Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 22:20 | HOTLINE : 0906.18.1357 | Email: bbt.giaothong360@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0906.18.1357
Đầu tư - Hạ tầng

Hàng loạt nguyên nhân khiến cao tốc Bắc – Nam chậm tiến độ

PV - 10:47 13/12/2022 GMT+7

Tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá XV, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã có báo cáo về tình hình thực hiện dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Cũng tại báo cáo này, Bộ GTVT thừa nhận, trong 10 dự án thành phần đang triển khai xây dựng, 6 dự án thành phần vẫn có khối lượng thi công chậm so với kế hoạch yêu cầu.

Theo đó, dự án thành phần Mai Sơn - QL45 hiện có sản lượng đạt khoảng 69,5% giá trị các hợp đồng, chậm khoảng 1,5% so với kế hoạch. Tại dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết, tính đến nay, sản lượng thi công đạt khoảng 50,65% giá trị các hợp đồng, chậm hơn 2% so với kế hoạch. Dự án thành phần Phan Thiết - Dầu Giây chậm 0,69% so với kế hoạch. Sản lượng đến nay đạt khoảng 56,32% giá trị các hợp đồng. Dự án thành phần QL45 - Nghi Sơn cũng có sản lượng thi công chưa được như kỳ vọng, hiện đạt khoảng 52,53% giá trị các hợp đồng, chậm khoảng 1,7% so với kế hoạch.

Trong 3 dự án thành phần đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, Diễn Châu - Bãi Vọt là dự án thành phần "trượt" sản lượng so với kế hoạch lớn nhất, chậm 7,7%, sản lượng thi công mới đạt khoảng 13,7% giá trị các hợp đồng. Tại dự án thành phần Cam Lâm - Vĩnh Hảo, sản lượng thi công đến nay đạt khoảng 24,3% giá trị các hợp đồng, vẫn chậm khoảng 1,4% so với kế hoạch.

Phân tích nguyên nhân của sự chậm trễ trên, theo Bộ GTVT, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), sự bất thường của thời tiết, diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, vướng mắc trong giải quyết thủ tục cấp phép khai thác mỏ vật liệu, biến động lớn về giá vật tư, vật liệu xây dựng là 5 nguyên nhân lớn khiến tiến độ thi công các dự án thành phần chưa đạt đúng kỳ vọng. Điển hình, tại các dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây (địa bàn tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai) trong năm 2021 đã có 130 ngày mưa. Từ đầu năm 2022 đến nay có khoảng 80 ngày mưa. Tại dự án thành phần Mai Sơn - QL45, trong năm 2021 mưa kéo dài từ tháng 7 đến hết tháng 10. Sang năm 2022, tính từ tháng 5 đến tháng 8, địa bàn triển khai các gói thầu của dự án "hứng" tổng cộng 52 ngày mưa. Tình trạng mưa tiếp tục kéo dài đến nay.

Tại dự án Cam Lộ - La Sơn (địa bàn tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) trong năm 2021 có khoảng 140 ngày mưa. Từ đầu năm 2022 đến nay có khoảng 100 ngày mưa. Về giá vật liệu xây dựng, theo Bộ GTVT, trong giai đoạn từ quý 4/2020 đến quý 1/2022, giá nhiên liệu, một số loại vật liệu xây dựng biến động tăng lớn (xi măng, đá các loại, nhựa đường có mức tăng giá trên 20%, một số loại vật liệu như thép, nhiên liệu tăng đến 80 - 90%) nằm ngoài khả năng dự báo của các bên liên quan, việc tính toán trượt giá theo công thức điều chỉnh giá thông thường chưa phản ánh được mức độ biến động giá. Thực trạng đó khiến các nhà thầu khó khăn về tài chính, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án.

Riêng vướng mắc về nguồn vật liệu thi công, quá trình thực hiện các dự án thành phần, mặc dù các mỏ đất tại khu vực dự án đi qua (gồm cả các mỏ đang khai thác và đã có trong quy hoạch khai thác vật liệu xây dựng của điạ phương nhưng chưa được cấp phép khai thác) đáp ứng đủ nhu cầu vật liệu đất đắp nền đường. Tuy nhiên, do các gói thầu, dự án thành phần triển khai đồng loạt trong cùng một thời gian, thủ tục cấp giấy phép khai thác vật liệu xây dựng theo quy định gồm nhiều bước với thời gian thực hiện kéo dài từ 9 - 15 tháng nên giai đoạn đầu triển khai thi công, nguồn vật liệu đất đắp cung cấp cho các dự án không đáp ứng được tiến độ thi công.

Đề cập đến thách thức trong công tác GPMB, theo Bộ GTVT, cho đến nay, một số công trình hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa được hoàn thành di dời, đặc biệt có 2 vị trí đường điện cao thế (tỉnh Bình Thuận) nằm trong mặt bằng công trình làm ảnh hưởng đến việc triển khai thi công và tiến độ dự án đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Trong giai đoạn bắt đầu triển khai thi công, mặc dù mặt bằng chưa bàn giao chỉ chiếm khoảng 10% chiều dài tuyến nhưng ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ do nhiều đoạn mặt bằng bàn giao không liên tục. Riêng tại dự án thành phần Cam Lộ - La Sơn, các vị trí vướng mắc về GPMB trùng với các vị trí phải xử lý nền đất yếu, tiến độ thi công kéo dài.

Ông Nguyễn Văn Thắng làm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Chiều 21/10, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 với số phiếu tán thành 87,15%. Ông Thắng tiếp quản công việc từ người tiền nhiệm là ông Nguyễn Văn Thể, người vừa được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân.

Ông Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1973, quê Hà Nội. Ông gắn bó với Ngân hàng VietinBank từ năm 1996, ông kinh qua nhiều chức vụ, trở thành tổng giám đốc VietinBank năm 2011 và chủ tịch VietinBank năm 2014.

Tháng 7-2018, ông Nguyễn Văn Thắng được Bộ Chính trị quyết định luân chuyển và chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2015-2020. Sau đó ông được bầu giữ chức phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.

Một năm sau ông trở thành phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và giữ cương vị đó cho đến khi được Bộ Chính trị điều động về Điện Biên và được bầu giữ chức bí thư Tỉnh ủy Điện Biên từ tháng 10-2020.