
Đồng bộ giải pháp để thúc đẩy thị trường BĐS hồi phục và phát triển
Để giúp thị trường bất động sản (BĐS) đủ sức vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay cần nhiều giải pháp và việc động bộ các giải pháp sẽ tạo động lực thúc đẩy sự hồi phục và phát triển thị trường này.
BĐS lan tỏa đến nhiều ngành kinh tế quan trọng khác của nền kinh tế, nhất là những ngành liên quan trực tiếp như: Xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch và tài chính - ngân hàng... Ảnh: VGP
Thị trường bất động sản (BĐS) là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng 11% GDP và là lĩnh vực có quan hệ hữu cơ với rất nhiều ngành kinh tế khác. Nó có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực, tạo ra các tài sản cố định cho nền kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển và đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của người dân, phát triển đô thị, du lịch…
Mới đây, Hiệp hội BĐS Việt Nam đã công bố kết quả nghiên cứu đề tài khoa học "Bất động sản trong nền kinh tế Việt Nam - Vai trò và khuyến nghị chính sách". Nhóm nghiên cứu đề tài nêu bật sự đóng góp của BĐS thông qua khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành kinh tế quan trọng khác, nhất là những ngành liên quan trực tiếp như: Xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, lưu trú - ăn uống và tài chính - ngân hàng...
Bên cạnh đó, đề tài còn chỉ ra rằng, khi nhu cầu sử dụng cuối cùng của ngành BĐS sản mở rộng tăng 1 tỷ đồng sẽ kích thích giá trị sản xuất của các ngành còn lại là 0,772 tỷ đồng và lan tỏa tới giá trị tăng thêm là 0,191 tỷ đồng… Trường hợp giá trị sản xuất của nhóm ngành BĐS thay đổi giảm 10% thì GDP sẽ giảm 1,247%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chịu ảnh hưởng mạnh nhất, giảm tới 0,861%, tiếp theo đó là các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (giảm 0,366%); du lịch (giảm 0,352%); dịch vụ khác (giảm 0,348%); ngành chịu ảnh hưởng giảm thấp nhất là công nghiệp khai thác (giảm 0,210%)…
Đơn cử về tác động của BĐS tới những ngành nghề liên quan như ngành thép. Sản xuất và tiêu thụ thép trong tháng 10/2022 tiếp tục diễn biến theo chiều hướng đi xuống, khi giảm lần lượt 16,38% và 29,4% so với cùng kỳ. Theo nhiều doanh nghiệp (DN), nhà thầu xây dựng, tính đến thời điểm hiện tại, có rất ít công trình mới được xây dựng do chủ đầu tư hết vốn, nhưng lại khó vay tiền từ ngân hàng.
Để tìm giải pháp tháo gỡ thì chúng ta phải nhận diện được nguyên nhân dẫn đến sự "xuống dốc" của thị trường mũi nhọn này từ đâu. Bên cạnh hàng loạt các nguyên nhân tạo ra những khủng hoảng của thị trường BĐS thì hiện nay hai điểm nghẽn chính là sự thiếu hụt dòng tiền và vướng mắc về chính sách pháp lý.
Về vốn, hiện nay DN gặp khó trong tiếp cận vay vốn ngân hàng. Đặc biệt từ nửa cuối năm 2022, dù có tài sản đảm bảo vẫn không vay được do các ngân hàng hết hạn mức, đồng thời kiểm soát chặt chẽ hơn tín dụng vào BĐS. Nhiều khách hàng cũng không được giải ngân dù trước đó đã ký thỏa thuận cho vay, dẫn đến DN không bán được hàng.
Cùng với đó, lãi suất cho vay cuối năm 2022 cũng tăng hai đợt vào tháng 9 và tháng 11 gây thêm khó khăn cho huy động vốn. Đồng thời, DN cũng gặp áp lực với lượng lớn trái phiếu phải đáo hạn cuối 2022 và trong cả 2023.
Tiếp đến những vướng mắc về pháp lý cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự khó khăn cho phục hồi và phát triển của thị trường BĐS hiện nay. Theo ước tính của Hiệp hội BĐS TPHCM (HOREA), hiện tại Thành phố có tới hơn 70% khó khăn là từ các vướng mắc về thủ tục pháp lý.
Nguồn vốn tín dụng đang được xem là "nút thắt" quan trọng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS. Ảnh: VGP
Tập trung vào các giải pháp mũi nhọn
Để giải quyết vấn đề nguồn tín dụng cho thị trường, mới đây Bộ Xây dựng cho biết sẽ kiến nghị Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng cấp cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn. Đề xuất này nếu thành hiện thực sẽ là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy nguồn cung của thị trường BĐS cho nhu cầu nhà ở của người dân.
Tiếp đến để góp phần tìm ra những giải pháp về vốn nhằm tháo gỡ các khó khăn cho các DN BĐS, ngày 8/2, tại cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước, hầu hết các DN BĐS, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng khơi thông nguồn tín dụng (chiếm 70% nguồn vốn của DN BĐS trong năm 2022) là một trong những giải pháp cần thiết nhất mà Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ cần tạo điều kiện cho thị trường với các quyết sách kịp thời.
Tại đây, các DN lớn của thị trường BĐS như Novaland (NVL), Vinhomes (VHM), Tập đoàn Đất Xanh (DXG), đã có các kiến nghị và Thống đốc NHNN Nguyễn thị Hồng cho biết đã ghi nhận các ý kiến của các DN, hiệp hội như: Đề xuất giữ nguyên nhóm nợ, không nên phân biệt hệ số rủi ro, cần có hướng dẫn về tín dụng đối với việc phát triển khu đô thị, mở room tín dụng riêng cho BĐS, hỗ trợ tín dụng cho phân khúc nhà ở xã hội, có cơ chế riêng về tín dụng BĐS du lịch (condotel), miễn giảm lãi, điều kiện vay vốn, sửa Thông tư 16 cho phép cấp tín dụng để cơ cấu lại khoản vay, nên có một gói hỗ trợ lãi suất tương tự với gói 30.000 tỷ đồng năm 2013,…
Do đó, để giúp DN BĐS giải quyết "nút thắt" về vốn, Ngân hàng Nhà nước nên nới thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng, có chính sách tái cơ cấu nợ, giãn nợ cho khách hàng, giữ nguyên nhóm nợ và được vay vốn tín dụng mới có tài sản đảm bảo, làm rõ một số vấn đề về mục đích vay vốn, tạo điều kiện vay với người mua nhà…
Để đảm bảo cho hệ thống tín dụng an toàn, cần giảm lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay một cách từ từ, để đến quý IV/2023, lãi suất huy động và lãi suất cho vay trở về mức như năm 2021.
Đặc biệt vấn đề trái phiếu DN, nên giãn thời gian thực hiện thêm 1 năm đối với quy định về xác định nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu DN riêng lẻ phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và giãn yêu cầu xếp hạng tín nhiệm trong 1 năm sẽ giúp thị trường có thêm thời gian điều chỉnh và có thể duy trì nhu cầu đầu tư trái phiếu của nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp.
Một trong những giải pháp của HOREA rất khả thi được các DN BĐS và chuyên gia kinh tế đánh giá cao là về cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn trong thời hạn từ 12-24 tháng, giữ nguyên nhóm nợ và được vay vốn tín dụng mới có tài sản bảo đảm. Cốt lõi của vấn đề này chính là tạo điều kiện để dòng tiền mới được "bơm" vào thị trường BĐS là rất thết thực để giải quyết vấn đề vốn vì hiện nay điều kiện vay còn quá khắc khe, như yêu cầu DN phải có giấy phép xây dựng, giống như "giấy phép con" gây khó khăn cho DN BĐS trong việc tiếp cận nguồn vốn.
Về giải pháp để tháo gỡ những vấn đề vướng mắc pháp lý cần có sự phối hợp đồng bộ từ vi mô đến vĩ mô. Từ việc sửa đổi Luật Đất đai và các luật liên quan như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, ban hành các văn bản nghị định của Chính phủ đến các địa phương.
Quan trọng nhất là trong bối cảnh hiện nay, để định hướng, Chính phủ cần ban hành các nghị định kịp thời với tình hình cụ thể hiện tại để tháo gỡ ngay những vướng mắc của thị trường BĐS như nghị định về đất đai, Nghị định quy định về quy trình, thủ tục hành chính đầu tư xây dựng các dự án BĐS, nhà ở, đô thị để thống nhất về thủ tục hành chính ở trong toàn quốc.
Bên cạnh những giải pháp trọng tâm nêu trên bản thân các DN BĐS cũng phải nỗ lực để đồng hành, hợp tác với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết các vướng mắc. Theo đó, các DN phải tái cấu trúc, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm; cần phải chủ động, tích cực tham gia thực hiện thực hiện các giải pháp xử lý những khó khăn nội tại như cơ cấu lại doanh nghiệp, sắp xếp các dự án, sản phẩm, giá bán… để đáp ứng nhu cầu và phù hợp với thực tế thị trường.
-
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Bình Phước theo dõi, chỉ đạo triển khai Dự án hiệu quả, chống tiêu cực, lãng phí…; chú ý bảo đảm chất lượng, tiến độ, không để đội giá.
-
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát, xử lý dự án lãng phí
Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính rườm rà, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. -
Hà Nội dự kiến khởi công cầu Tứ Liên vào dịp 19/5
UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành triển khai các thủ tục, đảm bảo đủ điều kiện khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vào dịp 19/5/2025. -
Tăng cường kiểm tra, khắc phục hư hỏng trên các tuyến đường cao tốc
Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kịp thời phát hiện các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng công trình để yêu cầu nhà thầu sửa chữa, khắc phục theo đúng các quy định của hợp đồng. -
Khánh thành 2 tuyến đường gần 2.600 tỷ đồng nối cao tốc Bắc - Nam
Đường Vạn Thiện - Bến En và đường nối quốc lộ 1 với 45 dài hơn 26 km, tổng đầu tư gần 2.600 tỷ đồng, được thông xe sáng nay sau hơn 1 năm thi công. -
Hạ Long đầu tư trên 20 tỷ cải tạo mương nước thành bãi đỗ xe
Thành phố Hạ Long đầu tư trên 20 tỷ đồng để cải tạo hàng loạt tuyến mương nước thành bãi đỗ xe, công viên nhằm tạo cảnh quan khu vực, phát triển hạ tầng kỹ thuật và cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng đời sống cho cộng đồng người dân. -
Toàn cảnh nút giao “trăm tỷ” lớn nhất Quảng Ninh, rộng gấp 5 sân vận động Mỹ Đình
Nút giao Đầm Nhà Mạc là nút giao lớn nhất tỉnh Quảng Ninh với diện tích 83 ha cùng tổng mức đầu tư hơn 760 tỷ đồng. Tuy nhiên, do 80% diện tích dự án nằm trên hệ rừng ngập mặn, đầm nước nên việc thi công gặp không ít khó khăn. -
Quyết tâm hoàn thành dự án Sân bay Long Thành trong năm 2025
Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án sân bay lớn nhất của nước ta từ trước đến nay, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Với tinh thần "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm", thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng lúc, kịp thời là những yếu tố thành công, Thủ tướng yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026.
-
Hà Nội: Công ty Đại Nghĩa thi công sai thiết kế, huyện Mỹ Đức có đang tìm cách né tránh?
Hiện nay, để các tuyến đường giao thông nội đồng có tuổi thọ được lâu và chất lượng thì nhiều địa phương đã lựa chọn thiết kế kè đá hộc ở hai bên đường. Do vậy, việc thi công kè đá hộc không đúng thiết kế sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại, đặc biệt có thể làm đường giao thông bị sụt lún ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. -
Đường sắt đô thị phải giải quyết yêu cầu về giao thông tại Hà Nội, TP.HCM
Liên quan đến Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM đến năm 2035, Thủ tướng Chính phủ lưu ý xây dựng đề án phải đảm bảo mục tiêu giải quyết yêu cầu thực tế về giao thông vận tải tại Hà Nội, TP.HCM; Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới. -
Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm dự án thành phần 4 của sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, việc chậm triển khai dự án thành phần 4, trong khi các dự án thành phần khác đang đạt và vượt tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch khai thác sân bay Long Thành, nguy cơ gây lãng phí rất lớn. -
Diện mạo cây cầu hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương
Công trình cầu Nguyễn Hoàng với kinh phí xây dựng hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương (thành phố Huế) đang dần hoàn thiện tạo nên một diện mạo mới cho tỉnh Thừa Thiên Huế trên con đường trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. -
Thừa Thiên Huế: Cầu treo Bình Thành xuống cấp “hết tuổi” sử dụng gây mất an toàn giao thông
Cầu Bình Thành là cây cầu treo mắc võng bằng cáp, đến nay hệ thống cáp treo đã xuống cấp, đặc biệt cây cầu đã “hết tuổi” sử dụng gần 10 năm, gây nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT), nhất là mỗi khi có xe trọng tải lớn đi qua. -
Ngắm nhìn cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam trị giá 12.000 tỷ
Cầu Đình Vũ – Lạch Huyện của TP Hải Phòng được mệnh danh là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài trên 5 km đưa vùng đảo Cát Hải trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, cảng biển mới của thành phố. -
Chấp thuận đưa đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội vào vận hành
Đoạn tuyến trên cao Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội chính thức được Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng chấp thuận đưa vào vận hành thương mại. -
TP.HCM sắp khánh thành 4 cầu, hầm chui mới
Cầu Nam Lý, Cây Khô, và hai hầm chui cửa ngõ Tân Sơn Nhất, Nam Sài Gòn sắp hoàn thành sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển và cải thiện cảnh quan đô thị thành phố. -
Đề xuất mức phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
Bộ GTVT đề xuất mức thu phí đối với đường cao tốc do Nhà nước đầu tư có 04 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục từ 1.300 đồng/km đến 5.200 đồng/km tùy từng nhóm xe. -
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cần bổ sung gần 1.000 tỷ đồng
Bộ Giao thông Vận tải vừa có tờ trình về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1; trong đó, bổ sung khoảng 998,91 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
-
Giải đáp kiến nghị về nâng mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi
-
Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông tối đa lên đến 150 triệu đồng
-
Sửa Luật Đầu tư công: Gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng và thúc đẩy cải cách
-
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tai nạn giao thông vẫn là "điểm nóng" y tế
-
Quy định mới về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ ngày 15/6