
Hà Đông, Hà Nội: Tràn lan vi phạm trật tự đô thị cần được xử lý
Sau thời gian ngắn đi vào nề nếp, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tại quận Hà Đông lại thường xuyên tái diễn như chưa hề có sự ra quân của các lực lượng chức năng.
Pháp luật đã quy định rõ, vỉa hè là dành cho người đi bộ và cho phép sử dụng một phần vỉa hè, lòng đường vào hoạt động phi giao thông sau khi đã dành riêng vị trí cho người đi bộ.
Quy định là vậy, thế nhưng tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh buôn bán, nơi rửa xe… thậm chí ngang nhiên “biến” hè phố làm nơi ăn nhậu, lòng đường thành nơi đỗ phương tiện ô tô, xe máy trên địa bàn quận Hà Đông vẫn thường xuyên xảy ra, gây mất mỹ quan đô thị và làm nhức nhối dư luận suốt thời gian qua.
Trong khi toàn thành phố đang gấp rút, nỗ lực thực hiện quyết liệt theo văn bản chỉ đạo về văn minh đô thị, kiên quyết xử lý các vi phạm trật tự đô thị thì theo phản ánh của người dân trên địa bàn các phường như Nguyễn Trãi, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Dương Nội… vẫn xảy ra tình trạng lòng đường, vỉa hè thường xuyên bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán… làm ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông của các phương tiện lưu thông và người đi bộ.

Ghi nhận tại các tuyến phố như Lê Hồng Phong, Bà Triệu, Lê Lợi, Trưng Trắc, Tô Hiệu… (thuộc phường Nguyễn Trãi), tình trạng vỉa hè bị chiếm dụng vẫn diễn ra tràn lan. Vỉa hè trên các tuyến phố này có diện tích nhỏ nhưng chủ các các hàng quán vẫn ngang nhiên trưng ô bạt, bàn ghế bừa bãi, để ô tô, xe máy chiếm dụng lòng đường.
Con phố Tản Đà mặc dù chỉ dài hơn 100m nhưng tại đây thường xuyên có cả trăm tiểu thương tụ tập về đây, với đủ loại mặt hàng như thịt, cá, rau, củ quả được bày bán đã biến con phố thành một chợ cóc. Việc biến toàn bộ vỉa hè, lòng đường tại đây thành nơi họp chợ không những gây ô nhiễm môi trường do nước thải, rác thải mà còn gây ách tắc giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua đây.

Tại phường Hà Cầu, không khó để bắt gặp hình ảnh hàng loạt cửa hàng kinh doanh, nhà hàng ăn uống, quán bia, các quán cà phê lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, gây cản trở cho việc di chuyển của người dân… bất chấp quy định của pháp luật.
Trong đó, phố Lê Lai từ lâu được mệnh danh là thiên đường ăn uống của giới trẻ quận Hà Đông, dọc tuyến là chuỗi cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, các phương tiện vào sử dụng dịch vụ được chủ quán “hướng dẫn” để toàn bộ xe dưới lòng đường khiến con phố nhỏ vào buổi tối luôn trong tình trạng ùn tắc.
Tuyến phố Hà Trì cũng trong tình trạng tương tự khi nhiều hàng quán ngang nhiên kê bàn ghế kín vỉa hè, giăng ô dù, biển hiệu ra sát lề đường để kinh doanh quán bia, nước giải khát.

Điều đáng nói, ngoài tình trạng vỉa hè bị chiếm dụng với mục đích kinh doanh, thì nhiều nơi lòng đường còn bị “biến tướng” để trở thành điểm dừng, đỗ các phương tiện ô tô, xe máy tràn lan như khu vực trước sân bóng cầu Đơ, cổng chợ Hà Đông.
Tại phường Dương Nội, khu vực vỉa hè trước chợ La Cả từ lâu bị biến thành một chợ cóc có quy mô rất lớn. Dài chưa đến 200m đường vỉa hè nhưng tại đây đã có tới cả trăm tiểu thương buôn bán với đủ các mặt hàng như hoa quả, rau củ, bán và giết mổ gia cầm. Do chợ cóc họp trên vỉa hè nên người mua dừng xe ngay bên đường, khiến giao thông lộn xộn.

Chợ cóc tự phát tại đây lấn chiếm vỉa hè không chỉ gây mất an toàn giao thông, mà còn ảnh hưởng đến môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.... Nước xả thải đều thải trực tiếp xuống hệ thống thoát nước bề mặt chung của khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Cùng với đó là các loại rác thải, nước thải phát sinh từ chợ cóc được thải ngay ra đường, vỉa hè, trời nắng nóng bốc mùi rất khó chịu.
Tình trạng chợ cóc, hàng quán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường cũng xảy ra tại khu vực chợ La Khê – Bông Đỏ, khu đô thị An Hưng thuộc phường La Khê; khu vực vỉa hè trước chợ Mậu Lương, đường Phúc La thuộc phường Kiến Hưng…

Tại đây, các phương tiện, hàng quán bủa vây và ngang nhiên dừng đỗ, buôn bán ngay dưới lòng đường gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến việc di chuyển qua lại của người tham gia giao thông. Một số nơi dù đã có biển cấm đậu xe, tụ tập buôn bán nhưng nhiều người vẫn tự ý bày bán hàng hóa tràn lan và dừng đỗ xe trên vỉa hè và cả dưới lòng đường.
Trước tình trạng này, thiết nghĩ các cơ quan chức năng quận Hà Đông và phường sở tại cần thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của thành phố về đảm bảo trật tự văn minh đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm để giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đang gây cản trở giao thông của người dân như hiện nay.
-
Thực trạng tình hình tai nạn giao thông vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, đặc biệt là tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh. Theo đó, việc nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng, mà là ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân và học sinh khi tham gia giao thông.
-
Ngắm dự án cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung trước ngày hợp long
Sau 3 năm thi công, dự án tuyến đường bộ ven biển và cầu vượt cửa biển Thuận An (phường Thuận An, quận Thuận Hoá, Thành phố Huế) đang được nhà thầu gấp rút thi công các hạng mục còn lại, dự kiến hợp long vào ngày 30/4 và hoàn thành đưa vào sử dụng đúng dịp lễ Quốc Khánh. -
Lưu ý về giao thông, hướng đi đối với các loại phương tiện trong ngày 14-15/4 tại Hà Nội
Công an thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch phân luồng giao thông trong các ngày 14 - 15/4, khi diễn ra hoạt động của các đoàn khách quốc tế sang thăm và làm việc tại Việt Nam. -
Phó Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phía Nam
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ về cơ chế đặc thù cho các mỏ vật liệu cung cấp cho các dự án, trình Chính phủ trước ngày 15/4. -
Có hết thời hiệu với hành vi không nộp phạt vi phạm giao thông
Theo quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm. Vậy cá nhân vi phạm giao thông sau 01 năm cố tình trốn không nộp phạt thì có được coi là hết thời hiệu xử phạt không? -
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào? -
Hà Nội: Triển khai thêm 30 điểm cấp, đổi giấy phép lái xe
Công an TP Hà Nội sẽ triển khai thêm 30 địa điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX trên địa bàn. Để hướng dẫn người dân làm thủ tục nộp hồ sơ cấp đổi GPLX trực tuyến, đồng thời tiếp nhận hồ sơ trực tiếp, công tác chuẩn bị đang được diễn ra khẩn trương. -
Người có giấy phép lái xe B1 có thể làm nghề lái xe từ 2025 không?
Tôi có giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được cấp ngày 20/7/2023. Vậy, nếu tôi muốn hành nghề lái xe dịch vụ Grab, taxi thì có sử dụng giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được không, hay phải học bổ sung điều kiện khác?
-
Làm gì khi chủ xe thật bị phạt nguội oan vì xe biển giả?
Thời gian qua, nhiều chủ xe ô tô, xe máy bất ngờ vì nhận được giấy phạt nguội ở tỉnh khác, trong khi xe của họ vẫn ở nhà. Như vậy, người dân cần phải làm gì trong trường hợp này và liên hệ cơ quan nào để được giải quyết? -
Thủ tục đăng ký xe lần đầu trực tuyến toàn trình với xe sản xuất lắp ráp trong nước
Đây là một trong những thủ tục được Bộ Công an hướng dẫn tại Quyết định số 1383/QĐ-BCA ngày 28/02/2025 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng; cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an. -
Sẽ tích hợp giấy phép lái xe khi người dân cấp đổi
Bộ Công an sẽ giao các đơn vị chức năng cấp giấy hẹn để người dân tham gia giao thông khi chưa in được giấy phép lái xe, đồng thời tích hợp giấy phép điện tử cho người dân trên các ứng dụng VNeID. -
Công bố hình thức mẫu giấy phép lái xe mới
Sau khi nhận bàn giao, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BCA ngày 28/02/2025 quy định về sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế. Trong đó, có quy định biểu mẫu hình ảnh. -
13 bước cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến
Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) hướng dẫn 13 bước cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến, khuyến cáo người dân cảnh giác, tránh bị người tự xưng là Công an gọi điện lừa. -
Mức phạt chủ xe lắp loa trên ô tô sử dụng gây mất trật tự khi tham gia giao thông
Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8-12 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô. -
Mức phạt với hành vi điều khiển xe máy đi ngược chiều
Ngày 26/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Trong đó, có nâng mức phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi ngược chiều so với quy định cũ. -
Hà Nội đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến giao thông dịp Tết và lễ hội đầu Xuân 2025
Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đang bước vào thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu Xuân 2025. Kế hoạch được thực hiện toàn diện trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa trên địa bàn Hà Nội. -
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia giao thông cần chú ý đến 12 loại lỗi vi phạm có thể dẫn đến việc bị tịch thu xe máy. -
Nỗ lực đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho người dân đón Tết
Thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) dịp Tết và lễ hội Xuân 2025, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tuần tra khép kín, kiểm soát chặt các hành vi vi phạm trên các tuyến giao thông.