới với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ. -
Đồng Nai: Một tài xế trúng lộc đầu năm trị giá 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ
Anh Trần Anh Tuấn (34 tuổi), một tài xế xe tải tại Biên Hòa, Đồng Nai vừa trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ uống Trà Xanh Không Độ và tham gia chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress”. -
Tổng cục Thuế hướng dẫn cách tích hợp các mã số thuế vào số định danh cá nhân
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh đang sử dụng sẽ có hiệu lực hết ngày 30/6/2025 và được thay bằng số định danh cá nhân từ 01/7/2025. -
Nỗ lực hết mình để hiện thức hóa giấc mơ giao thông xanh - thông minh của thành phố
Là đơn vị được giao tổ chức, quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh và đưa ra các chiến lược phát triển giao thông công cộng trong giai đoạn mới, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội đã nỗ lực hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ của thành phố, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. -
Ngày Tết ngắm vẻ đẹp hoa giấy Thanh Tiên
Xứ Huế có rất nhiều làng nghề truyền thống chuyên sản xuất những sản phẩm thủ công và cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp đặc trưng riêng của mảnh đất Cố đô. Đặc biệt, không thể không nhắc đến làng hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, thành phố Huế). Đến với làng hoa giấy Thanh Tiên, mọi người không chỉ được chiêm ngưỡng nét đẹp của một làng quê bình dị, nên thơ mà còn được khám phá nghề làm hoa giấy tồn tại đã rất lâu đời. -
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, không tiếp cận đơn lẻ, cục bộ mà được hoạch định trên góc nhìn tổng thể, kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. -
Những điểm đến du lịch mang đậm nét đặc trưng kiến trúc Cung đình Huế
Thừa Thiên Huế - vùng đất được mệnh danh là xứ sở của di sản, nơi lưu giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống Việt Nam; là điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ ai muốn khám phá về cội nguồn dân tộc. Đặc biệt, đến Huế du khách sẽ được khám phá những điểm du lịch nổi tiếng mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc Cung đình Huế. -
Phát triển giao thông xanh hướng đến mục tiêu Net Zero
Để đạt được mục tiêu quốc gia về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh, giao thông bền vững là nền tảng thiết yếu. Trong đó, ứng dụng và phát triển công nghệ là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhất hướng tới xây dựng mạng lưới giao thông xanh. -
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Với sứ mệnh "đi trước mở đường", ngành Giao thông vận tải tạo sự kết nối giữa các lĩnh vực kinh tế
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận và đánh giá cao kết quả ấn tượng toàn ngành GTVT đạt được trong năm vừa qua. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, những kết quả đạt được không chỉ của năm 2024 mà còn là kết tinh của sự phát triển sau gần 80 năm qua của ngành GTVT.
-
Di sản Chiến thắng 30/4/1975: Từ thắng lợi quân sự đến nền tảng khoa học của tư duy giải phóng và phát triển quốc gia
-
Thanh Hóa: Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho lứa tuổi học sinh
-
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tai nạn giao thông vẫn là "điểm nóng" y tế
-
Sửa Luật Đầu tư công: Gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng và thúc đẩy cải cách