
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu nhà đầu tư làm đúng tiến độ
Chiều 13/6, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn đã chủ trì buổi làm với Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Pegasus Bình Định về tình hình triển khai Dự án Khu Phức hợp Du lịch Sinh thái Pegasus.
Theo Cổng thông tin tỉnh Bình Định, Dự án Khu Phức hợp Du lịch Sinh thái Pegasus tại Bình Định do Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Pegasus Bình Định (Singapore) làm chủ đầu tư, được Ban Quản lý Khu kinh tế cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Đầu tư lần đầu vào ngày 29/6/2015, trên quy mô diện tích 60,86 ha, tại xã Cát Hải, huyện Phù Cát, với tổng vốn đầu tư 216,73 tỷ đồng.

Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu Giáo dục Kỹ năng sống Outward Bound Việt Nam tại Bình Định đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 08/01/2016. Thời gian qua, Công ty Pegasus Bình Định đã đầu tư một số hạng mục công trình thuộc giai đoạn I như: Khu nhà Đa năng, khu lưu trú học sinh, khối ký túc xá, khu hành chính lớp học, nhà vệ sinh, tường rào… Dự án đã tổ chức hoạt động đào tạo phát triển kỹ năng sống cho các học viên; hiện nay đang triển khai giai đoạn II.
Tuy nhiên, do ranh giới dự án có sự thay đổi bởi hành lang bảo vệ bờ biển và hành lang bảo vệ Tuyến Tỉnh lộ ĐT 639 đã được đầu tư xây dựng mới. Ngoài ra, Nhà Đầu tư dự kiến sẽ triển khai các hạng mục mới nhằm nâng cao hiệu quả của dự án. Theo báo của nhà đầu tư, tổng mức đầu tư dự kiến của dự án sau khi điều chỉnh trên 2.000 tỷ đồng.
Vì vậy, Công ty Pegasus Bình Định kiến nghị UBND tỉnh xem xét giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc phát sinh do điều chỉnh quy hoạch và tiến độ đầu tư Dự án.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn yêu cầu nhà đầu tư cam kết triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ; đồng thời mong muốn dự án khi đi vào hoạt động sẽ là điểm đến thu hút du khách, học sinh trong nước và nước ngoài, nhất là du khách, học sinh Singapore.
Để dự án triển khai đúng tiến độ, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Nhà đầu tư trong tháng 6/2023 phải có kế hoạch cụ thể về quy mô dự án điều chỉnh, nguồn vốn, thời gian đầu tư, hoàn thành dự án trong năm 2024. Bên cạnh đó cần có phương án kinh doanh cụ thể để dự án đi vào hoạt động có hiệu quả. UBND tỉnh sẽ xem xét hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án khi đi vào hoạt động.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, nếu Nhà đầu tư đảm bảo theo các yêu cầu của tỉnh đề ra thì trong tháng 7/2023 tỉnh cam kết sẽ giải quyết toàn bộ kiến nghị của nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư không tổ chức triển khai thực hiện thì UBND tỉnh sẽ xem xét thu hồi dự án.
Đại diện Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Pegasus Bình Định thống nhất cao với yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh và cam kết thực hiện các hang mục, phần việc đúng tiến độ, sớm đưa dự án đi vào hoạt động.
-
Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính rườm rà, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
-
Hà Nội dự kiến khởi công cầu Tứ Liên vào dịp 19/5
UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành triển khai các thủ tục, đảm bảo đủ điều kiện khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vào dịp 19/5/2025. -
Tăng cường kiểm tra, khắc phục hư hỏng trên các tuyến đường cao tốc
Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kịp thời phát hiện các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng công trình để yêu cầu nhà thầu sửa chữa, khắc phục theo đúng các quy định của hợp đồng. -
Khánh thành 2 tuyến đường gần 2.600 tỷ đồng nối cao tốc Bắc - Nam
Đường Vạn Thiện - Bến En và đường nối quốc lộ 1 với 45 dài hơn 26 km, tổng đầu tư gần 2.600 tỷ đồng, được thông xe sáng nay sau hơn 1 năm thi công. -
Hạ Long đầu tư trên 20 tỷ cải tạo mương nước thành bãi đỗ xe
Thành phố Hạ Long đầu tư trên 20 tỷ đồng để cải tạo hàng loạt tuyến mương nước thành bãi đỗ xe, công viên nhằm tạo cảnh quan khu vực, phát triển hạ tầng kỹ thuật và cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng đời sống cho cộng đồng người dân. -
Toàn cảnh nút giao “trăm tỷ” lớn nhất Quảng Ninh, rộng gấp 5 sân vận động Mỹ Đình
Nút giao Đầm Nhà Mạc là nút giao lớn nhất tỉnh Quảng Ninh với diện tích 83 ha cùng tổng mức đầu tư hơn 760 tỷ đồng. Tuy nhiên, do 80% diện tích dự án nằm trên hệ rừng ngập mặn, đầm nước nên việc thi công gặp không ít khó khăn. -
Quyết tâm hoàn thành dự án Sân bay Long Thành trong năm 2025
Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án sân bay lớn nhất của nước ta từ trước đến nay, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Với tinh thần "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm", thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng lúc, kịp thời là những yếu tố thành công, Thủ tướng yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026. -
Hà Nội: Công ty Đại Nghĩa thi công sai thiết kế, huyện Mỹ Đức có đang tìm cách né tránh?
Hiện nay, để các tuyến đường giao thông nội đồng có tuổi thọ được lâu và chất lượng thì nhiều địa phương đã lựa chọn thiết kế kè đá hộc ở hai bên đường. Do vậy, việc thi công kè đá hộc không đúng thiết kế sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại, đặc biệt có thể làm đường giao thông bị sụt lún ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.
-
Đường sắt đô thị phải giải quyết yêu cầu về giao thông tại Hà Nội, TP.HCM
Liên quan đến Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM đến năm 2035, Thủ tướng Chính phủ lưu ý xây dựng đề án phải đảm bảo mục tiêu giải quyết yêu cầu thực tế về giao thông vận tải tại Hà Nội, TP.HCM; Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới. -
Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm dự án thành phần 4 của sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, việc chậm triển khai dự án thành phần 4, trong khi các dự án thành phần khác đang đạt và vượt tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch khai thác sân bay Long Thành, nguy cơ gây lãng phí rất lớn. -
Diện mạo cây cầu hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương
Công trình cầu Nguyễn Hoàng với kinh phí xây dựng hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương (thành phố Huế) đang dần hoàn thiện tạo nên một diện mạo mới cho tỉnh Thừa Thiên Huế trên con đường trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. -
Thừa Thiên Huế: Cầu treo Bình Thành xuống cấp “hết tuổi” sử dụng gây mất an toàn giao thông
Cầu Bình Thành là cây cầu treo mắc võng bằng cáp, đến nay hệ thống cáp treo đã xuống cấp, đặc biệt cây cầu đã “hết tuổi” sử dụng gần 10 năm, gây nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT), nhất là mỗi khi có xe trọng tải lớn đi qua. -
Ngắm nhìn cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam trị giá 12.000 tỷ
Cầu Đình Vũ – Lạch Huyện của TP Hải Phòng được mệnh danh là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài trên 5 km đưa vùng đảo Cát Hải trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, cảng biển mới của thành phố. -
Chấp thuận đưa đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội vào vận hành
Đoạn tuyến trên cao Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội chính thức được Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng chấp thuận đưa vào vận hành thương mại. -
TP.HCM sắp khánh thành 4 cầu, hầm chui mới
Cầu Nam Lý, Cây Khô, và hai hầm chui cửa ngõ Tân Sơn Nhất, Nam Sài Gòn sắp hoàn thành sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển và cải thiện cảnh quan đô thị thành phố. -
Đề xuất mức phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
Bộ GTVT đề xuất mức thu phí đối với đường cao tốc do Nhà nước đầu tư có 04 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục từ 1.300 đồng/km đến 5.200 đồng/km tùy từng nhóm xe. -
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cần bổ sung gần 1.000 tỷ đồng
Bộ Giao thông Vận tải vừa có tờ trình về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1; trong đó, bổ sung khoảng 998,91 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. -
Khai thác tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao trước ngày 28/7
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị hoàn thiện các thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu công trình trước ngày 26/7, bảo đảm đưa tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao vào khai thác thương mại trước ngày 28/7/2024.