
Kon Tum: Quyết liệt xử lý xe quá khổ, quá tải
Tại tỉnh Kon Tum, sau 3 tháng đầu năm cao điểm ra quân xử lý xe quá khổ, quá tải đã góp phần tạo chuyển biến tích cực đến ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của các chủ phương tiện.
Xe quá khổ, quá tải không còn “đường sống”
Thực hiện Kế hoạch số 1042/KH-C08-P1 ngày 07/11/2022 của Cục C08 (Bộ Công an), Kế hoạch số 1362/KH-CAT-PC08 ngày 11/11/2022 của Công an tỉnh Kon Tum về cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội, trong 3 tháng đầu năm 2023, Phòng CSGT tỉnh Kon Tum đã cùng lực lượng CSGT các huyện đã đồng loạt ra quân xử lý các phương tiện có dấu hiệu quá khổ, quá tải.
Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động chấp hành nghiêm chỉnh việc bốc xếp, chở hàng hóa đúng trọng tải thiết kế của xe, không “cơi nới” thùng xe đến từng doanh nghiệp, nhà máy, chủ bến bãi, xưởng cơ khí, sửa chữa ô tô và vận động các doanh nghiệp, cá nhân có phương tiện vận tải vi phạm kích thước thùng xe tự giác tháo, cắt thùng xe trở về đúng với thiết kế đã được quy định.
Phòng CSGT tỉnh Kon Tum phối hợp với Đội CSGT- Công an huyện Ngọc Hồi kiểm tra kích thước thùng xe, tải trọng xe tại huyện Ngọc Hồi (Ảnh: NGHĨA TRẦN)
Cùng với đó, lực lượng CSGT của các huyện trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện vận tải hàng hóa khi tham gia giao thông: cưỡng chế việc tháo, cắt thùng xe trở về theo đúng thiết kế đã được phê duyệt và thông báo tới cơ quan đăng kiểm để yêu cầu chủ xe phải kiểm định lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông theo quy định.
Khi xử lý các phương tiện chở hàng quá trọng tải, quá khổ phải bắt buộc hạ tải mới cho phương tiện tiếp tục lưu hành; tiến hành xác minh, làm rõ chủ phương tiện là tổ chức hay cá nhân vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đối với các trường hợp cố tình chống đối việc kiểm tra, xử lý, cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng thì phải thu thập tài liệu, củng cố hồ sơ để xem xét xử lý về hành vi chống người thi hành công vụ hoặc gây rối trật tự công cộng.
Ngoài kiểm tra xe quá khổ, quá tải, lực lượng CSGT cũng nghiêm khắc xử lý các chủ phương tiện vi phạm (Ảnh: NGHĨA TRẦN).
Theo báo cáo của Phòng CSGT, trong 3 tháng đầu năm 2023, lực lượng CSGT đã xử lý 63 trường hợp vi phạm. Trong đó, xử lý 21 trường hợp chở hàng quá tải trọng cho phép, 34 trường hợp chở quá khổ giới hạn và 08 trường hợp tự ý cải tạo phương tiện.
Trung tá Nguyễn Ích Hòa - Đội trưởng Đội CSGT - Công an huyện Ngọc Hồi, cho hay: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh Kon Tum, lãnh đạo Công an huyện Ngọc Hồi, Đội CSGT đã đồng loạt ra quân, tập trung lực lượng tuyên truyền đến các chủ mỏ vật liệu xây dựng và các chủ phương tiện kinh doanh vận tải về việc chấp hành đúng về luật GTĐB. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Trạm CSGT Ngọc Hồi (thuộc Phòng CSGT) để kịp thời phát hiện, xử lý các chủ phương tiện tự ý cơi nới thành thùng, chở quá khổ, quá tải. Với sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ nhiều biện pháp, 100% các chủ mỏ vật liệu xây dựng, các chủ phương tiện đã tự nguyện ký cam kết sẽ không cơi nới thành thùng, không chở quá khổ, quá tải”.
Các chủ phương tiện tự nguyện kí cam kết chấp hành
Vấn nạn xe quá khổ, quá tải là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều tuyến đường bị hư hỏng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm. Nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Công an tỉnh Kon Tum, Phòng CSGT, Đội CSGT các huyện đã tập trung tối đa lực lượng ngày đêm căng mình bám trụ trên các tuyến đường để kịp thời phát hiện, xử lý các phương tiện tự ý cơi nới thành thùng, chở quá khổ, quá tải.
Huyện Ngọc Hồi là địa bàn thông thương với các nước bạn Lào - Campuchia. Đây cũng là huyện kết nối với các tỉnh như Quảng Nam - Đà Nẵng. Bên cạnh đó, huyện Ngọc Hồi đang tập trung và đẩy mạnh việc xây dựng các tuyến đường trung tâm thị trấn Plei Kần để phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì lẽ đó, lưu lượng các phương tiện kinh doanh vận tải lưu thông qua đây tương đối đông đúc.
Phòng CSGT - Công an tỉnh Kon Tum quyết liệt xử lý các phương tiện cơi nới thành thùng xe, chở quá khổ, quá tải (Ảnh: NGHĨA TRẦN)
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao và quyết liệt của ban Giám đốc Công an tỉnh Kon Tum, Trạm CSGT Ngọc Hồi đã luôn phối hợp chặt chẽ với Đội CSGT - Công an huyện Ngọc Hồi thường xuyên tổ chức tuần tra lưu động, đồng thời lập các chốt kiểm tra để kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý các phương tiện có dấu hiệu vi phạm về cơi nới thành thùng, chở quá khổ, quá tải. Ngoài ra, sẽ tập trung xử lý các lỗi vi phạm khác như: Vi phạm nồng độ cồn, phóng nhanh, vượt ẩu, chạy không đúng phần đường, làn đường…
Cùng với đó, huyện Ngọc Hồi cũng là địa bàn có số lượng các mỏ vật liệu xây dựng như: Cát, đá, sỏi…tương đối nhiều. Chính vì vậy, hoạt động vận tải tại huyện ngã 3 Đông Dương cũng rất sôi động. Tuy nhiên, được sự tuyên truyền của lực lượng Phòng CSGT, Đội CSGT, các chủ mỏ vật liệu và chủ phương tiện giao thông đã ý thức được việc chấp hành đúng luật giao thông đường bộ. 100% các chủ phương tiện đã chủ động và tự nguyện ký cam kết không cơi nới thành thùng, không chở quá khổ, quá tải khi lưu thông trên các tuyến đường.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Xây lắp và Thương mại Hoàng Quân, đóng tại xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, cho biết: “Là một chủ mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, chúng tôi luôn ý thức được việc phải chấp hành đúng luật giao thông đường bộ. Cùng với đó, khi lực lượng CSGT phổ biến và tuyên truyền việc chấp hành đúng các quy định đối với các phương tiện vận tải. Chúng tôi đã chủ động và tự nguyện ký cam kết sẽ không cơi nới thành thùng xe, không chở quá khổ, quá tải và chấp hành đúng luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông”.
Chủ phương tiện Kring Kỳ, cũng chia sẻ: “Khi các cán bộ giao thông tuyên truyền luật giao thông đường bộ, chúng tôi rất vui vẻ và chấp hành nghiêm túc khi tham gia giao thông trên đường. 100% xe vận tải của chúng tôi luôn cam kết không cơi nới, không chở quá khổ, quá tải. Bên cạnh đó, khi tham gia giao thông, các tài xế đều không phóng nhanh, vượt ẩu và đi đúng làn đường quy định”.
Chỉ đạo "nóng" xử lý xe quá khổ, quá tải
Ngày 13/3, ông Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum có Văn bản số 656 gửi Công an tỉnh Kon Tum, Sở GTVT, Ban An toàn Giao thông tỉnh, UBND thành phố, các huyện và Văn phòng Quản lý Đường bộ III.4 về việc tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn toàn tỉnh.
Cụ thể, trong thời gian qua, công tác đảm bảo trật tự An toàn giao thông trên địa bàn tỉnh nói chung và công tác kiểm soát tải trọng phương tiện nói riêng đã được các ngành, các cấp, các đơn vị liên quan tập trung thực hiện và đạt được những kết quả tích cực. Tình trạng xe quá tải tham gia giao thông đã giảm đáng kể, đặc biệt là vi phạm về tải trọng và kích thước thùng xe, nhiều lái xe, chủ xe đã tự giác chấp hành quy định về kích thước thùng xe.
Các chủ phương tiện cơi nới thành thùng xe, chở quá khổ, quá tải và vi phạm nồng độ cồn sẽ không còn "đường sống" (Ảnh: NGHĨA TRẦN).
Theo đó, tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về kiểm soát tải trọng xe theo Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường các giải pháp về kiểm soát tải trọng phương tiện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông và kết cấu hạ tầng giao thông.
Tăng cường các lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện, kích thước thùng xe trên các tuyến đường có nhiều xe quá tải lưu thông, trọng tâm là vào ban đêm. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các xe chở hàng siêu trường, siêu trọng không có giấy phép lưu hành tham gia giao thông trên các tuyến đường.
Đề nghị Công an tỉnh Kon Tum, Sở GTVT, Ban An toàn Giao thông và Văn phòng Quản lý đường bộ III.4 (thuộc Cục Đường bộ III) phối hợp để ra quân xử lý các phương tiện cơi nới thành thùng, chở quá khổ, quá tải lưu thông trên đường.
-
Thực trạng tình hình tai nạn giao thông vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, đặc biệt là tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh. Theo đó, việc nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng, mà là ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân và học sinh khi tham gia giao thông.
-
Ngắm dự án cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung trước ngày hợp long
Sau 3 năm thi công, dự án tuyến đường bộ ven biển và cầu vượt cửa biển Thuận An (phường Thuận An, quận Thuận Hoá, Thành phố Huế) đang được nhà thầu gấp rút thi công các hạng mục còn lại, dự kiến hợp long vào ngày 30/4 và hoàn thành đưa vào sử dụng đúng dịp lễ Quốc Khánh. -
Lưu ý về giao thông, hướng đi đối với các loại phương tiện trong ngày 14-15/4 tại Hà Nội
Công an thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch phân luồng giao thông trong các ngày 14 - 15/4, khi diễn ra hoạt động của các đoàn khách quốc tế sang thăm và làm việc tại Việt Nam. -
Phó Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phía Nam
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ về cơ chế đặc thù cho các mỏ vật liệu cung cấp cho các dự án, trình Chính phủ trước ngày 15/4. -
Có hết thời hiệu với hành vi không nộp phạt vi phạm giao thông
Theo quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm. Vậy cá nhân vi phạm giao thông sau 01 năm cố tình trốn không nộp phạt thì có được coi là hết thời hiệu xử phạt không? -
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào? -
Hà Nội: Triển khai thêm 30 điểm cấp, đổi giấy phép lái xe
Công an TP Hà Nội sẽ triển khai thêm 30 địa điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX trên địa bàn. Để hướng dẫn người dân làm thủ tục nộp hồ sơ cấp đổi GPLX trực tuyến, đồng thời tiếp nhận hồ sơ trực tiếp, công tác chuẩn bị đang được diễn ra khẩn trương. -
Người có giấy phép lái xe B1 có thể làm nghề lái xe từ 2025 không?
Tôi có giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được cấp ngày 20/7/2023. Vậy, nếu tôi muốn hành nghề lái xe dịch vụ Grab, taxi thì có sử dụng giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được không, hay phải học bổ sung điều kiện khác?
-
Làm gì khi chủ xe thật bị phạt nguội oan vì xe biển giả?
Thời gian qua, nhiều chủ xe ô tô, xe máy bất ngờ vì nhận được giấy phạt nguội ở tỉnh khác, trong khi xe của họ vẫn ở nhà. Như vậy, người dân cần phải làm gì trong trường hợp này và liên hệ cơ quan nào để được giải quyết? -
Thủ tục đăng ký xe lần đầu trực tuyến toàn trình với xe sản xuất lắp ráp trong nước
Đây là một trong những thủ tục được Bộ Công an hướng dẫn tại Quyết định số 1383/QĐ-BCA ngày 28/02/2025 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng; cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an. -
Sẽ tích hợp giấy phép lái xe khi người dân cấp đổi
Bộ Công an sẽ giao các đơn vị chức năng cấp giấy hẹn để người dân tham gia giao thông khi chưa in được giấy phép lái xe, đồng thời tích hợp giấy phép điện tử cho người dân trên các ứng dụng VNeID. -
Công bố hình thức mẫu giấy phép lái xe mới
Sau khi nhận bàn giao, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BCA ngày 28/02/2025 quy định về sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế. Trong đó, có quy định biểu mẫu hình ảnh. -
13 bước cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến
Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) hướng dẫn 13 bước cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến, khuyến cáo người dân cảnh giác, tránh bị người tự xưng là Công an gọi điện lừa. -
Mức phạt chủ xe lắp loa trên ô tô sử dụng gây mất trật tự khi tham gia giao thông
Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8-12 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô. -
Mức phạt với hành vi điều khiển xe máy đi ngược chiều
Ngày 26/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Trong đó, có nâng mức phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi ngược chiều so với quy định cũ. -
Hà Nội đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến giao thông dịp Tết và lễ hội đầu Xuân 2025
Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đang bước vào thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu Xuân 2025. Kế hoạch được thực hiện toàn diện trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa trên địa bàn Hà Nội. -
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia giao thông cần chú ý đến 12 loại lỗi vi phạm có thể dẫn đến việc bị tịch thu xe máy. -
Nỗ lực đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho người dân đón Tết
Thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) dịp Tết và lễ hội Xuân 2025, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tuần tra khép kín, kiểm soát chặt các hành vi vi phạm trên các tuyến giao thông.