
Xử lý 'xe dù, bến cóc': Quy định đã rõ nhưng TPHCM vẫn lúng túng?
Trong khi các địa phương khác đã mạnh tay dẹp "xe dù, bến cóc" dựa vào những quy định của Nghị định 10/2020/NĐ-CP và các quy định đã có thì TPHCM vẫn loay hoay trước vấn nạn này. Liệu có phải do thiếu quy định hay còn nguyên nhân nào khác, nhạy cảm, khó nói về những điều ai cũng biết?
Lực lượng chức năng TPHCM xử phạt "xe dù" ở Quốc lộ 13 - Ảnh: VGP/Vũ Phong
Càng về cuối năm, khi nhu cầu đi lại tăng cao thì vấn nạn "xe dù, bến cóc" tại một đô thị lớn như TPHCM lại tiếp tục "nóng".
Trong khi nhiều địa phương đã mạnh tay dẹp 'xe dù, bến cóc' bằng nhiều giải pháp, trong đó có việc cấm xe giường nằm vào nội đô, như thành phố du lịch Nha Trang năm 2020 đã cấm mọi phương tiện ô tô khách trên 29 chỗ, kể cả xe du lịch vào trung tâm, thì tại TPHCM, đề án cấm xe giường nằm vào nội đô của Sở GTVT Thành phố vẫn đang ở dạng "đề xuất".
Việc tưởng chừng đơn giản nhưng Thành phố cứ loay hoay với những lập luận khó hiểu, tuy nhiên, về mặt logic thì mọi người đều thấy có "uẩn khúc" phía sau.
Khó xử lý 'xe dù, bến cóc' do không được chia sẻ dữ liệu?
Ngày 9/12 mới đây, UBND TPHCM đã có Công văn số 4771, do Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường ký, gửi Bộ GTVT nêu ra những vướng mắc về việc khó xác định chủ thể vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đường bộ dẫn đến việc khó khăn trong xử lý sai phạm.
Cụ thể, theo UBND Thành phố, không xác định được chủ thể vi phạm vì không thể truy xuất từ thiết bị giám sát hành trình GPS. Từ ngày 1/1/2022, dữ liệu GPS và hợp đồng vận chuyển đều được các đơn vị kinh doanh vận tải chuyển qua phần mềm của Bộ GTVT do Cục Đường bộ Việt Nam quản lý. Phần mềm này đến nay lại chưa được nâng cấp nên Sở GTVT TP chưa thể truy xuất.
Thực tế, từ năm 2008, Luật Giao thông đường bộ đã quy định rõ tại điểm b Khoản 1 Điều 67 rằng các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bắt buộc phải gắn thiết bị giám sát hành trình (GPS) của xe theo quy định. Nghị định 86/2014/NĐ-CP và Nghị định 10/2020/NĐ-CP thay thế càng quy định rõ hơn ở Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 yêu cầu bắt buộc về việc xe vận tải phải lắp GPS.
GPS gắn trên các chuyến xe của đơn vị kinh doanh vận tải sẽ truyền trực tiếp về Sở GTVT địa phương, nơi đơn vị kinh doanh vận tải đăng ký. Thiết bị này giúp Sở GTVT biết chính xác đến từng số nhà khi chiếc xe đi tới, với tốc độ vận hành bao nhiêu km/h, thông tin dừng tại đâu, trong thời gian bao lâu, biển số xe…
Cùng với đó, mỗi một chuyến xe hợp đồng/du lịch xuất phát, hợp đồng vận tải bao gồm giá trị bao nhiêu tiền, danh sách hành khách, điểm đón, điểm đến… phải được gửi về Sở GTVT nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Đây là 2 căn cứ để sau mỗi tháng, Sở GTVT địa phương dễ dàng thống kê, căn cứ, phát hiện xử phạt hành chính hoặc tước phù hiệu doanh nghiệp vận tải đó. Dữ liệu này cho phép Sở GTVT địa phương phát hiện được hành trình xe hợp đồng có tỉ lệ lặp đi lặp lại chiếm bao nhiêu%, tốc độ lái xe có vi phạm quá 5 lần/1.000 km hay không…
Trong năm 2022, tại nhiều địa phương, việc thanh tra, kiểm tra, trích xuất dữ liệu GPS trong quản lý điều hành cũng đang được áp dụng để xử lý hiệu quả thực trạng 'xe dù, bến cóc".
Theo đó, chỉ từ 5-8/2022, Sở GTVT TP. Hà Nội đã phát hiện và thu hồi phù hiệu 1.547 phương tiện kinh doanh vận tải sai phạm với nhiều lý do khác nhau. Con số này cho thấy nỗ lực và quyết tâm của Sở GTVT Hà Nội trước vấn nạn 'xe dù, bến cóc', lập lại trật tự an toàn giao thông.
Trong khi đó, theo Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ-đường sắt, Công an TPHCM, sau một tuần triển khai cao điểm tổng kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với ô tô kinh doanh vận tải hành khách (từ ngày 1-7/12/2022), lực lượng CSGT TPHCM đã phát hiện và xử lý 537 trường hợp ô tô khách vi phạm; ra quyết định xử phạt với số tiền 510 triệu đồng; tạm giữ một phương tiện; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn 72 trường hợp.
Trong đó, có 336 trường hợp ô tô khách vi phạm về dừng xe, đỗ xe; 42 trường hợp để hàng hóa trong khoang hành khách; 40 trường hợp vi phạm điều khiển xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng sử dụng hợp đồng bằng văn bản giấy không có hoặc không mang theo danh sách hành khách theo quy định; 25 trường hợp vi phạm đón, trả hành khách tại nơi cấm dừng, cấm đỗ, đón trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón, trả khách; 14 trường hợp không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định; 8 trường hợp vi phạm điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng gom khách, bán vé, thu tiền hoặc thực hiện việc xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe…
Người viết đặt câu hỏi, liệu những con số này có phản ánh đúng vấn nạn "xe dù, bến cóc" hoành hành trên địa bàn và việc xử phạt của TPHCM liệu đã đủ tính răn đe?
Quy định đã rõ nhưng TPHCM vẫn không mạnh tay để xử lý triệt để, khiến nạn "xe dù, bên cóc" chưa bao giờ hết "nóng" trên địa bàn - Ảnh: VGP
Thắc mắc đi ngược thực tế
Cũng theo Công văn này, mặc dù Nghị định 10/2020/NĐ-CP đã nêu, chỉ cần xác định mỗi xe ô tô thực hiện quá 30% trên tổng số chuyến có điểm đầu trùng lặp và điểm cuối trùng lặp trên một tháng là có căn cứ để xử phạt, tuy nhiên, muốn xác định tỉ lệ này vẫn phải thông qua GPS và hợp đồng vận chuyển.
Ngoài ra, trong Công văn, UBND Thành phố cũng nêu khó xác định chủ thể vi phạm là đơn vị thực hiện hành vi vi phạm hay từng ô tô khách vi phạm.
Tuy nhiên, những "thắc mắc" trên được cho là đi ngược lại với thực tế, vì hiện nay nhiều địa phương đã áp dụng các quy định trong xử phạt những doanh nghiệp sai phạm trong kinh doanh vận tải.
Theo đó, tại khoản 3 Điều 7 và khoản 3 của Điều 8 Nghị định 10/2020/NĐ-CP đã ghi rất rõ "xe hợp đồng/du lịch không được đón, trả khách thường xuyên, lặp đi lặp lại hằng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh". Điều này đồng nghĩa với việc Nghị định nêu rõ áp dụng cho đơn vị kinh doanh vận tải.
Tại khoản 3 Điều 7 và điểm d khoản 3 Điều 8 Nghị định 10/2020/NĐ-CP cùng Điều 43 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT cũng đã hướng dẫn xác định điểm đầu trùng lặp, điểm cuối trùng lặp của xe ô tô.
Với căn cứ này, cùng quá trình thanh tra kiểm tra, tháng 10 vừa qua, Sở GTVT Đắk Lắk đã đề nghị tước phù hiệu nhà xe Thế Vĩnh vì đã có hành vi vi phạm đón trả khách thường xuyên và lặp lại một hành trình. Trước đó, Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk cũng đã ra văn bản gửi Sở GTVT TPHCM, Bình Dương, Cần Thơ, Tây Ninh, Tiền Giang đề nghị phối hợp triển khai để xử lý triệt để thực trạng nhà xe Thế Vĩnh chạy xe nhiều tuyến theo hành trình lặp đi lặp lại nhưng núp bóng dưới dạng xe hợp đồng nhưng không vào bến.
Ngoài ra, UBND Thành phố cũng nêu ý kiến về việc chưa có khái niệm hay quy định thế nào là điểm đón, trả trái phép (xe dù, bến cóc) nên khó xác định chủ thể hành vi phạm là cá nhân/đơn vị tổ chức thuê địa điểm kinh doanh hay cá nhân/tổ chức người sở hữu đất sai phạm để xử lý. Khi đọc đến đây, nhiều người "bật ngửa" vì sao người ký văn bản này là Phó Chủ tịch UBND Thành phố Bùi Xuân Cường còn chưa hiểu thế nào là điểm đón trả khách trái phép?
Trên thực tế đã có rất nhiều văn bản quy định về ngành kinh doanh vận tải có điều kiện. Cụ thể, tại Nghị định 10 của Chính phủ đã nêu: Bến xe khách là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách.
Năm 2015, Bộ GTVT cũng đã có Thông tư số 73/2015/TT-BGTVT quy định về các hạng mục công trình tương ứng với từng loại bến xe khách. Các công trình này chỉ được phép khai thác khi Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp phép, còn nếu không cấp phép thì là bến "lậu", bến "cóc".
Tại Khoản 7 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã quy định phạt từ 7 triệu-20 triệu đồng đối với đơn vị kinh doanh vận tải có hành vi vi phạm như "Thành lập điểm giao dịch đón, trả khách trái phép (bến dù, bến cóc), nghĩa là chủ thể nào đứng ra thành lập và vi phạm thì xử lý chủ thể đó.
Năm 2016, chính Thanh tra Sở GTVT Thành phố sau khi kiểm tra, thanh tra và căn cứ các quy định pháp luật đã xác định và ra quyết định xử phạt nhà xe Thành Bưởi vì lập bến "lậu" trong nội đô tại địa chỉ 419 Lê Hồng Phong, Quận 10, đồng thời yêu cầu nhà xe này tháo dỡ một số công trình trái phép.
Điểm c Khoản 5 Điều 70 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định thẩm quyền đối với hành vi xử phạt 'bến lậu' là chức năng của thanh tra Sở GTVT - đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông đường bộ.
Vậy có phải ngành giao thông gặp khó khi không xác định được chủ thể vi phạm hay còn một lý do nào khác? Và liệu có cần thêm văn bản quy phạm pháp luật nào khác để xác định thế nào là điểm đón trả trái phép (bến dù, bến cóc) nữa thì mới xử phạt được hay không?
Vấn nạn sẽ còn "dai dẳng"
Như Báo điện tử Chính phủ đã phản ánh, tình trạng "xe dù, bến cóc", xe trá hình ở TPHCM chưa bao giờ hết "nóng", thách thức lực lượng chức năng. Các xe giường nằm chạy tuyến cố định nhưng dán biển hiệu xe hợp đồng không chỉ đón trả khách tại văn phòng của nhà xe ở các quận trung tâm mà địa điểm tạo thành các "bến cóc" đã trở nên đa dạng hơn, phổ biến hơn: Trước các khu du lịch, dưới chân cầu bộ hành, trước trạm xe buýt, các trạm xăng, bãi xe, bãi đất trống… Nhiều nhà xe ngang nhiên dừng hẳn 20-30 phút để chờ đón khách.
Điều đáng nói là dù xe ra vào tấp nập giữa ban ngày nhưng không ghi nhận sự có mặt của lực lượng chức năng, thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông, gây nên tình trạng lộn xộn hơn trên nhiều tuyến đường.
Việc các xe khách, xe giường nằm khổ lớn vào nội đô ngang nhiên đón trả khách tiềm ẩn nguy cơ về mất an ninh trật tự, an toàn giao thông. Chỗ nào có bến cóc, chỗ đó có bảo kê, có mất an ninh trật tự. Vấn nạn xe giường nằm khổ lớn vô tư ra vào nội đô để đón trả khách đang là câu chuyện nhức nhối nhưng không có chế tài gì hiệu quả. "Bến cóc, xe dù", xe đón trả khách hoạt động rầm rộ, người dân biết, báo chí liên tục phản ánh thì không có lý do gì mà cơ quan chức năng không biết và không xử lý được. Nếu quy định pháp luật được thực thi nghiêm thì không thể có chỗ cho "xe dù, bến cóc" hoạt động.
Sở GTVT TPHCM hồi tháng 11 đã trình UBND Thành phố phương án cấm xe khách giường nằm đi vào nội đô từ ngày 15/12. Tuy nhiên, đến thời điểm này, UBND Thành phố vẫn chưa có ý kiến gì đối với đề xuất này.
Việc xử lý thiếu quyết liệt, không loại trừ có lợi ích nhóm của cơ quan chức năng sẽ khiến cho các xe giường nằm khổ lớn vô tư ra vào nội đô đón, trả khách và vấn nạn "xe dù, bến cóc" sẽ còn dai dẳng. Thành phố tiếp tục thất thu ngân sách, tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông tiếp tục bị đe dọa và thị trường vận tải hành khách tiếp tục méo mó.
Các địa phương khác làm được, không có lý do gì TPHCM không làm được và cũng không thể vin vào lý do "tạo thuận lợi cho người dân" để che đậy những sự tùy tiện vì lợi ích của một nhóm người, gây phiền toái cho cả thành phố, nhất là thời điểm cuối năm.
-
Thực trạng tình hình tai nạn giao thông vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, đặc biệt là tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh. Theo đó, việc nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng, mà là ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân và học sinh khi tham gia giao thông.
-
Ngắm dự án cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung trước ngày hợp long
Sau 3 năm thi công, dự án tuyến đường bộ ven biển và cầu vượt cửa biển Thuận An (phường Thuận An, quận Thuận Hoá, Thành phố Huế) đang được nhà thầu gấp rút thi công các hạng mục còn lại, dự kiến hợp long vào ngày 30/4 và hoàn thành đưa vào sử dụng đúng dịp lễ Quốc Khánh. -
Lưu ý về giao thông, hướng đi đối với các loại phương tiện trong ngày 14-15/4 tại Hà Nội
Công an thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch phân luồng giao thông trong các ngày 14 - 15/4, khi diễn ra hoạt động của các đoàn khách quốc tế sang thăm và làm việc tại Việt Nam. -
Phó Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phía Nam
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ về cơ chế đặc thù cho các mỏ vật liệu cung cấp cho các dự án, trình Chính phủ trước ngày 15/4. -
Có hết thời hiệu với hành vi không nộp phạt vi phạm giao thông
Theo quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm. Vậy cá nhân vi phạm giao thông sau 01 năm cố tình trốn không nộp phạt thì có được coi là hết thời hiệu xử phạt không? -
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào? -
Hà Nội: Triển khai thêm 30 điểm cấp, đổi giấy phép lái xe
Công an TP Hà Nội sẽ triển khai thêm 30 địa điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX trên địa bàn. Để hướng dẫn người dân làm thủ tục nộp hồ sơ cấp đổi GPLX trực tuyến, đồng thời tiếp nhận hồ sơ trực tiếp, công tác chuẩn bị đang được diễn ra khẩn trương. -
Người có giấy phép lái xe B1 có thể làm nghề lái xe từ 2025 không?
Tôi có giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được cấp ngày 20/7/2023. Vậy, nếu tôi muốn hành nghề lái xe dịch vụ Grab, taxi thì có sử dụng giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được không, hay phải học bổ sung điều kiện khác?
-
Làm gì khi chủ xe thật bị phạt nguội oan vì xe biển giả?
Thời gian qua, nhiều chủ xe ô tô, xe máy bất ngờ vì nhận được giấy phạt nguội ở tỉnh khác, trong khi xe của họ vẫn ở nhà. Như vậy, người dân cần phải làm gì trong trường hợp này và liên hệ cơ quan nào để được giải quyết? -
Thủ tục đăng ký xe lần đầu trực tuyến toàn trình với xe sản xuất lắp ráp trong nước
Đây là một trong những thủ tục được Bộ Công an hướng dẫn tại Quyết định số 1383/QĐ-BCA ngày 28/02/2025 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng; cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an. -
Sẽ tích hợp giấy phép lái xe khi người dân cấp đổi
Bộ Công an sẽ giao các đơn vị chức năng cấp giấy hẹn để người dân tham gia giao thông khi chưa in được giấy phép lái xe, đồng thời tích hợp giấy phép điện tử cho người dân trên các ứng dụng VNeID. -
Công bố hình thức mẫu giấy phép lái xe mới
Sau khi nhận bàn giao, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BCA ngày 28/02/2025 quy định về sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế. Trong đó, có quy định biểu mẫu hình ảnh. -
13 bước cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến
Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) hướng dẫn 13 bước cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến, khuyến cáo người dân cảnh giác, tránh bị người tự xưng là Công an gọi điện lừa. -
Mức phạt chủ xe lắp loa trên ô tô sử dụng gây mất trật tự khi tham gia giao thông
Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8-12 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô. -
Mức phạt với hành vi điều khiển xe máy đi ngược chiều
Ngày 26/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Trong đó, có nâng mức phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi ngược chiều so với quy định cũ. -
Hà Nội đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến giao thông dịp Tết và lễ hội đầu Xuân 2025
Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đang bước vào thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu Xuân 2025. Kế hoạch được thực hiện toàn diện trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa trên địa bàn Hà Nội. -
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia giao thông cần chú ý đến 12 loại lỗi vi phạm có thể dẫn đến việc bị tịch thu xe máy. -
Nỗ lực đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho người dân đón Tết
Thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) dịp Tết và lễ hội Xuân 2025, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tuần tra khép kín, kiểm soát chặt các hành vi vi phạm trên các tuyến giao thông.