
Trông giữ xe dưới lòng đường (kỳ 2): Sai phạm tràn lan, điểm dừng xe buýt biến thành nơi trông giữ xe
Sau bài phản ánh "Trông giữ xe dưới lòng đường - kỳ 1: Nhiều đơn vị phớt lờ quy định của thành phố", Tạp chí Môi trường Giao thông tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc liên quan đến các điểm trông giữ xe ô tô dưới lòng đường tại một số quận Hoàn Kiếm, Đống Đa... có nhiều sai phạm, thậm chí có nơi còn lấn chiếm điểm dừng xe buýt để trông giữ xe.
Cụ thể, theo phản ánh của người dân dọc đường Hào Nam, quận Đống Đa là đoạn đường có mật độ dân cư đông đúc và thường xuyên tắc đường giờ cao điểm nhưng lòng đường ở đây vẫn được tận dụng làm điểm trông giữ xe. Tuy nhiên, nhân viên ở đây thường xuyên không trả vé khi có ô tô đến gửi theo lượt.
Theo tìm hiểu của PV, đoạn đường này được Sở Giao thông vận tải Hà Nội cấp phép cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ khai thác ô tô Ngọc Quang trông giữ ô tô dưới lòng đường với nhiều mức phí khác nhau theo từng loại xe như: Xe đến 9 ghế ngồi có vé lượt là 25.000 đồng; hợp đồng theo tháng thì ban ngày là 2.000.000 đồng/tháng, ban đêm là 1.600.000 đồng/tháng; nếu là cả ngày và đêm là 3.000.000 đồng/tháng; với loại xe ô tô từ 10 ghế ngồi đến 29 ghế ngồi có vé lượt là 30.000 đồng, hợp đồng theo tháng thì ban ngày là 2.200.000 đồng/tháng, ban đêm là 1.800.000 đồng/tháng, nếu là cả ngày và đêm là 3.200.000 đồng/tháng...

Để có thông tin cụ thể hơn về phản ánh điểm trông giữ xe này, chiều ngày 16/04, PV Môi trường Giao thông đã đi ô tô và dừng lại dưới lòng đường cạnh vỉa hè trên đoạn đường này. Ngay lập tức, một người đàn đi xe máy đến và yêu cầu nộp 25.000 đồng nếu để xe ở đây trong khoảng thời gian dưới một giờ đồng hồ, mặc dù xe ô tô không dừng lại trong điểm kẻ vạch cấp phép cho đơn vị này. Ngoài ra, theo người này nếu gửi theo tháng ban ngày ở đây thì còn phải xem ô tô gì? Giá trị bao nhiêu? Nếu ô tô giá trị từ 500 triệu đến 800 triệu thì giá trông giữ là hơn 2.000.000 đồng/tháng.
Sau đó, chúng tôi tiếp tục di chuyển đến đường Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, đây là tuyến phố khá sầm uất với nhiều tòa nhà văn phòng và trụ sở các cơ quan nhà nước nên nhu cầu gửi xe rất cao. Dọc tuyết phố này là hàng chục điểm trông giữ xe cả trên vỉa hè và lòng đường. Tuy nhiên, để tìm được một nơi dừng xe không hề dễ dàng, khi chúng tôi phải đi vòng tuyết đường này hơn 20 phút mới có lốt dừng cạnh một điểm trông giữ xe của Công ty Cổ phần Đồng Xuân.

Nhiều xe ô tô được trông giữ ngoài vạch chỉ giới.
Ngay lập tức, một người đàn ông lạ mặt không có đồng phục và bảng tên tiến sát xe chúng tôi đòi thu tiền và hướng dẫn đỗ xe cạnh điểm dừng xe buýt, khi chúng tôi hỏi để ở đây có sao không? Người này khẳng định không sao và yêu cầu chúng tôi trả 30.000 đồng nếu gửi xe dưới một giờ, đồng thời cho biết gửi ô tô ở đây không cần vé xe, chỉ quét vé điện tử đối với xe máy ?!
Theo tìm hiểu của PV, Công ty Cổ phần Đồng Xuân chỉ được cấp phép trông giữ xe máy và xe đạp tại địa điểm này trên vỉa hè. Tuy nhiên, do khu vực này nhu cầu gửi ô tô cao, nếu ai có nhu cầu thì nhân viên trông giữ xe của Công ty Cổ phần Đồng Xuân vẫn nhận trông và thu tiền bất chấp việc đơn vị này không được phép trông giữ ô tô tại địa điểm này.
Theo quyết định 44/2017/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND TP Hà Nội về bảng giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn TP Hà Nội cụ thể như sau: Giá gửi xe ban ngày và ban đêm lần lượt với xe đạp từ 3.000 đồng - 5.000 đồng/lượt; xe máy là 5.000 đồng - 8.000 đồng/lượt; ô tô tăng từ 30.000 đồng - 50.000 đồng/lượt. Tuy nhiên, việc thu quá giá, không vé vẫn thường xuyên diễn ra dù đã có nhiều đợt ra quân kiểm tra, xử phạt của lực lượng chức năng dẹp vấn nạn này. Thậm chí, nhiều trường hợp đã bị thu hồi giấy phép trông giữ phương tiện nhưng tình trạng “chặt chém” vẫn không được xử lý triệt để.
Theo Sở GTVT Hà Nội, từ năm 2021- 2023, Sở này đã cấp phép sử dụng cho 40 đơn vị tại 214 vị trí, với diện tích là 37.985m2 để trông giữ xe tạm thời dưới lòng đường. Trong khi đó, tại 17 Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đã cấp phép sử dụng tạm thời để trông giữ xe trên hệ thống vỉa hè, lòng đường khoảng 422 điểm đỗ với diện tích 93.300m2... Đáng chú ý, tổng số tiền thu phí 3 năm thuộc Sở GTVT quản lý là 134 tỷ đồng; UBND cấp huyện đã cấp phép trông giữ xe cho 61 doanh nghiệp trông giữ xe ô tô và 256 doanh nghiệp trông giữ xe máy, xe đạp với tổng số phí thu được là 114 tỷ.
Tuy nhiên, các điểm, bãi đỗ công cộng trên địa bàn mới chỉ đáp ứng khoảng 8 - 10% nhu cầu đỗ xe của tổng số phương tiện hiện có. Còn lại khoảng 90% nhu cầu đang đỗ xe tại các bãi đất trống, đất xen kẹt, đất dự án chậm triển khai; khu đất trống trong khuôn viên các khu tập thể cũ; tại các điểm trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè, bãi xe trong bệnh viện, trường học, công viên…
Hiện nay, dân số của TP Hà Nội là trên 8 triệu người (chưa bao gồm khoảng 1,2 triệu người vãng lai thường xuyên sinh sống, làm việc và học tập tại TP). Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội cho biết, trong năm 2023, lực lượng CSGT đã đăng ký mới 230.998 phương triện, trong đó có hơn 56.000 xe ô tô. Đến thời điểm này, tổng số phương tiện quản lý là 8.026.902 phương tiện, trong đó có 1.111.983 ô tô, hơn 6 triệu xe mô tô và hơn 187.000 xe máy điện…

Bảng giá trông giữ xe được đặt ở các góc khuất để người gửi xe không để ý thấy.
Nhìn vào số tiền thu được từ dịch vụ trông giữ xe trên toàn thành phố và các điểm được PV Môi trường Giao thông đi khảo sát thì có thể thấy, nhà nước đang thất thu một khoản tiền rất lớn từ các điểm trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè. Để chống thất thoát, minh bạch về quản lý hoạt động trông giữ xe, ngoài việc tăng cường kiểm tra, xử phạt các điểm trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè không tuân thủ các quy định của thành phố thì việc áp dụng công nghệ thông minh trong hoạt động trông giữ hiện nay là rất cần thiết.
Liên quan đến việc gửi xe ở vỉa hè, lòng đường, UBND thành phố Hà Nội đã quy định nhưng trên thực tế tại nhiều điểm trông giữ xe thì quy định một đằng, thực hiện một nẻo, khiến người dân bất bình khi chế tài không được thực thi do nhiều cơ quan quản lý đang buông lỏng việc kiểm tra, giám sát. Để có các thông tin cụ thể hơn về việc quản lý, vận hành các điểm trông giữ xe ở vỉa hè, lòng đường chúng tôi đã liên hệ với các đơn vị được cấp phép và các cơ quan quản lý để thông tin tiếp đến bạn đọc!
-
Thực trạng tình hình tai nạn giao thông vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, đặc biệt là tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh. Theo đó, việc nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng, mà là ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân và học sinh khi tham gia giao thông.
-
Ngắm dự án cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung trước ngày hợp long
Sau 3 năm thi công, dự án tuyến đường bộ ven biển và cầu vượt cửa biển Thuận An (phường Thuận An, quận Thuận Hoá, Thành phố Huế) đang được nhà thầu gấp rút thi công các hạng mục còn lại, dự kiến hợp long vào ngày 30/4 và hoàn thành đưa vào sử dụng đúng dịp lễ Quốc Khánh. -
Lưu ý về giao thông, hướng đi đối với các loại phương tiện trong ngày 14-15/4 tại Hà Nội
Công an thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch phân luồng giao thông trong các ngày 14 - 15/4, khi diễn ra hoạt động của các đoàn khách quốc tế sang thăm và làm việc tại Việt Nam. -
Phó Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phía Nam
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ về cơ chế đặc thù cho các mỏ vật liệu cung cấp cho các dự án, trình Chính phủ trước ngày 15/4. -
Có hết thời hiệu với hành vi không nộp phạt vi phạm giao thông
Theo quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm. Vậy cá nhân vi phạm giao thông sau 01 năm cố tình trốn không nộp phạt thì có được coi là hết thời hiệu xử phạt không? -
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào? -
Hà Nội: Triển khai thêm 30 điểm cấp, đổi giấy phép lái xe
Công an TP Hà Nội sẽ triển khai thêm 30 địa điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX trên địa bàn. Để hướng dẫn người dân làm thủ tục nộp hồ sơ cấp đổi GPLX trực tuyến, đồng thời tiếp nhận hồ sơ trực tiếp, công tác chuẩn bị đang được diễn ra khẩn trương. -
Người có giấy phép lái xe B1 có thể làm nghề lái xe từ 2025 không?
Tôi có giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được cấp ngày 20/7/2023. Vậy, nếu tôi muốn hành nghề lái xe dịch vụ Grab, taxi thì có sử dụng giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được không, hay phải học bổ sung điều kiện khác?
-
Làm gì khi chủ xe thật bị phạt nguội oan vì xe biển giả?
Thời gian qua, nhiều chủ xe ô tô, xe máy bất ngờ vì nhận được giấy phạt nguội ở tỉnh khác, trong khi xe của họ vẫn ở nhà. Như vậy, người dân cần phải làm gì trong trường hợp này và liên hệ cơ quan nào để được giải quyết? -
Thủ tục đăng ký xe lần đầu trực tuyến toàn trình với xe sản xuất lắp ráp trong nước
Đây là một trong những thủ tục được Bộ Công an hướng dẫn tại Quyết định số 1383/QĐ-BCA ngày 28/02/2025 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng; cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an. -
Sẽ tích hợp giấy phép lái xe khi người dân cấp đổi
Bộ Công an sẽ giao các đơn vị chức năng cấp giấy hẹn để người dân tham gia giao thông khi chưa in được giấy phép lái xe, đồng thời tích hợp giấy phép điện tử cho người dân trên các ứng dụng VNeID. -
Công bố hình thức mẫu giấy phép lái xe mới
Sau khi nhận bàn giao, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BCA ngày 28/02/2025 quy định về sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế. Trong đó, có quy định biểu mẫu hình ảnh. -
13 bước cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến
Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) hướng dẫn 13 bước cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến, khuyến cáo người dân cảnh giác, tránh bị người tự xưng là Công an gọi điện lừa. -
Mức phạt chủ xe lắp loa trên ô tô sử dụng gây mất trật tự khi tham gia giao thông
Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8-12 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô. -
Mức phạt với hành vi điều khiển xe máy đi ngược chiều
Ngày 26/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Trong đó, có nâng mức phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi ngược chiều so với quy định cũ. -
Hà Nội đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến giao thông dịp Tết và lễ hội đầu Xuân 2025
Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đang bước vào thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu Xuân 2025. Kế hoạch được thực hiện toàn diện trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa trên địa bàn Hà Nội. -
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia giao thông cần chú ý đến 12 loại lỗi vi phạm có thể dẫn đến việc bị tịch thu xe máy. -
Nỗ lực đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho người dân đón Tết
Thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) dịp Tết và lễ hội Xuân 2025, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tuần tra khép kín, kiểm soát chặt các hành vi vi phạm trên các tuyến giao thông.