
Thủ tướng yêu cầu thực hiện hiệu quả các giải pháp cung ứng điện, xăng
Ngày 5/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành liên quan tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian tới.
Tại công điện nêu rõ, để bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, yếu tố nền tảng và là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo từ sớm, từ xa, yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan liên quan, các địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân (tại các văn bản: các Công điện số 1085/CĐ-TTg, số 160/CĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ; Công văn số 745/TTg-CN của Thủ tướng Chính phủ; các Công văn số 4286/VPCP-CN, số 2240/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ).
Tuy nhiên, việc cung ứng điện, xăng dầu trong thời gian qua có lúc, có nơi còn bất cập, khó khăn; trong đó xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ ở miền Bắc vào cuối mùa khô năm 2023 và thiếu hụt xăng dầu tại một số địa bàn vào cuối năm 2022.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp; Chủ tịch, Tổng Giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân.

Về bảo đảm cung ứng điện, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện kế hoạch bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng các tháng cuối năm 2023 và năm 2024, tuyệt đối không để thiếu điện. Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu và cơ chế mua bán điện trực tiếp; khẩn trương hoàn thiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới. 3 nhiệm vụ này cần báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/9.
Đồng thời, Bộ Công Thương cần chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư thuộc dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch, Quảng Bình đến Phố Nối, Hưng Yên theo đúng quy định để có thể khởi công xây dựng các dự án thành phần sớm nhất có thể; phấn đấu khởi công vào tháng 9 này; trong quá trình thực hiện tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.
Với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu chỉ đạo, đôn đốc, giám sát Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) triển khai nhanh nhất các dự án đầu tư xây dựng công trình điện được giao góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bảo đảm an ninh năng lượng, trong đó tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các dự án đầu tư quan trọng, cấp bách; chỉ đạo EVN, TKV, PVN tăng cường công tác phối hợp, tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng mua bán điện, cung cấp than, cung cấp khí, tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia dân tộc, của Nhân dân, khắc phục triệt để tình trạng cắt khúc, lợi ích cục bộ giữa các đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc.
Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu cần chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại văn bản số 355 về việc chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia về Bộ Công Thương.
Bên cạnh đó, các Tập đoàn: EVN, PVN, TKV thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề liên quan vận hành hệ thống điện quốc gia, trong đó chú trọng tổ chức thực hiện tốt công tác chuẩn bị sản xuất, dự báo phụ tải điện, dự báo thủy văn đối với các hồ thủy điện; bảo đảm nhiên liệu than, khí, dầu cho phát điện; khắc phục nhanh nhất các sự cố nguồn và lưới điện…; tập trung đầu tư phát triển các dự án nguồn điện và lưới điện được giao, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm, cấp bách.
Về bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ và các cơ quan liên quan chủ động, quyết liệt trong công tác điều hành, cân đối cung cầu thị trường xăng dầu theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao; bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống.
Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, PVN và cơ quan, đơn vị liên quan xác định sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước để có cơ sở cân đối nguồn xăng dầu nhập khẩu trong thời gian tới, nhằm bảo đảm duy trì liên tục, tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu thế giới và tình hình sản xuất, kinh doanh xăng dầu trong nước để điều hành giá, sử dụng Quỹ Bình ổn giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định; quan trọng hơn, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; bảo đảm ổn định, lành mạnh của thị trường xăng dầu trong nước, không để xảy ra vi phạm.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; chỉ đạo PVN, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo điều hành của cấp có thẩm quyền về cung ứng xăng dầu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Sự bùng nổ nhanh chóng của các nền tảng số đã thay đổi phương thức, thói quen tiếp nhận thông tin của độc giả, đặt ra không ít thách thức đối với sự phát triển của báo in. Tuy nhiên, trước môi trường truyền thông xã hội ngày càng ồn ào, phức tạp và nhiều tin giả, báo in vẫn giữ một vị trí nhất định nhờ các giá trị cốt lõi bền vững của mình. Vậy làm thế nào để báo in vẫn đứng vững trong bối cảnh chuyển đổi số? Tạp chí Môi trường Giao thông đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Nhà báo Đinh Ngọc Sơn – Nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về vấn đề này.
-
Phố cà phê đường tàu: Nên cấm hay quản để phát triển du lịch?
Tọa lạc dọc theo tuyến đường sắt chạy qua địa bàn ba phường Điện Biên, Cửa Nam và Hàng Bông, phố cà phê đường tàu từ lâu đã trở thành điểm đến hút khách. Tuy nhiên, bên cạnh sự hấp dẫn mang tính trải nghiệm độc đáo, phố cà phê đường tàu cũng tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông, đặc biệt là khi các quán cà phê lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt. -
Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non, học sinh: Cần chuẩn hóa bộ nhận diện…!?
Theo quy định mới của Chính phủ, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải được sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe. Đồng thời, mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chuyên dùng chở trẻ em mầm non, học sinh. -
Du lịch đường sắt – Xu hướng mới đang ngày càng hút khách
Theo PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch (Tổng cục Du lịch), thành viên Tổ chuyên gia Tư vấn Quy hoạch Quốc gia, khi du lịch bằng tàu hỏa, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, con người dọc chiều dài đất nước dưới góc nhìn vô cùng mới lạ và đẹp đẽ. -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng các dự án trọng điểm GTVT
Sáng ngày 10/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo. -
Quy định mới về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ ngày 15/6
Ngày 7/5, Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 003/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. -
Thủ tướng: Thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra
Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, với tinh thần kiên trì, kiên định và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra. -
Sửa Luật Đầu tư công: Gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng và thúc đẩy cải cách
Bộ Tài chính mới đây đã trình Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lên Bộ Tư pháp thẩm định, với nhiều nội dung quan trọng nhằm tháo gỡ những vướng mắc nổi cộm, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng – điểm nghẽn đang ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và hiệu quả đầu tư công tại nhiều địa phương.
-
Di sản Chiến thắng 30/4/1975: Từ thắng lợi quân sự đến nền tảng khoa học của tư duy giải phóng và phát triển quốc gia
Ngày 30/4/1975 đã khắc một dấu son chói lọi vào lịch sử dân tộc Việt Nam - một mốc son thiêng liêng, biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất non sông. mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và kiến thiết đất nước trong độc lập, tự do [1]. -
Đề xuất 2 mức thu phí trên các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có tờ vừa trình gửi Bộ Xây dựng phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư. -
Không bắt buộc làm lại giấy tờ tùy thân khi sáp nhập đơn vị hành chính
Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), việc đổi thẻ Căn cước trong trường hợp có sự thay đổi thông tin do điều chỉnh địa giới hành chính sẽ không mang tính bắt buộc. Người dân hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn việc đổi thẻ nếu thấy cần thiết. -
Thủ tướng: Cần mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân
Thủ tướng nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh. -
Đề xuất 02 phương án hưởng lương hưu từ ngày 01/7
Bộ Nội vụ đề xuất 02 phương án về điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội mới bắt đầu có hiệu lực. -
Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm
Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo. -
Cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm cho người khác?
Vừa qua, tôi có chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác. Vậy, tôi cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm? -
Nhiều khách hàng có thêm cơ hội thay đổi cuộc sống nhờ trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng từ Trà Xanh Không Độ
Chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress” của Trà Xanh Không Độ đã trao hơn 350 ngàn giải thưởng thẻ cào điện thoại trị giá 4,1 tỷ đồng cho các khách hàng trên khắp cả nước. Chương trình cũng đang làm thủ tục để trao 4 giải nhất, mỗi giải trị giá 250 triệu đồng, 11 giải nhì, mỗi giải trị giá 25 triệu đồng cho các khách hàng may mắn nhất dịp đầu năm. -
Thêm một shipper trúng 250 triệu đồng ngay đầu năm mới nhờ uống Trà Xanh Không Độ
Anh Nguyễn Văn Quang (35 tuổi), làm nghề shipper tại thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk vừa trở thành khách hàng thứ 3 trúng lộc đầu năm mới với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ. -
Đồng Nai: Một tài xế trúng lộc đầu năm trị giá 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ
Anh Trần Anh Tuấn (34 tuổi), một tài xế xe tải tại Biên Hòa, Đồng Nai vừa trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ uống Trà Xanh Không Độ và tham gia chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress”.