
CSGT Thừa Thiên Huế tăng cường đảm bảo trật tự ATGT cho lứa tuổi học sinh
Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức ra quân tăng cường cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong lứa tuổi học sinh trên địa bàn.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh và chỉ đạo của Bộ Công an, từ 1/10 đến hết 31/10/2024, lực lượng CSGT Thừa Thiên Huế triển khai cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trên toàn địa bàn tỉnh. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm được thực hiện triệt để và duy trì thường xuyên, liên tục, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của phụ huynh và các em học sinh, bảo đảm giữ nghiêm kỷ cương của pháp luật và kéo giảm các vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với các em học sinh.

Ra quân tăng cường kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm ATGT đối với lứa tuổi học sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo đó, lực lượng CSGT toàn tỉnh tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về TTATGT đối với lứa tuổi học sinh THCS, THPT; phụ huynh học sinh, người giám hộ, người giao phương tiện cho các em học sinh khi chưa đủ điều kiện điều khiển; các chủ phương tiện và phụ huynh chở các em học sinh vi phạm các quy định về vận tải đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt.
Cụ thể, tập trung xử lý các hành vi vi phạm như điều khiển xe không có giấy phép lái xe; không đội mũ bảo hiểm; chở quá số người quy định; không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông; chạy dàn hàng ngang; đi ngược chiều; bấm còi, rú ga; điều khiển xe chạy một bánh trên xe hai bánh; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; lạng lách, đánh võng; tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép…

Lực lượng CSGT tỉnh Thừa Thiên Huế xử lý các trường hợp học sinh vi phạm Luật giao thông đường bộ.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (thành Phố Huế) cho biết, hằng năm nhà trường phối hợp với CSGT thành phố Huế tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho các em học sinh. Nhà trường cũng nghiêm cấm các em sử dụng xe máy có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên đến trường. Tuy nhiên, tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông vẫn thường xuyên diễn ra. Nhiều trường hợp học sinh vi phạm trốn tránh bằng cách gửi xe bên ngoài hoặc cất giấu ở các con hẻm trước khi vào trường.

Cơ quan chức năng làm việc với các chủ bãi giữ xe yêu cầu nghiêm cấm trông giữ xe máy có dung tích xi lanh trên 50 cm3 cho các em học sinh.
“Để giảm thiểu tình trạng vi phạm luật giao thông ở lứa tuổi học sinh, ngoài việc tuyên tuyền Luật Giao thông đường bộ đến học sinh các trường học, lực lượng CSGT cần đẩy mạnh ra quân xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm. Đồng thời, đề nghị phụ huynh, chủ các bãi giữ xe tuyệt đối không giao xe, trông giữ xe máy có dung tích xi lanh trên 50 cm3 cho các em học sinh, nhằm đảm bảo an toàn và tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra”, ông Dũng chia sẻ.
Để xây dựng ý thức tham gia giao thông và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, lực lượng CSGT thường xuyên kết hợp tuyên truyền học sinh, phụ huynh không được tái phạm những vi phạm. Nhất là với những trường hợp tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông như phụ huynh, học sinh dừng, đỗ xe sai quy định dưới lòng đường, trên hè phố, khu vực đường ngang gây ùn tắc giao thông; phụ huynh, học sinh điều khiển xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm khi đến trường; sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn dùng để vận chuyển, đưa đón học sinh.

Thường xuyên tổ chức tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ cho học sinh.
Tại Khoản 1, Điều 21, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ: Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ôtô. Tại điểm đ, Khoản 5, Điều 30 quy định rõ: Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1, Điều 58 của Luật GTĐB điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng) sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.
Theo Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, việc kiểm tra, xử lý vi phạm được thực hiện triệt để và duy trì thường xuyên, liên tục, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của phụ huynh và các em học sinh; bảo đảm giữ nghiêm kỷ cương của pháp luật và kéo giảm các vụ tai nạn giao thông xảy ra đối với các em học sinh.

Đối với các trường hợp học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ, lực lượng CSGT đều yêu cầu phụ huynh đến làm việc, ký cam đoan, cam kết không giao xe cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện. Ngoài công tác tuyên truyền và xử lý nghiêm của lực lượng CSGT, để tăng cường bảo đảm TTATGT địa bàn, nhất là đảm bảo ATGT đối với học sinh cần có sự vào cuộc chung tay hành động của nhiều cơ quan, ban, ngành và cộng đồng.
“Thời gian tới, các trường học trên địa bàn tỉnh cần chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật về giao thông để trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản liên quan đến Luật Giao thông đường bộ cho học sinh. Chính các em học sinh sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực, giúp những người trong gia đình, cộng đồng cùng nâng cao ý thức khi tham gia giao thông. Từ đó góp phần kìm giảm số vụ tai nạn xảy ra, tăng cường đảm bảo trật tự ATGT địa bàn”, Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn thông tin.
-
Thực trạng tình hình tai nạn giao thông vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, đặc biệt là tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh. Theo đó, việc nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng, mà là ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân và học sinh khi tham gia giao thông.
-
Ngắm dự án cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung trước ngày hợp long
Sau 3 năm thi công, dự án tuyến đường bộ ven biển và cầu vượt cửa biển Thuận An (phường Thuận An, quận Thuận Hoá, Thành phố Huế) đang được nhà thầu gấp rút thi công các hạng mục còn lại, dự kiến hợp long vào ngày 30/4 và hoàn thành đưa vào sử dụng đúng dịp lễ Quốc Khánh. -
Lưu ý về giao thông, hướng đi đối với các loại phương tiện trong ngày 14-15/4 tại Hà Nội
Công an thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch phân luồng giao thông trong các ngày 14 - 15/4, khi diễn ra hoạt động của các đoàn khách quốc tế sang thăm và làm việc tại Việt Nam. -
Phó Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phía Nam
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ về cơ chế đặc thù cho các mỏ vật liệu cung cấp cho các dự án, trình Chính phủ trước ngày 15/4. -
Có hết thời hiệu với hành vi không nộp phạt vi phạm giao thông
Theo quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm. Vậy cá nhân vi phạm giao thông sau 01 năm cố tình trốn không nộp phạt thì có được coi là hết thời hiệu xử phạt không? -
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào? -
Hà Nội: Triển khai thêm 30 điểm cấp, đổi giấy phép lái xe
Công an TP Hà Nội sẽ triển khai thêm 30 địa điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX trên địa bàn. Để hướng dẫn người dân làm thủ tục nộp hồ sơ cấp đổi GPLX trực tuyến, đồng thời tiếp nhận hồ sơ trực tiếp, công tác chuẩn bị đang được diễn ra khẩn trương. -
Người có giấy phép lái xe B1 có thể làm nghề lái xe từ 2025 không?
Tôi có giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được cấp ngày 20/7/2023. Vậy, nếu tôi muốn hành nghề lái xe dịch vụ Grab, taxi thì có sử dụng giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được không, hay phải học bổ sung điều kiện khác?
-
Làm gì khi chủ xe thật bị phạt nguội oan vì xe biển giả?
Thời gian qua, nhiều chủ xe ô tô, xe máy bất ngờ vì nhận được giấy phạt nguội ở tỉnh khác, trong khi xe của họ vẫn ở nhà. Như vậy, người dân cần phải làm gì trong trường hợp này và liên hệ cơ quan nào để được giải quyết? -
Thủ tục đăng ký xe lần đầu trực tuyến toàn trình với xe sản xuất lắp ráp trong nước
Đây là một trong những thủ tục được Bộ Công an hướng dẫn tại Quyết định số 1383/QĐ-BCA ngày 28/02/2025 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng; cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an. -
Sẽ tích hợp giấy phép lái xe khi người dân cấp đổi
Bộ Công an sẽ giao các đơn vị chức năng cấp giấy hẹn để người dân tham gia giao thông khi chưa in được giấy phép lái xe, đồng thời tích hợp giấy phép điện tử cho người dân trên các ứng dụng VNeID. -
Công bố hình thức mẫu giấy phép lái xe mới
Sau khi nhận bàn giao, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BCA ngày 28/02/2025 quy định về sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế. Trong đó, có quy định biểu mẫu hình ảnh. -
13 bước cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến
Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) hướng dẫn 13 bước cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến, khuyến cáo người dân cảnh giác, tránh bị người tự xưng là Công an gọi điện lừa. -
Mức phạt chủ xe lắp loa trên ô tô sử dụng gây mất trật tự khi tham gia giao thông
Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8-12 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô. -
Mức phạt với hành vi điều khiển xe máy đi ngược chiều
Ngày 26/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Trong đó, có nâng mức phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi ngược chiều so với quy định cũ. -
Hà Nội đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến giao thông dịp Tết và lễ hội đầu Xuân 2025
Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đang bước vào thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu Xuân 2025. Kế hoạch được thực hiện toàn diện trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa trên địa bàn Hà Nội. -
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia giao thông cần chú ý đến 12 loại lỗi vi phạm có thể dẫn đến việc bị tịch thu xe máy. -
Nỗ lực đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho người dân đón Tết
Thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) dịp Tết và lễ hội Xuân 2025, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tuần tra khép kín, kiểm soát chặt các hành vi vi phạm trên các tuyến giao thông.