
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước
Ngày 4/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 01/CT-TTg về tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước.
Tại chỉ thị nêu rõ: Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát chặt chẽ của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước được đẩy mạnh và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kết luận của các cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước và qua tổng hợp báo cáo, quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm cho thấy vẫn còn những tồn tại, hạn chế, lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công,… ảnh hưởng đến kỷ cương, kỷ luật hành chính và hiệu quả sử dụng nguồn lực ngân sách nhà nước.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đáp ứng yêu cầu quản lý, tiết kiệm chi, thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi chung là bộ, cơ quan trung ương), Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là địa phương) tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp.

Về xây dựng, hoàn thiện thể chế, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung thực hiện rà soát, đánh giá, tổng kết và khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan theo quy định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 và Đề án "Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan" để tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 và các luật, văn bản pháp luật có liên quan, khắc phục tình trạng chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về chi ngân sách nhà nước, cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, quản lý sử dụng tài sản công theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ.
Thủ tướng giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tiếp tục rà soát, hoàn thiện, ban hành định mức, đơn giá phù hợp; chỉ đạo quản lý đầu tư công chặt chẽ, tiết kiệm chi ngay từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.
Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục rà soát trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ các quy định, hướng dẫn triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ.
Thực hiện nghiêm các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên; đẩy mạnh cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới cơ chế phân bổ chi thường xuyên, bảo đảm chi cho con người, an sinh xã hội, y tế, môi trường, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ... theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, giảm tỷ trọng chi thường xuyên; tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, chi trả nợ trong tổng chi ngân sách nhà nước và giảm bội chi ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; bảo đảm giai đoạn 2021 - 2026, tỷ trọng chi thường xuyên bình quân khoảng 62 - 63% tổng chi ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng dưới 60%.
Tổng hợp, lập, trình cấp có thẩm quyền quyết định dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm, phương án xử lý bù giảm thu cho các địa phương (nếu có) theo khả năng cân đối của ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản pháp luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, hướng tới cân đối ngân sách nhà nước hằng năm và trong trung hạn.
Điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước chủ động, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai,… dành nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thực hiện các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII.
Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao, bảo đảm phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách và cấp dưới theo đúng thời hạn và quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh dự toán chi theo quy định; chủ động cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết; giảm các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác trong và ngoài nước, nhất là nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; năm 2024 cắt giảm, tiết kiệm 5% ngay từ đầu năm dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao để tăng cho đầu tư cho hạ tầng chiến lược, y tế, giáo dục, biến đổi khí hậu và an sinh xã hội; đồng thời thông báo cho các cơ quan, đơn vị biết để chủ động tiết kiệm trong cân đối thu chi...
Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện công khai việc sử dụng ngân sách nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, bảo đảm chi ngân sách nhà nước theo dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi và quy định pháp luật.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý nghiêm theo quy định đối với các sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách đã được cơ quan kiểm toán, thanh tra phát hiện, kiến nghị.
-
Ngày 30/4/1975 đã khắc một dấu son chói lọi vào lịch sử dân tộc Việt Nam - một mốc son thiêng liêng, biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất non sông. mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và kiến thiết đất nước trong độc lập, tự do [1].
-
Đề xuất 2 mức thu phí trên các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có tờ vừa trình gửi Bộ Xây dựng phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư. -
Không bắt buộc làm lại giấy tờ tùy thân khi sáp nhập đơn vị hành chính
Theo đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), việc đổi thẻ Căn cước trong trường hợp có sự thay đổi thông tin do điều chỉnh địa giới hành chính sẽ không mang tính bắt buộc. Người dân hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn việc đổi thẻ nếu thấy cần thiết. -
Thủ tướng: Cần mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân
Thủ tướng nêu rõ, cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân"; có cơ chế giao kinh tế tư nhân tham gia phát triển, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, an ninh. -
Đề xuất 02 phương án hưởng lương hưu từ ngày 01/7
Bộ Nội vụ đề xuất 02 phương án về điều kiện hưởng lương hưu từ ngày 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội mới bắt đầu có hiệu lực. -
Ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm
Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo. -
Cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm cho người khác?
Vừa qua, tôi có chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác. Vậy, tôi cần làm gì để lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm? -
Nhiều khách hàng có thêm cơ hội thay đổi cuộc sống nhờ trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng từ Trà Xanh Không Độ
Chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress” của Trà Xanh Không Độ đã trao hơn 350 ngàn giải thưởng thẻ cào điện thoại trị giá 4,1 tỷ đồng cho các khách hàng trên khắp cả nước. Chương trình cũng đang làm thủ tục để trao 4 giải nhất, mỗi giải trị giá 250 triệu đồng, 11 giải nhì, mỗi giải trị giá 25 triệu đồng cho các khách hàng may mắn nhất dịp đầu năm.
-
Thêm một shipper trúng 250 triệu đồng ngay đầu năm mới nhờ uống Trà Xanh Không Độ
Anh Nguyễn Văn Quang (35 tuổi), làm nghề shipper tại thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk vừa trở thành khách hàng thứ 3 trúng lộc đầu năm mới với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ. -
Đồng Nai: Một tài xế trúng lộc đầu năm trị giá 250 triệu đồng nhờ giảm stress với Trà Xanh Không Độ
Anh Trần Anh Tuấn (34 tuổi), một tài xế xe tải tại Biên Hòa, Đồng Nai vừa trúng lộc đầu năm với số tiền lên đến 250 triệu đồng nhờ uống Trà Xanh Không Độ và tham gia chương trình khuyến mãi “Không Độ Tết không stress”. -
Tổng cục Thuế hướng dẫn cách tích hợp các mã số thuế vào số định danh cá nhân
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh đang sử dụng sẽ có hiệu lực hết ngày 30/6/2025 và được thay bằng số định danh cá nhân từ 01/7/2025. -
Nỗ lực hết mình để hiện thức hóa giấc mơ giao thông xanh - thông minh của thành phố
Là đơn vị được giao tổ chức, quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh và đưa ra các chiến lược phát triển giao thông công cộng trong giai đoạn mới, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP. Hà Nội đã nỗ lực hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ của thành phố, đảm bảo an toàn giao thông, giảm thời gian và chi phí đi lại, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. -
Ngày Tết ngắm vẻ đẹp hoa giấy Thanh Tiên
Xứ Huế có rất nhiều làng nghề truyền thống chuyên sản xuất những sản phẩm thủ công và cũng là biểu tượng cho vẻ đẹp đặc trưng riêng của mảnh đất Cố đô. Đặc biệt, không thể không nhắc đến làng hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, thành phố Huế). Đến với làng hoa giấy Thanh Tiên, mọi người không chỉ được chiêm ngưỡng nét đẹp của một làng quê bình dị, nên thơ mà còn được khám phá nghề làm hoa giấy tồn tại đã rất lâu đời. -
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, không tiếp cận đơn lẻ, cục bộ mà được hoạch định trên góc nhìn tổng thể, kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. -
Những điểm đến du lịch mang đậm nét đặc trưng kiến trúc Cung đình Huế
Thừa Thiên Huế - vùng đất được mệnh danh là xứ sở của di sản, nơi lưu giữ và bảo tồn văn hóa truyền thống Việt Nam; là điểm đến không thể bỏ qua đối với bất cứ ai muốn khám phá về cội nguồn dân tộc. Đặc biệt, đến Huế du khách sẽ được khám phá những điểm du lịch nổi tiếng mang đậm nét đặc trưng của kiến trúc Cung đình Huế. -
Phát triển giao thông xanh hướng đến mục tiêu Net Zero
Để đạt được mục tiêu quốc gia về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh, giao thông bền vững là nền tảng thiết yếu. Trong đó, ứng dụng và phát triển công nghệ là một trong những nhóm giải pháp quan trọng nhất hướng tới xây dựng mạng lưới giao thông xanh. -
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Với sứ mệnh "đi trước mở đường", ngành Giao thông vận tải tạo sự kết nối giữa các lĩnh vực kinh tế
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận và đánh giá cao kết quả ấn tượng toàn ngành GTVT đạt được trong năm vừa qua. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, những kết quả đạt được không chỉ của năm 2024 mà còn là kết tinh của sự phát triển sau gần 80 năm qua của ngành GTVT. -
Thủ tướng chỉ đạo một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025
Thủ tướng nêu rõ năm 2025 là năm cuối của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, chúng ta phải rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cả 5 năm để phát huy, làm tốt hơn với những chỉ tiêu đã đạt và vượt; nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu chưa đạt để phấn đấu đạt mức cao nhất kế hoạch 5 năm 2021-2025.