
Bản Tày làm du lịch
Những năm gần đây, nhiều bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai đã biết khai thác thế mạnh văn hóa bản địa để phát triển kinh tế bằng dịch vụ, du lịch.


Homestay Bản Liền Pine của gia đình chị Vàng A Thông ở xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai – Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường
Dùng công nghệ để giao tiếp với du khách nước ngoài
Một ngày giữa tháng 4, men theo những con đường hoa trẩu nở trắng muốt uốn lượn bao quanh sườn núi, chúng tôi đến bản làng yên bình của người Tày ở vùng cao Bắc Hà. Đó là xã Bản Liền, nơi nức tiếng trà cổ thụ lam gác bếp, cũng là địa danh đầu tiên của tỉnh Lào Cai có sản phẩm trà hữu cơ xuất ngoại sang trời Âu.
Đang ở vùng thấp bắt đầu có không khí nóng của đầu mùa hạ, chạm chân đến ngõ Bản Liền, chúng tôi như bước vào chiếc điều hòa khổng lồ, tiết trời dịu mát và trong lành.
Bên sườn núi, có mấy chị người Tày đang nhanh tay hái những búp trà Xuân. Thoạt nhìn, cây chè ở đây không mơn mởn như nhiều vùng chè tôi đã từng đến… nhưng hỏi chuyện các chị thì mới biết, đây là vùng chè canh tác hoàn toàn bằng phương pháp hữu cơ, nên nhìn không tươi tốt như những vùng chè sản xuất khác. Vụ Xuân trà ngon, các chị tranh thủ lúc chưa vào vụ cấy, lên nương hái chè về bán cho hợp tác xã, còn một phần để sao làm đồ uống cho gia đình.
Dẫn chúng tôi vào một homestay của bà con người Tày là con đường bê tông nhỏ sạch sẽ, uốn lượn lưng chừng dốc. Chúng tôi đi giữa tiếng gió vi vút thổi, tiếng chim hót và tiếng róc rách của dòng suối dưới chân…
Hiền hậu đón chúng tôi vào nhà, chị Vàng Thị Thông (chủ Bản Liền Pine homestay) mời chúng tôi cùng trải nghiệm làm bánh sắn. Vừa đi lấy sắn và các dụng cụ cho khách trải nghiệm, chị Thông vừa giới thiệu bằng tiếng Anh với một du khách nước ngoài đến trước chúng tôi không lâu, rồi chị dùng smartphone viết bằng tiếng Việt, sau đó dùng phần mềm dịch sang tiếng Nhật và đưa cho du khách của đất nước Mặt trời mọc.


Chị Vàng Thị Thông hướng dẫn du khách Nhật Bản làm bánh sắn truyền thống của người Tày, và bữa cơm người Tày đãi du khách bằng những đặc sản của địa phương (rau cải nương, thịt lợn đen bản địa, thịt ngựa, chả sắn) – Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường
Thấy tôi ngạc nhiên, vì rất ít bà con vùng cao thành thạo công nghệ để có thể sử dụng làm công cụ giao tiếp với khách nước ngoài, chị Vàng Thị Thông chia sẻ: “Tôi đang học tiếng Anh để giao tiếp với khách, nhưng chưa nói được nhiều, vì thế nên tôi dùng phần mềm để hỗ trợ. Hồi trước, điện thoại tôi chỉ biết nghe và gọi thôi, nhưng giờ tôi đã biết vào Facebook để chia sẻ hình ảnh nơi mình đang sống, chia sẻ những thông tin cần thiết cho khách du lịch khi muốn đến Bản Liền quê mình”.
Trong câu chuyện bên bếp lửa chuẩn bị cho mẻ bánh sắn, chị Vàng Thị Thông tâm sự: “Ngày trước, tôi rất ngại giao tiếp. Tôi và nhiều chị em trong bản còn không dám nói chuyện với cán bộ, với người Nhà nước ấy. Nhưng giờ đây tôi đã tự tin hơn. Qua những đoàn khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại gia đình, chúng tôi học hỏi thêm được nhiều điều”.
Lấy văn hóa bản địa đặc sắc làm du lịch cộng đồng
Chúng tôi cùng chị Rio Tsukuda, du khách đến từ Nhật Bản, đã được vào bếp, tự tay nạo sắn, làm bánh và thưởng thức bữa cơm trưa thân tình với gia đình chị Vàng Thị Thông. Sau bữa cơm, chị Thông đưa các loại trà Bản Liền, giới thiệu về cách chế biến từng loại trà theo truyền thống của người Tày ở đây.
Sau đó, chị Thông hướng dẫn chị Rio Tsukuda cách đội khăn và mặc trang phục truyền thống của người Tày, đi hái măng, ra suối bắt cá, lên thác nước và tham gia lễ mừng mùa màng của người Tày ở Bản Liền.
Chị Rio Tsukuda cho biết, kỳ nghỉ ở Bản Liền là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong chuyến du lịch Việt Nam lần này: “Người dân thân thiện, mến khách và bản sắc văn hóa, phong cảnh núi rừng, thiên nhiên tươi đẹp nơi đây đã để lại ấn tượng thật khó phai”.


Người Tày ở Bản Liền biểu diễn dân ca dân tộc Tày phục vụ khách du lịch. Chị Rio Tsukuda, du khách đến từ Nhật Bản (bên phải ảnh) thích thú mặc trang phục Tày và trải nghiệm văn hóa bản địa – Ảnh: VGP/Lê Thanh Cường
Hiện tại, ở Bản Liền mới có một số hộ tham gia làm homestay và đón khách nghỉ dưỡng thường xuyên. Ngoài hộ gia đình chị Vàng Thị Thông, còn có hộ gia đình anh chị Lâm A Nâng – Vàng Thị Cân, hộ gia đình anh Vàng A Bình… cũng đã làm du lịch cộng đồng.
Có thể, điều kiện cơ sở vật chất ở Bản Liền chưa đạt tiêu chuẩn cao cấp như ở nhiều nơi khác, nhưng bản Tày nơi đây đã níu chân khách du lịch bằng chính sự giản dị, thân thiện, mến khách, bằng không gian văn hóa đặc sắc bản địa đang được bảo tồn, phát huy giá trị, phục vụ phát triển du lịch.
Tại homestay của anh Vàng A Bình, cứ dịp cuối tuần lại có khách đến trải nghiệm khâu nón lá cọ, lam trà trong ống nứa để treo gác bếp và thưởng thức các món ẩm thực của người Tày, trải nghiệm bắt cá, đi rừng lấy lá thuốc, trèo lên cây trà shan tuyết cổ thụ hái búp về sao tay, gói bánh chưng đen…
Anh Vàng A Bình tâm sự: “Từ làm du lịch, người Tày ở Bản Liền còn mở mang được rất nhiều mối quan hệ giao thương với mọi người ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Giữ liên lạc với khách, mùa nào thức nấy, bà con người Tày ở Bản Liền lại gói những mặt hàng nông sản sạch do chính gia đình làm ra, vận chuyển về xuôi, cũng có thêm một khoản thu nho nhỏ. Vui hơn là, được khách hàng tin yêu”.


Người Tày ở Bản Liền sơ chế trà hữu cơ và trà shan tuyết xuất khẩu – Ảnh: VGP/Huy Trung
Về nông sản hữu cơ Bản Liền, không chỉ có sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ đã xuất ngoại sang các thị trường khó tính, mà ở nơi này còn có một sản phẩm từ nông nghiệp cũng đã có mặt tại châu Âu, đó là sản phẩm xơ mướp dùng làm bông tắm rất thân thiện với môi trường.
Các sản phẩm nông sản của bà con dân tộc Tày ở Bản Liền đã vươn xa hơn khi tham gia các triển lãm, hội chợ thương mại du lịch trong nước. Du lịch và dịch vụ của người Tày Bản Liền cũng đã tan tỏa tới nhiều người, nhiều nơi qua những câu chuyện, những trải nghiệm thú vị của du khách. Nhưng, điều lớn hơn cả là khát vọng vươn lên của chính đồng bào Tày nơi đây, khi có những điển hình như chị Thông, anh Bình, anh chị Nâng-Cân – những người đã mạnh dạn vượt qua rào cản của một vùng đất gian khó để vươn lên.
Chị Thái Huyền Nga, một trong những người đã từng gắn bó với bà con ở Bản Liền trong một dự án phát triển du lịch cộng đồng tại huyện vùng cao Bắc Hà, do Trung tâm Phát triển kinh tế nông thôn – CRED triển khai thực hiện từ năm 2019-2022 cho biết: “Lần này tôi có dịp quay trở lại Bản Liền trong khuôn khổ hội thảo bàn về phát triển du lịch ở Bắc Hà, thực sự trong lòng rất mừng vui khi thấy được sự đổi thay rõ nét của đồng bào Tày ở Bản Liền. Mọi người đón tôi như người thân đi xa trở về nhà vậy, rất ấm áp, không phải dễ kiếm tìm”.
Cách mà người Tày ở Bản Liền tự thay đổi mình bằng chính ý chí, khát vọng vươn lên ấy, đã khiến cho một nơi cách trung tâm thị trấn Bắc Hà 25 cây số bắt đầu được định danh trên bản đồ du lịch Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung. Bấy nhiêu thôi, cũng đủ để hiểu về những cuộc chinh phục thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng của những con người ở một miền quê yên bình trên “cao nguyên trắng” – Bắc Hà yêu thương.
-
Bộ Tài chính mới đây đã trình Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lên Bộ Tư pháp thẩm định, với nhiều nội dung quan trọng nhằm tháo gỡ những vướng mắc nổi cộm, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng – điểm nghẽn đang ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và hiệu quả đầu tư công tại nhiều địa phương.
-
Di sản Chiến thắng 30/4/1975: Từ thắng lợi quân sự đến nền tảng khoa học của tư duy giải phóng và phát triển quốc gia
Ngày 30/4/1975 đã khắc một dấu son chói lọi vào lịch sử dân tộc Việt Nam - một mốc son thiêng liêng, biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất non sông. mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và kiến thiết đất nước trong độc lập, tự do [1]. -
Đề xuất 2 mức thu phí trên các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có tờ vừa trình gửi Bộ Xây dựng phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư. -
Không bắt buộc làm lại giấy tờ tùy thân khi sáp nhập đơn vị hành chính
Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), việc đổi thẻ Căn cước trong trường hợp có sự thay đổi thông tin do điều chỉnh địa giới hành chính sẽ không mang tính bắt buộc. Người dân hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn việc đổi thẻ nếu thấy cần thiết. -
Thủ tướng: Cần mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân
Thủ tướng nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh. -
Đề xuất 02 phương án hưởng lương hưu từ ngày 01/7
Bộ Nội vụ đề xuất 02 phương án về điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội mới bắt đầu có hiệu lực. -
Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm
Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo. -
Cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm cho người khác?
Vừa qua, tôi có chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác. Vậy, tôi cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm?
-
Nhiều khách hàng có thêm cơ hội thay đổi cuộc sống nhờ trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng từ Trà Xanh Không Độ
Chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress” của Trà Xanh Không Độ đã trao hơn 350 ngàn giải thưởng thẻ cào điện thoại trị giá 4,1 tỷ đồng cho các khách hàng trên khắp cả nước. Chương trình cũng đang làm thủ tục để trao 4 giải nhất, mỗi giải trị giá 250 triệu đồng, 11 giải nhì, mỗi giải trị giá 25 triệu đồng cho các khách hàng may mắn nhất dịp đầu năm. -
Thêm một shipper trúng 250 triệu đồng ngay đầu năm mới nhờ uống Trà Xanh Không Độ
Anh Nguyễn Văn Quang (35 tuổi), làm nghề shipper tại thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk vừa trở thành khách hàng thứ 3 trúng lộc đầu năm mới với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ. -
Đồng Nai: Một tài xế trúng lộc đầu năm trị giá 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ
Anh Trần Anh Tuấn (34 tuổi), một tài xế xe tải tại Biên Hòa, Đồng Nai vừa trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ uống Trà Xanh Không Độ và tham gia chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress”. -
Tổng cục Thuế hướng dẫn cách tích hợp các mã số thuế vào số định danh cá nhân
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh đang sử dụng sẽ có hiệu lực hết ngày 30/6/2025 và được thay bằng số định danh cá nhân từ 01/7/2025. -
Nỗ lực hết mình để hiện thức hóa giấc mơ giao thông xanh - thông minh của thành phố
Là đơn vị được giao tổ chức, quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh và đưa ra các chiến lược phát triển giao thông công cộng trong giai đoạn mới, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội đã nỗ lực hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ của thành phố, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. -
Ngày Tết ngắm vẻ đẹp hoa giấy Thanh Tiên
Xứ Huế có rất nhiều làng nghề truyền thống chuyên sản xuất những sản phẩm thủ công và cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp đặc trưng riêng của mảnh đất Cố đô. Đặc biệt, không thể không nhắc đến làng hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, thành phố Huế). Đến với làng hoa giấy Thanh Tiên, mọi người không chỉ được chiêm ngưỡng nét đẹp của một làng quê bình dị, nên thơ mà còn được khám phá nghề làm hoa giấy tồn tại đã rất lâu đời. -
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, không tiếp cận đơn lẻ, cục bộ mà được hoạch định trên góc nhìn tổng thể, kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. -
Những điểm đến du lịch mang đậm nét đặc trưng kiến trúc Cung đình Huế
Thừa Thiên Huế - vùng đất được mệnh danh là xứ sở của di sản, nơi lưu giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống Việt Nam; là điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ ai muốn khám phá về cội nguồn dân tộc. Đặc biệt, đến Huế du khách sẽ được khám phá những điểm du lịch nổi tiếng mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc Cung đình Huế. -
Phát triển giao thông xanh hướng đến mục tiêu Net Zero
Để đạt được mục tiêu quốc gia về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh, giao thông bền vững là nền tảng thiết yếu. Trong đó, ứng dụng và phát triển công nghệ là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhất hướng tới xây dựng mạng lưới giao thông xanh. -
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Với sứ mệnh "đi trước mở đường", ngành Giao thông vận tải tạo sự kết nối giữa các lĩnh vực kinh tế
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận và đánh giá cao kết quả ấn tượng toàn ngành GTVT đạt được trong năm vừa qua. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, những kết quả đạt được không chỉ của năm 2024 mà còn là kết tinh của sự phát triển sau gần 80 năm qua của ngành GTVT.
-
Di sản Chiến thắng 30/4/1975: Từ thắng lợi quân sự đến nền tảng khoa học của tư duy giải phóng và phát triển quốc gia
-
Thanh Hóa: Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho lứa tuổi học sinh
-
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tai nạn giao thông vẫn là "điểm nóng" y tế
-
Sửa Luật Đầu tư công: Gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng và thúc đẩy cải cách