
Ứng dụng AI, “siêu cảng” logistics của T&T - YCH giảm 95% thời gian vận chuyển trong kho
“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc sẽ được tích hợp công nghệ AI hiện đại bậc nhất trên thế giới, kết hợp cùng giải pháp công nghệ đột phá để nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sáng 1/10, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) đã diễn ra sự kiện Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 và lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC). Sự kiện vinh dự có sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ban ngành, các cơ quan trung ương, địa phương; các “big tech” hàng đầu thế giới như Meta, Nvidia, Qualcomm… và một số tập đoàn lớn trong nước như T&T Group, Viettel, Sovico, FPT, THACO…
Tại sự kiện, “siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc - Việt Nam SuperPort™ do Liên doanh T&T Group và Tập đoàn YCH (Singapore) đã mang đến những trải nghiệm Apple Vision Pro vô cùng ấn tượng để hình dung về tương lai mới của Việt Nam SuperPort™. Công nghệ thực tế ảo đã làm nổi bật mô hình “Park within a Park™”, tích hợp tất cả các dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng trên đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển trong một trung tâm hậu cần duy nhất. Sáng kiến này giúp kết nối liền mạch, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng và củng cố vị thế của Việt Nam SuperPort™ như một nhân tố then chốt của ngành hậu cần trong khu vực.
"Siêu cảng" ICD Vĩnh Phúc tiên phong phát triển các giải pháp công nghệ đột phá
Trình bày trước Thủ tướng Chính phủ tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, Tiến sĩ Yap Kwong Weng, CEO Việt Nam SuperPort™ cho biết, Việt Nam SuperPort™ sẽ tích hợp các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) đã được triển khai thành công tại Thành phố Chuỗi cung ứng - Supply Chain City (SCC) ở Singapore mà Tập đoàn YCH đã phát triển thành công trước đó.
Thủ tướng Chính phủ thăm quan khu vực triển lãm của Việt Nam SuperPort™
Điển hình như Hệ thống Lưu trữ và Lấy hàng Tự động (ASRS), Xe dẫn đường tự động điều hướng (Autonomous Guided Vehicles - AGV), Hệ thống Quản lý Tồn kho bằng Drone (máy bay không người lái), Robot Di động Tự động (Autonomous Mobile Robots - AMR). Theo tính toán của các chuyên gia T&Y, với việc áp dụng công nghệ ASRS có thể tối ưu hóa không gian lưu trữ hàng hóa lên đến 7 lần và giảm thiểu 95% thời gian vận chuyển hàng hóa trong kho.
Hoặc với việc để Drone thay thế cho con người và hệ thống camera cố định để kiểm soát hàng hóa sẽ giúp rút ngắn thời gian khi chỉ mất 12 phút để hoàn thành việc kiểm đếm (trong khi trước đó sẽ cần đến 2 người và phải mất tới 1 ngày để kiểm đếm hàng hóa của 1 phần kho có diện tích lớn).
Đáng chú ý, cũng theo đại diện T&Y, không chỉ tận dụng các công nghệ AI hiện đại đã được áp dụng thành công tại Supply Chain City, "siêu cảng" ICD Vĩnh Phúc sẽ tiên phong trong các giải pháp công nghệ đột phá thông qua việc tiếp tục hợp tác với các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới để phát triển những công nghệ mới như Robot Nhà kho tiên tiến nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc và đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn hàng; Nền tảng ESG sử dụng công nghệ blockchain và AI để phát triển digital twin giúp theo dõi và giảm thiểu "dấu chân" carbon; Phát triển thị trường Logistics tích hợp để kết nối các doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ logistics, giúp nâng cao tính minh bạch và cải thiện khả năng tiếp cận vốn thông qua AI.
Tiến sĩ Yap Kwong Weng, CEO Việt Nam SuperPort™ thuyết trình về tương lai “siêu cảng”
Việt Nam SuperPort™ - “siêu cảng” đầu tiên trong mạng lưới logistics thông minh ASEAN, và là một trong những trung tâm hậu cần lớn nhất miền Bắc. Đây là cảng logistics đa phương thức, có diện tích lên đến 83 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD, được đặt tại “thủ phủ” công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, do CTCP T&Y SuperPort Vĩnh Phúc – Liên doanh giữa Tập đoàn T&T Group của Bầu Hiển và Tập đoàn YCH (Singapore) đầu tư phát triển.
Nằm trên hành lang kinh tế phía Bắc, Việt Nam SuperPort™ kết nối 20 khu công nghiệp với các cảng biển và sân bay lớn, bao gồm Hải Phòng, Nội Bài, và kéo dài đến các tỉnh Vân Nam và Côn Minh, Trung Quốc. Thừa hưởng gần 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics của Tập đoàn YCH, Việt Nam SuperPort™ còn tận dụng được lợi thế kết nối với các trung tâm cung ứng toàn cầu trên khắp Châu Á, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á.
Việt Nam SuperPort™ được định vị là trung tâm hậu cần đa phương thức chiến lược, kết nối mạng lưới vận tải hàng hóa Trung Quốc - Đông Nam Á với các thị trường toàn cầu thông qua đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển. Là một nút quan trọng trong mạng lưới logistics thông minh ASEAN, Việt Nam SuperPort™ được xây dựng nhằm tăng cường hội nhập và thương mại xuyên biên giới trong khu vực, thúc đẩy chuỗi cung ứng liền mạch, nhanh hơn và thông minh hơn.
“Việt Nam SuperPort™ không chỉ xây dựng cơ sở hạ tầng. Chúng tôi đang kiến tạo một hệ sinh thái bền vững và tiên tiến, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics tại Việt Nam, mở rộng chuỗi cung ứng từ Trung Quốc đến khu vực ASEAN. Với Việt Nam SuperPort™, chúng ta đang cùng nhau mở ra một kỷ nguyên mới của ngành logistics, đưa Việt Nam trở thành một mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, CEO Việt Nam SuperPort™ khẳng định với Thủ tướng Chính phủ tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024.
Mở ra kỷ nguyên mới của ngành logistics
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đứng thứ 43 trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics (LPI) 2023. Đứng vị trí số 1 trong bảng này là Singapore.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), hiện chi phí logistics của Việt Nam trung bình ở mức 16,8-17% GDP, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung là 10,6% của thế giới. Nếu tính trong khu vực ASEAN, chi phí logistics Việt Nam cao hơn các nước Singapore (đang ở mức 8,5%), Malaysia (13%) và Thái Lan (15,5%).
Với Singapore, đây được biết đến là một trong những quốc gia tiên tiến nhất thế giới trong lĩnh vực logistics. Quốc gia này được xem là hình mẫu trong quy hoạch, đầu tư và khai thác phát triển ngành dịch vụ logistics của tầm khu vực và thế giới. Một trong những “điểm nhấn” giúp đảo quốc này đứng top đầu ngành logistics thế giới và góp phần thịnh vượng hóa nền kinh tế quốc gia, chính là việc ứng dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, blockchain và IoT để để tối ưu hóa quy trình logistics, nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu chi phí logistics. Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến này được kỳ vọng sẽ sớm đưa chi phí logistics của Singapore xuống mức 5% và thậm chí thấp hơn nữa.
Phối cảnh Việt Nam SuperPort™ do Liên doanh T&T – YCH đầu tư phát triển
Tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong logistics đang là một giải pháp cấp bách hiện nay. Theo Quyết định số 200 của Thủ tướng Chính phủ, một trong những nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 là “nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong quản lý, vận hành, đào tạo về chuỗi cung ứng nhằm đạt chất lượng dịch vụ logistics cao hơn”.
Theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, logistics là 1 trong 8 ngành cần được ưu tiên chuyển đổi số trước.
Việc ứng dụng công nghệ trong logistics sẽ mang lại nhiều lợi ích. Nghiên cứu cho thấy, ứng dụng công nghệ vào hoạt động logistics giúp các doanh nghiệp có thể giảm 14% chi phí giao hàng và tăng số lượng hàng giao trên mỗi xe lên 13%. Ngoài ra, những công nghệ đột phá cho phép các công ty và nhà cung cấp dịch vụ logistics tối ưu hóa hơn nữa chi phí và tăng năng suất giao hàng bằng cách lập kế hoạch thông minh về tuyến đường để bảo đảm có nhiều lượt nhận và trả hàng.
Bên cạnh đó, logistics AI còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics trong nước, trở thành động lực để thu hút đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, các “big tech” về công nghệ, vi mạch, bán dẫn…
-
Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính rườm rà, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
-
Hà Nội dự kiến khởi công cầu Tứ Liên vào dịp 19/5
UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành triển khai các thủ tục, đảm bảo đủ điều kiện khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vào dịp 19/5/2025. -
Tăng cường kiểm tra, khắc phục hư hỏng trên các tuyến đường cao tốc
Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kịp thời phát hiện các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng công trình để yêu cầu nhà thầu sửa chữa, khắc phục theo đúng các quy định của hợp đồng. -
Khánh thành 2 tuyến đường gần 2.600 tỷ đồng nối cao tốc Bắc - Nam
Đường Vạn Thiện - Bến En và đường nối quốc lộ 1 với 45 dài hơn 26 km, tổng đầu tư gần 2.600 tỷ đồng, được thông xe sáng nay sau hơn 1 năm thi công. -
Hạ Long đầu tư trên 20 tỷ cải tạo mương nước thành bãi đỗ xe
Thành phố Hạ Long đầu tư trên 20 tỷ đồng để cải tạo hàng loạt tuyến mương nước thành bãi đỗ xe, công viên nhằm tạo cảnh quan khu vực, phát triển hạ tầng kỹ thuật và cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng đời sống cho cộng đồng người dân. -
Toàn cảnh nút giao “trăm tỷ” lớn nhất Quảng Ninh, rộng gấp 5 sân vận động Mỹ Đình
Nút giao Đầm Nhà Mạc là nút giao lớn nhất tỉnh Quảng Ninh với diện tích 83 ha cùng tổng mức đầu tư hơn 760 tỷ đồng. Tuy nhiên, do 80% diện tích dự án nằm trên hệ rừng ngập mặn, đầm nước nên việc thi công gặp không ít khó khăn. -
Quyết tâm hoàn thành dự án Sân bay Long Thành trong năm 2025
Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án sân bay lớn nhất của nước ta từ trước đến nay, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Với tinh thần "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm", thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng lúc, kịp thời là những yếu tố thành công, Thủ tướng yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026. -
Hà Nội: Công ty Đại Nghĩa thi công sai thiết kế, huyện Mỹ Đức có đang tìm cách né tránh?
Hiện nay, để các tuyến đường giao thông nội đồng có tuổi thọ được lâu và chất lượng thì nhiều địa phương đã lựa chọn thiết kế kè đá hộc ở hai bên đường. Do vậy, việc thi công kè đá hộc không đúng thiết kế sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại, đặc biệt có thể làm đường giao thông bị sụt lún ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.
-
Đường sắt đô thị phải giải quyết yêu cầu về giao thông tại Hà Nội, TP.HCM
Liên quan đến Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM đến năm 2035, Thủ tướng Chính phủ lưu ý xây dựng đề án phải đảm bảo mục tiêu giải quyết yêu cầu thực tế về giao thông vận tải tại Hà Nội, TP.HCM; Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới. -
Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm dự án thành phần 4 của sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, việc chậm triển khai dự án thành phần 4, trong khi các dự án thành phần khác đang đạt và vượt tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch khai thác sân bay Long Thành, nguy cơ gây lãng phí rất lớn. -
Diện mạo cây cầu hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương
Công trình cầu Nguyễn Hoàng với kinh phí xây dựng hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương (thành phố Huế) đang dần hoàn thiện tạo nên một diện mạo mới cho tỉnh Thừa Thiên Huế trên con đường trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. -
Thừa Thiên Huế: Cầu treo Bình Thành xuống cấp “hết tuổi” sử dụng gây mất an toàn giao thông
Cầu Bình Thành là cây cầu treo mắc võng bằng cáp, đến nay hệ thống cáp treo đã xuống cấp, đặc biệt cây cầu đã “hết tuổi” sử dụng gần 10 năm, gây nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT), nhất là mỗi khi có xe trọng tải lớn đi qua. -
Ngắm nhìn cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam trị giá 12.000 tỷ
Cầu Đình Vũ – Lạch Huyện của TP Hải Phòng được mệnh danh là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài trên 5 km đưa vùng đảo Cát Hải trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, cảng biển mới của thành phố. -
Chấp thuận đưa đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội vào vận hành
Đoạn tuyến trên cao Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội chính thức được Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng chấp thuận đưa vào vận hành thương mại. -
TP.HCM sắp khánh thành 4 cầu, hầm chui mới
Cầu Nam Lý, Cây Khô, và hai hầm chui cửa ngõ Tân Sơn Nhất, Nam Sài Gòn sắp hoàn thành sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển và cải thiện cảnh quan đô thị thành phố. -
Đề xuất mức phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
Bộ GTVT đề xuất mức thu phí đối với đường cao tốc do Nhà nước đầu tư có 04 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục từ 1.300 đồng/km đến 5.200 đồng/km tùy từng nhóm xe. -
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cần bổ sung gần 1.000 tỷ đồng
Bộ Giao thông Vận tải vừa có tờ trình về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1; trong đó, bổ sung khoảng 998,91 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. -
Khai thác tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao trước ngày 28/7
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị hoàn thiện các thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu công trình trước ngày 26/7, bảo đảm đưa tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao vào khai thác thương mại trước ngày 28/7/2024.