
Thị trường BĐS cuối năm 2022: Nhiều diễn biến bất ngờ
Mặc dù, tình hình giao dịch bất động sản (BĐS) có dấu hiệu sụt giảm nhưng không rơi vào suy thoái, bởi sự quan tâm và nhu cầu của khách hàng vẫn ở mức cao. Hiện tượng sốt đất, bong bóng gần như không còn xuất hiện, hoạt động đầu cơ giai đoạn này cũng không còn.
Thị trường BĐS ổn định trở lại
Xảy ra nhiều biến động, thị trường BĐS hiện đang dần thích ứng và ổn định trở lại.
Cụ thể: Tại Hà Nội, giá nhà chung cư được rao bán đã tăng đến 13% so với cùng kỳ năm 2021, ghi nhận tăng liên tục trong 4 năm liên tiếp. Cách đây khoảng 2 năm, giá căn hộ khu vực trung tâm quận Cầu Giấy, Thanh Xuân… chào bán bình quân từ 30 - 40 triệu đồng/m2, đến nay tăng lên 45 - 60 triệu đồng/m2.
Những địa bàn còn nhiều quỹ đất hơn như: Gia Lâm, Hoài Đức, Đông Anh... từ 18 - 20 triệu đồng/m2, nay bình quân 30 triệu đồng/m2. Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay, sản phẩm biệt thự, nhà liền kề đã làm khuynh đảo thị trường Hà Nội với mức tăng giá gấp 2 - 2,5 lần.

Tương tự, ở TP. Hồ Chí Minh, giá căn hộ cũng ghi nhận mức tăng tối đa là 8% so với cùng kỳ năm 2021, thị trường không còn sản phẩm căn hộ thương mại với giá từ 2 tỷ đồng trở xuống, mức giá ghi nhận thấp nhất khoảng 36 triệu đồng/m2, cao nhất trên 300 triệu đồng/m2.
Một số dự án chung cư trên địa bàn TP Thủ Đức, giá mở bán căn hộ hạng A từ 55 triệu đồng/m2, khu vực quận 9 và quận Thủ Đức cũ, giá vượt ngưỡng hơn 100 triệu đồng/m2. Trong đó cá biệt là phân khúc biệt thự, nhà phố liền kề theo số liệu khảo sát thị trường của DHRA Việt Nam đã thiết lập mặt bằng giá mới đạt ngưỡng lên tới 700 tỷ đồng/căn.
Cũng theo nhận định của công ty Công ty Cổ phần DKRA Việt Nam: Trong năm 2022, nguồn cung sản phẩm mới có thể sẽ tăng so với năm 2021 ở tất cả các phân khúc từ căn hộ đến nhà phố, biệt thự, riêng đất nền có thể sẽ không tăng do các dự án phân lô bán nền đang ngày càng bị siết chặt về thủ tục pháp lý. Dự báo cuối năm 2022, thị trường BĐS sẽ sôi động hơn với cả nguồn cung và sức mua mới.
Chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán cho rằng: Hiện tại, giá BĐS đang tăng cao nhưng giao dịch bước đầu cũng chưa khả quan. Bởi về nguyên tắc, giá chỉ tăng khi nhu cầu mua tăng, có thể trong những tháng cận Tết 2023 mới đánh giá được nhu cầu, sức mua của khách hàng. Điều này cho thấy, thị trường BĐS hiện vẫn đang trong giai đoạn khởi động trở lại… thời “vàng son”.
Diễn biến thị trường BĐS cuối năm 2022
Đánh giá về triển vọng của thị trường BĐS quý IV/2022, bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và nghiên cứu Savills Hà Nội cho biết: Hà Nội sẽ mở bán 5.033 căn hộ cho thị trường. Khoảng 70% nguồn cung tương lai sẽ là các căn hộ hạng B.
Theo vị trí, các quận/huyện: Nam Từ Liêm, Thanh Xuân và Gia Lâm sẽ chiếm 80%. Các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài đang tích cực tìm kiếm quỹ đất nhà ở tại các tỉnh lân cận vì nguồn cung từ các tỉnh này sẽ ngày càng đáp ứng nhu cầu nhà ở tại Hà Nội.
Bên cạnh đó, thị trường Hưng Yên và Bắc Ninh sẽ cung cấp khoảng 104.800 căn hộ. Theo đại diện Savills Hà Nội, việc cải thiện cơ sở hạ tầng, sản phẩm với giá cả phải chăng và đa dạng dịch vụ tiện ích là những yếu tố then chốt để các dự án thành công.

Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết: Trong 6 tháng cuối năm, thị trường BĐS sẽ trải qua thời kỳ tái cân bằng. Giá nhà sẽ chịu áp lực tăng do chi phí tăng, lạm phát, nhu cầu nhà ở cao và nguồn cung thấp tiếp tục khiến chi phí tăng vọt.
"Thanh khoản sẽ giảm, dòng tiền dễ không còn. Các nhà đầu tư cũng có xu hướng cho dòng tiền nghỉ ngơi và trở nên thận trọng hơn", Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam nói. Từ thực tế đó, Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam kiến nghị cần có các chính sách hỗ trợ để quá trình tái cân bằng của thị trường diễn ra "mềm" hơn.
Về phía các chuyên gia kinh tế đánh giá: Những tháng cuối năm 2022, thị trường BĐS sẽ khả quan hơn bởi những tác động tích cực như: Tăng trưởng GDP, chính sách pháp luật, quy hoạch hạ tầng, cho vay tín dụng… Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước có động thái nới room tín dụng nhằm hồi phục nền kinh tế, điều này cũng tác động mạnh tới sự phát triển của thị trường BĐS khi dòng vốn được lưu thông. Trên cơ sở đó, thị trường cũng sẽ thanh lọc mạnh mẽ các dự án BĐS, chỉ có các chủ đầu tư có đủ uy tín, có tiềm lực tài chính mạnh mới thu hút được các nhà đầu tư, tạo niềm tin cho thị trường, tạo lực đẩy giúp thị trường BĐS thoát khỏi cảnh trầm lắng.
-
Những năm gần đây, Bình Định đã xác định hạ tầng giao thông là một trong ba khâu đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh đã huy động mọi nguồn lực, tranh thủ vốn Trung ương, đầu tư công, đối tác công tư (PPP) và xã hội hóa để triển khai nhiều công trình trọng điểm, mang tính kết nối liên vùng.
-
Khẩn trương giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; đặc biệt là hoàn thiện hồ sơ, chuẩn bị đủ điều kiện để khởi động, khởi công, động thổ một số hạng mục, công trình thuộc dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. -
Cung đường đèo Quy Hòa – dải lụa xanh dẫn lối vào thành phố biển Quy Nhơn
Nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố biển Quy Nhơn (Bình Định), tuyến đường đèo Quy Hòa không chỉ là một lối đi giao thông quan trọng mà còn là điểm nhấn cảnh quan đặc biệt của đô thị du lịch đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Cung đường đèo uốn lượn, một bên núi rừng – một bên biển xanh, mở ra cánh cổng kỳ diệu dẫn vào thành phố biển Quy Nhơn. -
Triển khai cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 188/2025/QH15 ngày 19/02/2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội. -
Đề xuất mở rộng cao tốc Bắc - Nam lên 6 làn xe theo hình thức PPP
Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủvề việc dự kiến cùng các doanh nghiệp trong nước hợp lực triển khai mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo phương thức đầu tư PPP. -
Phó Thủ tướng yêu cầu bảo đảm chất lượng, tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Bình Phước theo dõi, chỉ đạo triển khai Dự án hiệu quả, chống tiêu cực, lãng phí…; chú ý bảo đảm chất lượng, tiến độ, không để đội giá. -
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát, xử lý dự án lãng phí
Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính rườm rà, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. -
Hà Nội dự kiến khởi công cầu Tứ Liên vào dịp 19/5
UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành triển khai các thủ tục, đảm bảo đủ điều kiện khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vào dịp 19/5/2025.
-
Tăng cường kiểm tra, khắc phục hư hỏng trên các tuyến đường cao tốc
Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kịp thời phát hiện các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng công trình để yêu cầu nhà thầu sửa chữa, khắc phục theo đúng các quy định của hợp đồng. -
Khánh thành 2 tuyến đường gần 2.600 tỷ đồng nối cao tốc Bắc - Nam
Đường Vạn Thiện - Bến En và đường nối quốc lộ 1 với 45 dài hơn 26 km, tổng đầu tư gần 2.600 tỷ đồng, được thông xe sáng nay sau hơn 1 năm thi công. -
Hạ Long đầu tư trên 20 tỷ cải tạo mương nước thành bãi đỗ xe
Thành phố Hạ Long đầu tư trên 20 tỷ đồng để cải tạo hàng loạt tuyến mương nước thành bãi đỗ xe, công viên nhằm tạo cảnh quan khu vực, phát triển hạ tầng kỹ thuật và cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng đời sống cho cộng đồng người dân. -
Toàn cảnh nút giao “trăm tỷ” lớn nhất Quảng Ninh, rộng gấp 5 sân vận động Mỹ Đình
Nút giao Đầm Nhà Mạc là nút giao lớn nhất tỉnh Quảng Ninh với diện tích 83 ha cùng tổng mức đầu tư hơn 760 tỷ đồng. Tuy nhiên, do 80% diện tích dự án nằm trên hệ rừng ngập mặn, đầm nước nên việc thi công gặp không ít khó khăn. -
Quyết tâm hoàn thành dự án Sân bay Long Thành trong năm 2025
Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án sân bay lớn nhất của nước ta từ trước đến nay, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Với tinh thần "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm", thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng lúc, kịp thời là những yếu tố thành công, Thủ tướng yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026. -
Hà Nội: Công ty Đại Nghĩa thi công sai thiết kế, huyện Mỹ Đức có đang tìm cách né tránh?
Hiện nay, để các tuyến đường giao thông nội đồng có tuổi thọ được lâu và chất lượng thì nhiều địa phương đã lựa chọn thiết kế kè đá hộc ở hai bên đường. Do vậy, việc thi công kè đá hộc không đúng thiết kế sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại, đặc biệt có thể làm đường giao thông bị sụt lún ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. -
Đường sắt đô thị phải giải quyết yêu cầu về giao thông tại Hà Nội, TP.HCM
Liên quan đến Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM đến năm 2035, Thủ tướng Chính phủ lưu ý xây dựng đề án phải đảm bảo mục tiêu giải quyết yêu cầu thực tế về giao thông vận tải tại Hà Nội, TP.HCM; Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới. -
Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm dự án thành phần 4 của sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, việc chậm triển khai dự án thành phần 4, trong khi các dự án thành phần khác đang đạt và vượt tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch khai thác sân bay Long Thành, nguy cơ gây lãng phí rất lớn. -
Diện mạo cây cầu hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương
Công trình cầu Nguyễn Hoàng với kinh phí xây dựng hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương (thành phố Huế) đang dần hoàn thiện tạo nên một diện mạo mới cho tỉnh Thừa Thiên Huế trên con đường trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. -
Thừa Thiên Huế: Cầu treo Bình Thành xuống cấp “hết tuổi” sử dụng gây mất an toàn giao thông
Cầu Bình Thành là cây cầu treo mắc võng bằng cáp, đến nay hệ thống cáp treo đã xuống cấp, đặc biệt cây cầu đã “hết tuổi” sử dụng gần 10 năm, gây nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT), nhất là mỗi khi có xe trọng tải lớn đi qua.