
Cơ chế nào hấp dẫn vốn tư nhân vào đường sắt?
Do chưa có cơ chế chính sách ưu đãi đủ hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh vận tải trên đường sắt quốc gia, dẫn đến dịch vụ vận tải đường sắt trong thời gian dài không có sự cạnh tranh, ngày một kém chất lượng, mất dần thị phần.
Đây là lý do cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư đang mong đợi Luật Đường sắt (sửa đổi) nhằm phá bỏ những nút thắt về cơ chế để khơi thông dòng vốn tư nhân vào lĩnh vực đường sắt.
Ông Trần Thiện Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn đầu tư dành cho phát triển kết cấu hạ tầng lĩnh vực đường sắt quốc gia trong tổng thể nguồn vốn được bố trí qua Bộ Giao thông Vận tải là 18.657 tỷ đồng, chỉ đáp ứng khoảng 8,19% nhu cầu.
Nguồn vốn xã hội hóa giai đoạn trên chỉ thu hút được trên 43 tỷ đồng để đầu tư vào bãi hàng tại các ga Yên Viên, Đông Anh và 1.302 tỷ đồng để thực hiện dự án nâng tĩnh không cầu Bình Lợi nhằm hạn chế tai nạn giao thông và nâng cao năng lực vận tải đường thủy nội địa khu vực tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh.
"Như vậy, việc huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt được cụ thể hóa trong các chiến lược, quy hoạch rất lớn nhưng thực tế khả năng cân đối bố trí từ ngân sách nhà nước rất thấp; các cơ chế ưu đãi để huy động vốn đã được luật hóa nhưng thực tế không triển khai được...", ông Trần Thiện Cảnh cho hay.
Dẫn chứng thêm cho khó khăn nguồn vốn, ông Vũ Quang Khôi, nguyên Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho rằng, theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhu cầu vốn cho ngành đường sắt là 240.000 tỷ đồng nhưng thực tế hiện nay ngân sách bố trí cho đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt giai đoạn 2021-2025 là 14.025 tỷ đồng, chỉ chiếm 5,8% nhu cầu.
"Nếu chỉ tính riêng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bình quân mỗi năm cũng thiếu hụt 4.500 tỷ đồng…", ông Vũ Quang Khôi dẫn chứng.
Để thu hút nguồn lực đầu tư cho đường sắt, ông Vũ Quang Khôi đề xuất nên sửa Luật Đường sắt theo hướng bổ sung thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh tổ chức đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt. Thêm vào đó, bổ sung các cơ chế ưu đãi khi thực hiện dự án đầu tư phát triển đường sắt theo hướng kết nối với giao thông công cộng (TOD) để tạo sức hút hấp dẫn đối với các thành phần kinh tế đầu tư cho đường sắt.
Ông Trần Thiện Cảnh cũng cho biết, việc sửa luật tới đây cũng nhằm "mở đường" thu hút tư nhân đầu tư vào đường sắt tốc độ cao. Kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, đường sắt tốc độ cao tạo điều kiện để người dân đi lại dễ dàng, an toàn, thuận lợi; là nhân tố góp phần thay đổi mô hình phát triển đô thị, đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa tại các thành phố nhỏ và vừa, phát triển kinh tế vùng và kinh tế vĩ mô...
Về nguồn lực để đầu tư, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho rằng, mô hình đầu tư của các quốc gia chủ yếu là đầu tư công như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ. Một số tuyến có sự tham gia của tư nhân để đầu tư phương tiện với giá trị khoảng 10-20%, chẳng hạn như Nhật Bản, Italy. Tuy nhiên, một số dự án tư nhân tham gia nhưng sau đó nhà nước phải mua lại hoặc tăng vốn ngân sách tham gia góp vốn.
Vì vậy, việc sửa luật sẽ hướng đến việc phát triển đường sắt tốc độ cao theo hướng hiện đại để vận tải cả hàng hóa và hành khách, có khả năng nâng cấp tốc độ cao hơn trong tương lai. Đồng thời, tiếp tục đầu tư đường sắt hiện hữu và đầu tư các tuyến mới kết nối với cảng biển và trung tâm kinh tế lớn.
Dưới góc nhìn chuyên gia, ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển cho rằng, riêng phần kết cấu hạ tầng cầu đường thu hồi vốn chậm cần sự đầu tư của nhà nước. Việc phân chia thành các hợp phần sẽ dễ dàng phân định hạng mục nào cần nguồn vốn ngân sách để từ đó có chính sách phù hợp.
"Một đường làm ra tồn tại hàng trăm năm thì phải chia khấu hao ra không phải 10 năm, mà 5-7 chục năm…, xong lấy tỷ lệ khấu hao đó cho bên khai thác đường tàu người ta thuê lại. Ví dụ 1.000 tỷ đồng cho 100 năm, mỗi năm chỉ đóng 10 tỷ đồng. Nhà nước chỉ bỏ tiền một lần cho phần làm cầu đường", ông Đặng Huy Đông phân tích.
Theo chuyên gia giao thông Phan Lê Bình, một số nước cũng áp dụng mô hình xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào đường sắt; trong đó, với những dự án có nguồn vốn tư nhân thì nguồn vốn nhà nước cũng chiếm từ 70-80% để xây dựng vừa hệ thống đường sắt, vừa nhà ga.
"Loại hình kinh doanh như vậy còn tương đối mới, nhưng đây cũng là giải pháp để tham khảo, góp phần với những cơ chế chính sách hiện có để tận dụng thêm nguồn lực của các địa phương tạo thành một cơ chế phát triển hợp lý, khả dĩ đối với ngành đường sắt", ông Phan Lê Bình nhìn nhận.
Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cũng cho rằng, việc tận dụng hạ tầng đường sắt, nhất là những khu ga để từ đó đầu tư ngược lại cho vận tải là hướng đi cần thiết để phát triển hạ tầng đường sắt. Chúng ta phải xây dựng một mạng lưới giao thông cân đối, hợp lý, tối ưu, giá phải thấp, chi phí xây dựng phải hợp lý, đảm bảo an toàn, tận dụng hết sức tính năng kỹ thuật tối ưu của từng loại phương tiện.
Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ khi có cơ sở pháp lý rõ ràng, doanh nghiệp tư nhân mới dám mạnh dạn đầu tư trên cơ sở tính toán các nguồn thu từ việc xây dựng tổ hợp dịch vụ xung quanh nhà ga. Kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản thực hiện đối với nhà ga trung tâm Tokyo - một biểu tượng của Nhật Bản cho thấy, nhà ga này cũng được phép chuyển giao quyền phát triển đặc biệt.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết: Quan điểm sửa Luật Đường sắt sắp tới sẽ bám sát Kết luận số 49-KL/TW, ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Song song đó, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển đường sắt của các nước trên thế giới phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Đồng thời, luật sẽ sửa để đồng bộ với các luật có liên quan tạo hành lang pháp lý đồng bộ nhằm đa dạng hóa nguồn lực, huy động tối đa nguồn lực từ quỹ đất trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp, khai thác vận tải đường sắt.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh: Một trong những vấn đề khó khăn nhất của chúng ta hiện nay chính là phát triển nguồn lực, làm đường sắt cần rất nhiều tiền, không như làm đường bộ. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, trong giai đoạn đầu, việc đầu tư đường sắt vẫn sử dụng hai nguồn chính là vốn ODA và ngân sách nhà nước. Vấn đề xã hội hóa, đấu giá quỹ đất chỉ để tham gia thêm...
Về công nghiệp đường sắt, người đứng đầu ngành giao thông cho rằng, luật cần sửa theo hướng xây dựng nền tảng để phát triển công nghiệp đường sắt theo hướng hiện đại, đồng bộ với các ngành công nghiệp khác. Trong nước phải từng bước tự chủ việc bảo trì, sản xuất một số loại phương tiện, vật tư, trang thiết bị cho lĩnh vực đường sắt. Ngoài ra, còn phục hồi và nâng cao thị phần vận tải đường sắt, tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác...
-
Trong dự thảo sửa Luật Xử lý vi phạm hành chính dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới, Chính phủ đề xuất tăng mức phạt tiền tối đa lĩnh vực vi phạm giao thông đường bộ từ 75 triệu đồng lên 150 triệu đồng.
-
Giải đáp kiến nghị về nâng mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi
Mới đây, Bộ Công an đã trả lời cử tri kiến nghị về nâng mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi. -
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tai nạn giao thông vẫn là "điểm nóng" y tế
Theo thống kê từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tính đến 7 giờ sáng ngày 2/5/2025, có tổng cộng 242.516 người đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc. Con số này phản ánh rõ áp lực lớn đặt lên hệ thống y tế trong kỳ nghỉ lễ kéo dài dịp 30/4 – 1/5, vốn là thời điểm ghi nhận nhiều rủi ro về tai nạn, chấn thương và bệnh lý đột xuất. -
Thanh Hóa: Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho lứa tuổi học sinh
Thực trạng tình hình tai nạn giao thông vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, đặc biệt là tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh. Theo đó, việc nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng, mà là ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân và học sinh khi tham gia giao thông. -
Thanh Hóa: Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho lứa tuổi học sinh
Thực trạng tình hình tai nạn giao thông vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, đặc biệt là tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh. Theo đó, việc nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng, mà là ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân và học sinh khi tham gia giao thông. -
Ngắm dự án cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung trước ngày hợp long
Sau 3 năm thi công, dự án tuyến đường bộ ven biển và cầu vượt cửa biển Thuận An (phường Thuận An, quận Thuận Hoá, Thành phố Huế) đang được nhà thầu gấp rút thi công các hạng mục còn lại, dự kiến hợp long vào ngày 30/4 và hoàn thành đưa vào sử dụng đúng dịp lễ Quốc Khánh. -
Lưu ý về giao thông, hướng đi đối với các loại phương tiện trong ngày 14-15/4 tại Hà Nội
Công an thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch phân luồng giao thông trong các ngày 14 - 15/4, khi diễn ra hoạt động của các đoàn khách quốc tế sang thăm và làm việc tại Việt Nam. -
Phó Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phía Nam
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ về cơ chế đặc thù cho các mỏ vật liệu cung cấp cho các dự án, trình Chính phủ trước ngày 15/4.
-
Có hết thời hiệu với hành vi không nộp phạt vi phạm giao thông
Theo quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm. Vậy cá nhân vi phạm giao thông sau 01 năm cố tình trốn không nộp phạt thì có được coi là hết thời hiệu xử phạt không? -
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào? -
Hà Nội: Triển khai thêm 30 điểm cấp, đổi giấy phép lái xe
Công an TP Hà Nội sẽ triển khai thêm 30 địa điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX trên địa bàn. Để hướng dẫn người dân làm thủ tục nộp hồ sơ cấp đổi GPLX trực tuyến, đồng thời tiếp nhận hồ sơ trực tiếp, công tác chuẩn bị đang được diễn ra khẩn trương. -
Người có giấy phép lái xe B1 có thể làm nghề lái xe từ 2025 không?
Tôi có giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được cấp ngày 20/7/2023. Vậy, nếu tôi muốn hành nghề lái xe dịch vụ Grab, taxi thì có sử dụng giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được không, hay phải học bổ sung điều kiện khác? -
Làm gì khi chủ xe thật bị phạt nguội oan vì xe biển giả?
Thời gian qua, nhiều chủ xe ô tô, xe máy bất ngờ vì nhận được giấy phạt nguội ở tỉnh khác, trong khi xe của họ vẫn ở nhà. Như vậy, người dân cần phải làm gì trong trường hợp này và liên hệ cơ quan nào để được giải quyết? -
Thủ tục đăng ký xe lần đầu trực tuyến toàn trình với xe sản xuất lắp ráp trong nước
Đây là một trong những thủ tục được Bộ Công an hướng dẫn tại Quyết định số 1383/QĐ-BCA ngày 28/02/2025 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng; cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an. -
Sẽ tích hợp giấy phép lái xe khi người dân cấp đổi
Bộ Công an sẽ giao các đơn vị chức năng cấp giấy hẹn để người dân tham gia giao thông khi chưa in được giấy phép lái xe, đồng thời tích hợp giấy phép điện tử cho người dân trên các ứng dụng VNeID. -
Công bố hình thức mẫu giấy phép lái xe mới
Sau khi nhận bàn giao, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BCA ngày 28/02/2025 quy định về sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế. Trong đó, có quy định biểu mẫu hình ảnh. -
13 bước cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến
Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) hướng dẫn 13 bước cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến, khuyến cáo người dân cảnh giác, tránh bị người tự xưng là Công an gọi điện lừa. -
Mức phạt chủ xe lắp loa trên ô tô sử dụng gây mất trật tự khi tham gia giao thông
Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8-12 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô.
-
Quy định mới về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ ngày 15/6
-
Nghị quyết 68-NQ/TW: Tháo gỡ "nút thắt" trên thị trường bất động sản
-
Thủ tướng: Thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra
-
Giải đáp kiến nghị về nâng mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi
-
Phó Thủ tướng yêu cầu bảo đảm chất lượng, tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành