
Đèo Cả tăng cường nâng cấp hiệu quả ứng dụng hệ thống giao thông ITS
Là đơn vị tiên phong ứng dụng hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transportation System – ITS) trong quản lý vận hành các công trình hạ tầng giao thông trong nước, Tập đoàn Đèo Cả không ngừng nâng cấp hiệu qủa ứng dụng ITS thông qua đào tạo nhân lực, đầu tư trang thiết bị hiện đại, cập nhật và làm chủ công nghệ.
ITS tích hợp hiện đại trên cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo
ITS là hệ thống phục vụ hoạt động quản lý, vận hành các công trình hạ tầng giao thông, được thiết kế nhằm cho phép giám sát, phát hiện và xử lý các sự cố giao thông một cách nhanh chóng, tối ưu hóa hiệu suất khai thác, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả, tiện lợi và thân thiện với môi trường. Nhờ vào hệ thống lưu trữ - phân tích dữ liệu, giám sát và điều khiển liên động các thiết bị, các sự cố giao thông có thể được nhận diện nguy cơ từ sớm, phát hiện và kích hoạt các biện pháp xử lý kịp thời với các kịch bản nhất quán, rút ngắn thời gian xử lý và giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn, mất an toàn giao thông.

ITS bao gồm nhiều hợp phần như hệ thống điện, chiếu sáng,quạt thông gió, hệ thống phòng cháy chữa cháy, camera giám sát và phát hiện sự cố, biển báo giao thông điện tử và đèn tín hiệu, hệ thống loa phóng thanh, radio/bộ đàm, và hệ thống thu phí ETC liên tuyến với đầu vào mở… ITS là một bộ phận của công trình đường cao tốc, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa người tham gia giao thông, phương tiện và kết cấu hạ tầng công trình.
Trong đó, hệ thống camera trên tuyến được trang bị camera giám sát và camera tích hợp hệ thống phát hiện phương tiện (VDS). Các loại camera này dùng công nghệ xử lý ảnh AI chuyên dụng tiên tiến bậc nhất ngoài ra còn được hỗ trợ bởi các thiết bị ngoại vi như hồng ngoại, radar… Các camera PTZ có thể xoay 360 độ, đảm bảo quan sát toàn tuyến không có điểm mù; Camera VDS được tích hợp AI có các chức năng như phân loại phương tiện, nhận diện biển số, phát hiện và cảnh báo sự cố như xe đi quá tốc độ, luồng xe tắc nghẽn, xe dừng, đi sai làn, ngược chiều, vật rơi trên đường…
Hình ảnh phương tiện lưu thông sẽ được thu thập, tổng hợp thông qua camera lắp đặt dọc tuyến và được truyền theo thời gian thực về trung tâm điều hành thông minh, đồng thời tích hợp tính năng sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ quá trình giám sát, theo dõi, vận hành và ra quyết định khi có các tình huống giao thông phát sinh.

Bên trong hầm, ITS được liên kết với hệ thống cơ điện (phòng cháy chữa cháy, quạt jet, chiếu sáng, các sensor quan trắc…) đóng vai trò đặc biệt trong tình huống cần xử lý các sự cố nghiêm trọng như có sự cố cháy nổ.
ITS còn cung cấp thông tin giao thông trực tiếp cho người tham gia giao thông, giúp họ nắm bắt được tình hình giao thông nhanh nhất. Các biển báo giao thông điện tử cung cấp thông tin về tình trạng giao thông, các sự cố, và các điều kiện giao thông khác, giúp người lái xe có thể điều chỉnh hành trình của mình một cách hợp lý.
Ông Nguyễn Viết Huy - Phó Cục trưởng Cục Đường cao tốc Việt Nam khẳng định ứng dụng ITS giúp nâng cao an toàn, hiệu quả quản lý và vận hành các công trình giao thông. “Hệ thống điều hành ITS bao gồm cả phần cứng và phần mềm, trong đó phần mềm kết nối các thiết bị với nhau để xử lý sự cố liên thông và đồng bộ. ITS cho phép xử lý sự cố nhanh hơn nhờ vào khả năng giám sát, phân tích từ xa thông qua camera và màn hình giám sát. Nếu không có hệ thống giao thông thông minh thì phải theo dõi bằng công tác tuần tra, kiểm soát. Khi có sự cố xảy ra, việc phát hiện kịp thời bị hạn chế”, ông Nguyễn Viết Huy nhấn mạnh.
Việc giảm thiểu tắc nghẽn giao thông và cải thiện hiệu quả vận hành hệ thống giao thông cũng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các phương tiện không cần dừng lại tại các trạm thu phí, giúp giảm lượng khí thải và tiết kiệm nhiên liệu. Ngoài ra, ITS giúp đơn vị quản lý vận hành ghi nhận thông tin và khuyến nghị quản lý thiết bị vận hành để bảo trì sửa chữa, hỗ trợ cơ quan chức năng xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông thông qua dữ liệu được hệ thống thu thập và cung cấp.

Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo là công trình dự án đầu tiên trên trục cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1 sở hữu ITS hiện đại, được liên danh nhà đầu tư do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu đầu tư hoàn thành ITS đồng bộ cùng phần tuyến và đưa vào hoạt động đồng bộ ngay khi tuyến cao tốc bắt đầu được vận hành khai thác. ITS tại công trình này được tích hợp cả phần đường và hầm, với các cụm thiết bị ITS vận hành bằng năng lượng tái tạo sử dụng công nghệ pin điện mặt trời và tua bin gió, được giám sát từ xa để xử lý sự cố thiết bị kịp thời qua hệ thống truyền dẫn nội bộ.
Cũng bởi có sự tích hợp đồng bộ ITS trên toàn tuyến, tại cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, dữ liệu hệ thống thu phí ETC tại các trạm thu phí được kết nối đồng bộ về Trung tâm Giám sát thu phí, đảm bảo công tác thu phí đầy đủ và minh bạch hơn.
Theo đại diện liên danh nhà đầu tư, việc triển khai lắp đặt ITS sau khi tuyến đã vận hành đặt ra vấn đề phải điều tiết giao thông, gây nguy hiểm, chi phí cao. Do đó, nhà đầu tư đã chủ động đầu tư đồng bộ hệ thống ITS và ETC cùng với công trình.
“ITS tại cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo khắc phục những hạn chế, nâng cấp tính năng so với các thế hệ ITS trước đây, đem lại hiệu quả vượt trội trong quản lý và điều hành giao thông. Các công nghệ tiên giúp nâng cao hơn nữa khả năng quản lý và vận hành hệ thống giao thông”, đại diện liên danh nhà đầu tư cho biết thêm.

Để tăng năng lực vận hành ITS
Tập đoàn Đèo Cả đã là đơn vị có kinh nghiệm đầu tư, tổng thầu thi công trực tiếp và quản lý vận hành hệ thống ITS trong gần 10 năm, kể từ khi Trung tâm vận hành hầm Đèo Cả được đầu tư xây dựng để “đón đầu” vận hành hầm Đèo Cả, Cổ Mã. Với việc đầu tư đồng bộ hệ thống ITS-ME ngay từ ban đầu hơn 1 thập kỷ trước, hiện Tập đoàn Đèo Cả đang lưu trữ và quản lý đồng bộ một hệ thống dữ liệu các hầm Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân, cao tốc Trung Lương Mỹ - Thuận và mới đây nhất là cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo thông qua thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu giao thông tại các trung tâm dữ liệu ITS-ME. Như vậy, Đèo Cả là đơn vị có năng lực đặc biệt về ITS khi đã triển khai lắp đặt cho toàn bộ các hầm đường bộ có trang bị ITS.
Trước đó, hơn 100 nhân sự được tham gia đào tạo, huấn luyện, học tập kinh nghiệm quản lý, vận hành và cứu nạn, cứu hộ từ các nước Phần Lan, Nhật Bản trước khi đầu quân cho công tác quản lý các công trình này. Đến cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo mới đưa vào hoạt động từ cuối tháng 4/2024 vừa qua, doanh nghiệp này đã củng cố được một lực lượng nhân sự có trình độ chuyên môn tốt và dày dạn kinh nghiệm vận hành ITS trên thực tế.

Ông Dương Châu Sâm - Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực Công nghệ của Tập đoàn Đèo Cả nhấn mạnh: “Là đơn vị tiên phong trong công nghệ ITS, Đèo Cả có đầy đủ các thế mạnh về nguồn nhân lực, kinh nghiệm thi công và Quản lý vận hành, cũng như môi trường thực tế trong triển khai các dự án ITS. . Ở Đèo Cả có bộ phận chuyên môn là Ban Công nghệ với các nhân sự đã được đào tạo có tính kế thừa, gắn bó lâu dài gồm các kỹ sư, chuyên gia có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện bài bản cáchoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, thiết kế, làm chủ công nghệ và thi công trực tiếp. Qua đó đảm bảo triển khaithành công các dự án ITS vốn phức tạp trong lắp đặt và vận hành, đòi hỏi sự kết hợp nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau”.
Bên cạnh việc mạnh dạn đầu tư trang thiết bị chuyên dụng hiện đại, chú trọng chuyển giao công nghệ - kỹ thuật, tối ưu các giải pháp và cập nhật công nghệ tiên tiến để triển khai lắp đặt và vận hành ITS tại các dự án do Đèo Cả đầu tư, Tập đoàn này không ngừng học hỏi và tự chủ triển khai các gói thầu công nghệ ở nhiều công trình lớn. Môi trường “thực chiến” tại các dự án quy mô lớn là “thao trường” để đào tạo tập huấn liên tục, nâng cao trình độ, kinh nghiệm cho nhân lực. Các thế hệ nhân sự đã có nhiều năm kinh nghiệm quản lý, vận hành công trình và bảo trì, bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị đang trực tiếp tham gia đúc kết và truyền kinh nghiệm thực tế cho các thế hệ kế tiếp.
Tập đoàn Đèo Cả đã phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT), hợp tác với các đơn vị đào tạo để đào tạo vận hành các công trình hầm đường bộ, đường cao tốc… cho không chỉ người lao động trong hệ thống mà còn cho các đối tác, cho ngành giao thông.

Ông Nguyễn Viết Huy cho biết, ITS mới chỉ được tiên phong triển khai để quản lý, vận hành ở một số dự án PPP. Các tuyến đường đầu tư công vẫn đang trong quá trình thiết kế để chuẩn bị triển khai.
Thực tế hiện nay, đa phần các công trình hầm đường bộ khác trên cao tốc Bắc - Nam chỉ đầu tư hệ thống cơ điện mà chưa có hệ thống ITS. Đầu tháng 5 vừa qua, Ban Quản lý dự án 7 đã đến cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, làm việc với Tập đoàn Đèo Cả để tham quan thực tế, trao đổi kinh nghiệm triển khai và quản lý vận hành ITS.
Việc triển khai ITS tại các dự án hạ tầng giao thông, mà mới đây nhất là tại cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo, không chỉ là một bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống giao thông của Việt Nam. Đó còn là hình mẫu cho các dự án tương lai. Với các ưu điểm vượt trội giúp khai thác công trình hiệu quả, đảm bảo an toàn giao thông, minh bạch và hiệu quả trong thu phí, đặt ra chuẩn mực mới cho việc triển khai ITS trên cả nước. Điều này cũng đòi hỏi các đơn vị quản lý vận hành các công trình giao thông phải có sự chuẩn bị sẵn sàng về công nghệ và nguồn lực để đáp ứng hiệu quả vận hành các công trình giao thông trong thời gian tới.
-
Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính rườm rà, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
-
Hà Nội dự kiến khởi công cầu Tứ Liên vào dịp 19/5
UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành triển khai các thủ tục, đảm bảo đủ điều kiện khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vào dịp 19/5/2025. -
Tăng cường kiểm tra, khắc phục hư hỏng trên các tuyến đường cao tốc
Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kịp thời phát hiện các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng công trình để yêu cầu nhà thầu sửa chữa, khắc phục theo đúng các quy định của hợp đồng. -
Khánh thành 2 tuyến đường gần 2.600 tỷ đồng nối cao tốc Bắc - Nam
Đường Vạn Thiện - Bến En và đường nối quốc lộ 1 với 45 dài hơn 26 km, tổng đầu tư gần 2.600 tỷ đồng, được thông xe sáng nay sau hơn 1 năm thi công. -
Hạ Long đầu tư trên 20 tỷ cải tạo mương nước thành bãi đỗ xe
Thành phố Hạ Long đầu tư trên 20 tỷ đồng để cải tạo hàng loạt tuyến mương nước thành bãi đỗ xe, công viên nhằm tạo cảnh quan khu vực, phát triển hạ tầng kỹ thuật và cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng đời sống cho cộng đồng người dân. -
Toàn cảnh nút giao “trăm tỷ” lớn nhất Quảng Ninh, rộng gấp 5 sân vận động Mỹ Đình
Nút giao Đầm Nhà Mạc là nút giao lớn nhất tỉnh Quảng Ninh với diện tích 83 ha cùng tổng mức đầu tư hơn 760 tỷ đồng. Tuy nhiên, do 80% diện tích dự án nằm trên hệ rừng ngập mặn, đầm nước nên việc thi công gặp không ít khó khăn. -
Quyết tâm hoàn thành dự án Sân bay Long Thành trong năm 2025
Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án sân bay lớn nhất của nước ta từ trước đến nay, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Với tinh thần "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm", thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng lúc, kịp thời là những yếu tố thành công, Thủ tướng yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026. -
Hà Nội: Công ty Đại Nghĩa thi công sai thiết kế, huyện Mỹ Đức có đang tìm cách né tránh?
Hiện nay, để các tuyến đường giao thông nội đồng có tuổi thọ được lâu và chất lượng thì nhiều địa phương đã lựa chọn thiết kế kè đá hộc ở hai bên đường. Do vậy, việc thi công kè đá hộc không đúng thiết kế sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại, đặc biệt có thể làm đường giao thông bị sụt lún ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.
-
Đường sắt đô thị phải giải quyết yêu cầu về giao thông tại Hà Nội, TP.HCM
Liên quan đến Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM đến năm 2035, Thủ tướng Chính phủ lưu ý xây dựng đề án phải đảm bảo mục tiêu giải quyết yêu cầu thực tế về giao thông vận tải tại Hà Nội, TP.HCM; Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới. -
Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm dự án thành phần 4 của sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, việc chậm triển khai dự án thành phần 4, trong khi các dự án thành phần khác đang đạt và vượt tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch khai thác sân bay Long Thành, nguy cơ gây lãng phí rất lớn. -
Diện mạo cây cầu hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương
Công trình cầu Nguyễn Hoàng với kinh phí xây dựng hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương (thành phố Huế) đang dần hoàn thiện tạo nên một diện mạo mới cho tỉnh Thừa Thiên Huế trên con đường trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. -
Thừa Thiên Huế: Cầu treo Bình Thành xuống cấp “hết tuổi” sử dụng gây mất an toàn giao thông
Cầu Bình Thành là cây cầu treo mắc võng bằng cáp, đến nay hệ thống cáp treo đã xuống cấp, đặc biệt cây cầu đã “hết tuổi” sử dụng gần 10 năm, gây nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT), nhất là mỗi khi có xe trọng tải lớn đi qua. -
Ngắm nhìn cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam trị giá 12.000 tỷ
Cầu Đình Vũ – Lạch Huyện của TP Hải Phòng được mệnh danh là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài trên 5 km đưa vùng đảo Cát Hải trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, cảng biển mới của thành phố. -
Chấp thuận đưa đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội vào vận hành
Đoạn tuyến trên cao Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội chính thức được Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng chấp thuận đưa vào vận hành thương mại. -
TP.HCM sắp khánh thành 4 cầu, hầm chui mới
Cầu Nam Lý, Cây Khô, và hai hầm chui cửa ngõ Tân Sơn Nhất, Nam Sài Gòn sắp hoàn thành sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển và cải thiện cảnh quan đô thị thành phố. -
Đề xuất mức phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
Bộ GTVT đề xuất mức thu phí đối với đường cao tốc do Nhà nước đầu tư có 04 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục từ 1.300 đồng/km đến 5.200 đồng/km tùy từng nhóm xe. -
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cần bổ sung gần 1.000 tỷ đồng
Bộ Giao thông Vận tải vừa có tờ trình về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1; trong đó, bổ sung khoảng 998,91 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. -
Khai thác tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao trước ngày 28/7
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị hoàn thiện các thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu công trình trước ngày 26/7, bảo đảm đưa tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao vào khai thác thương mại trước ngày 28/7/2024.