
Phát triển bền vững nghề muối Bạc Liêu
Bạc Liêu là địa phương có diện tích muối lớn của cả nước với gần 1.400 ha. Sản xuất muối tại Bạc Liêu thường bắt đầu từ khoảng tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Thời điểm này, khi vụ sản xuất muối năm 2023 - 2024 đã đi qua được nửa chặng đường, giá muối dù có giảm so với đầu vụ, nhưng diêm dân không quá lo lắng, bởi năng suất muối cao bù lại phần giá sụt giảm.
Trên cánh đồng muối xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, những ngày này, diêm dân đang tất bật thu hoạch muối. Nắng to, gió mạnh là điều kiện thuận lợi để muối kết tinh nhanh, rút ngắn thời gian thu hoạch. Giá muối trắng bán tại ruộng hiện từ 800 - 1.000 đồng/kg (giảm 200 - 400 đồng/kg) so với đầu vụ. Mặc dù giá sụt giảm nhưng diêm dân vẫn có lãi, do sản lượng cao.
Ông Hồ Văn Năm, diêm dân Long Điền Đông, huyện Đông Hải cho biết, vụ muối này, gia đình ông sản xuất khoảng 1 ha sân đất. Theo ông, năm nay thời tiết thuận lợi, mưa cắt sớm, nắng to nên việc sản xuất muối cũng sớm hơn. Gia đình ông đã thu hoạch sản lượng đạt khoảng 70% so với dự tính. Hiện tại dù giá muối giảm nhưng không nhiều, diêm dân vẫn chấp nhận được. Bà con chỉ mong giá muối ổn định, giữ được giá như hiện nay là có lợi nhuận, yên tâm sản xuất.
Ông Hồ Minh Chiến, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã sản xuất muối công nghệ cao Đông Hải chia sẻ, sản xuất muối hiện nay vẫn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nắng to thì được nhiều muối, còn ngược lại gặp mưa trái mùa, muối tan phải làm lại từ đầu. Theo ông Chiến, bên cạnh yếu tố thời tiết thuận lợi, vụ muối năm nay đạt sản lượng cao còn do diêm dân đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, nhất là cơ giới hóa một số khâu trong thu hoạch, vận chuyển muối.
Điển hình như anh Châu Mộng Đỉnh, xã viên Hợp tác xã sản xuất muối công nghệ cao Đông Hải. Nhờ áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nên 16 ha chỉ cần 3 nhân công lao động (giảm 7 nhân công so với sản xuất muối truyền thống).
Anh Đỉnh chia sẻ, chỉ riêng chi phí thuê nhân công trong một vụ muối, mỗi người khoảng 50 triệu đồng, như vậy, anh đã tiết kiệm trên 300 triệu đồng. Mặc dù số lượng nhân công giảm, nhưng do áp dụng cơ giới hóa nên năng suất lao động vẫn đảm bảo. Như trong khâu thu hoạch muối, nếu như trước đây, với 16 ha, vào đợt thu hoạch anh Đỉnh cần 10 nhân công thì nay chỉ cần 3 - 4 người là đủ đảm bảo thực hiện khối lượng công việc. Chỉ với một động cơ diesel cùng dụng cụ thu hoạch gọi là “chang” (dụng cụ cào muối) với hai người điều khiển (một người điều khiển động cơ cho để máy cuộn dây, còn lại một người cầm “chang” kìm lái để đi không chệch hướng lên sân muối) là có thể thu hoạch gấp 10 lần so với thu hoạch thủ công.
Tuy nhiên, để áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch muối đòi hỏi diêm dân phải sản xuất muối theo mô hình công nghệ trải bạt, chi phí đầu tư bạt mỗi héc ta là 700 triệu đồng. Ưu điểm của sản xuất theo mô hình này là năng suất đạt rất cao, vì muối kết tinh nhanh, rút ngắn thời gian thu hoạch, (giảm từ 10 ngày xuống còn 7 ngày so với làm muối truyền thống) nên thu hoạch muối được nhiều đợt. Không những vậy, sản xuất theo mô hình trải bạt, chất lượng muối cũng tốt hơn so với sản xuất truyền thống, giá bán cũng cao.
Hiệu quả là vậy, nhưng việc sản xuất muối theo mô hình trải bạt tại Bạc Liêu đến nay chưa được nhân rộng nhiều. Cái khó đối với diêm dân hiện nay là chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, không phải ai cũng đủ khả năng tài chính để đầu tư.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Hồ Thanh Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Hải - địa phương sản xuất muối trọng điểm của tỉnh Bạc Liêu với 1.300 ha cho biết, qua khảo sát chỉ có 7% diện tích sản xuất muối trải bạt trên địa bàn thực hiện mô hình trải bạt. Để tháo gỡ khó khăn này, huyện Đông Hải kiến nghị ngân hàng đầu tư vốn; cùng với đó, vận động diêm dân tham gia vào các tổ hợp tác, hợp tác xã để nhằm tập trung nguồn vốn đầu tư.
Nghề muối ở Bạc Liêu được hình thành và phát triển hơn 100 năm. Muối Bạc Liêu không chỉ được nhiều người ưa chuộng, sử dụng rộng rãi trong nước mà còn được xuất khẩu sang các nước, nhất là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc... Mặc dù đã được công nhận chỉ dẫn địa lý, công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, nhưng diêm dân chưa thể giàu lên từ muối.
Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu chia sẻ, nghề muối tại Bạc Liêu đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm mưa trái mùa xuất hiện ngày càng nhiều trong vụ mùa sản xuất muối, môi trường nước có nguy cơ ô nhiễm. Cùng với đó là việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân còn hạn chế và chậm thay đổi, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất truyền thống, một bộ phận thiếu vốn đầu tư, thiếu các thông tin kỹ thuật mới.
Để bảo tồn, nâng cao hiệu quả nghề muối Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ 130 tỷ đồng cho đề án nâng cấp cánh đồng muối của tỉnh Bạc Liêu. Theo đó, sẽ đầu tư nâng cấp hạ tầng cánh đồng muối, các hộ dân nằm trong dự án sẽ được đầu tư điện, nâng cấp lộ, nạo vét thủy lợi; nâng cao hiệu quả và chất lượng muối, giúp diêm dân ứng dụng công nghệ để tăng năng suất muối. Đồng thời, kêu gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến muối để xây dựng thương hiệu muối thực phẩm, muối dược liệu, quà tặng du lịch...; xây dựng khu trưng bày muối, công cụ, phương tiện sản xuất muối và lịch sử hình thành ngành muối để kết nối du lịch.
Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, nghề làm muối ở Bạc Liêu đã trải qua hơn 100 năm với nhiều thăng trầm, hạt muối gắn bó với đời sống lao động sản xuất đã ăn sâu vào tâm thức và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Dù còn nhiều khó khăn, nhưng diêm dân Bạc Liêu luôn quyết tâm bám trụ lấy nghề với niềm hi vọng, nghề muối sẽ khởi sắc.Ông Phạm Văn Thiều nhấn mạnh, chủ trương của tỉnh là phải giữ cho được nghề muối truyền thống. Điều này được khẳng định thông qua việc phê duyệt đề án nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối giai đoạn 2021 - 2030, mục tiêu đến năm 2030, duy trì diện tích sản xuất muối 1.500 ha, sản lượng muối đạt 66.000 tấn/năm.
Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực các hạng mục của đề án nâng cấp cánh đồng muối của tỉnh Bạc Liêu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ, tỉnh Bạc Liêu đang quan tâm hỗ trợ các công ty muối đổi mới quy trình công nghệ để chế biến các sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Cùng với đó, tỉnh tập trung khai thác và phát triển thương hiệu "Muối ăn Bạc Liêu" được chứng nhận chỉ dẫn địa lý gắn với phát triển du lịch, xem đây là giải pháp nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững nghề muối Bạc Liêu.
-
Sau cú bứt tốc về doanh số trong tháng 3, thị trường ô tô Việt Nam đã ghi nhận mức giảm nhẹ 7% trong tháng 4 vừa qua. Người tiêu dùng vẫn ưu tiên lựa chọn xe nhập khẩu thay vì xe lắp ráp trong nước.
-
Nghị quyết 68-NQ/TW: Tháo gỡ "nút thắt" trên thị trường bất động sản
Theo các chuyên gia, khi nguồn lực cho kinh tế tư nhân được khơi thông và môi trường kinh doanh được bảo đảm công bằng, ổn định, các doanh nghiệp bất động sản sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. -
Giá vé máy bay tăng cao, nhiều chặng gần hết chỗ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025, người lao động được nghỉ 5 ngày (từ ngày 30/4 - 4/5) do đó nhu cầu du lịch của người dân tăng cao. Hiện, giá vé máy bay tới nhiều điểm du lịch đang tăng cao và tỷ lệ đặt chỗ gần như kín. -
Giá vàng và ngoại tệ ngày 16/4: Vàng lập đỉnh mới, USD quanh mốc 100
Hôm nay 16/4, giá vàng tăng mạnh ở cả thị trường quốc tế và trong nước trước bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại tiếp tục leo thang. -
Một số quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh từ 01/6/2025
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP với nhiều quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh sẽ được áp dụng từ 01/6/2025. -
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp
Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh tăng giá xăng kể từ 15h hôm nay 3/4/2025. -
Sáp nhập hành chính không đồng nghĩa với tăng giá đất
Thông tin về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện đang thu hút sự chú ý lớn từ dư luận, đặc biệt là giới đầu tư bất động sản. Ngay khi một địa phương được đưa vào diện dự kiến sáp nhập, thị trường khu vực đó thường ghi nhận hiện tượng tăng giá đất, dù chính sách chưa chính thức triển khai. Vậy, liệu sáp nhập có thực sự làm giá đất tăng, hay đây chỉ là hệ quả từ kỳ vọng và tâm lý thị trường? Để trả lời, cần tiếp cận vấn đề này một cách khách quan, dựa trên các yếu tố kinh tế, pháp lý và truyền thông. -
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 18/3/2025 về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Những dự báo về thị trường bất động sản năm 2025
Tại Việt Nam, dù kinh tế hiện tăng trưởng ổn định, mặt bằng lãi suất, lạm phát, tỷ giá được kiểm soát ở ngưỡng hợp lý nhưng nguồn cung nhà ở vẫn còn trong tình trạng thiếu hụt, mất cân đối giữa các phân khúc... Do đó, trong ngắn hạn, rất khó để giá bất động sản có thể giảm. -
Nguồn cung nhà ở bình dân "vắng bóng" căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2
Theo dữ liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), phân khúc căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) hiện nay đã "tuyệt chủng" tại Hà Nội và TP.HCM trong vài năm qua và khó có khả năng xuất hiện trở lại. -
Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu NHNN chủ động điều hành chính sách tiền tệ, giảm mặt bằng lãi cho vay, thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 15%. -
Việt Nam đã chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ đầu năm đến nay
Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/11, cả nước nhập khẩu 153.011 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 3,15 tỷ USD. -
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Theo một số chuyên gia, để tăng tính cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tối đa AI, lợi thế ngành hàng cũng như thay đổi phương thức bán hàng. -
Xuất nhập khẩu khởi sắc, tạo đà bứt phá trong năm 2025
Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu đang có nhiều điểm sáng, là cơ hội cho những mục tiêu lớn hơn trong năm 2025. -
SeABank lãi trước thuế 4.508 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, CASA duy trì đà tăng trưởng
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng ròng 1.352 tỷ đồng, tương đương 43% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, Ngân hàng đón nhận nhiều chỉ số kinh doanh tích cực nhờ duy trì quản trị rủi ro vững chắc và hiệu quả. -
Bảo Việt dành 22 tỷ đồng tri ân khách hàng nhân dịp 60 năm thành lập
Hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập (15/01/1965 – 15/01/2025), với mong muốn bảo vệ, đồng hành cùng khách hàng, ngày 15/10/2024, các đơn vị Bảo Việt trên toàn quốc đồng loạt triển khai chương trình MEGA SALE “60 năm Giữ trọn niềm tin - Mừng sinh nhật Vàng, hàng ngàn quà tặng”. Chương trình khuyến mãi tích hợp được triển khai tại 63 tỉnh và thành phố trên toàn quốc, dành cho khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng, quản lý quỹ, chứng khoán với tổng giá trị quà tặng lên tới 22 tỷ đồng. -
Bộ Xây dựng: Cần hoàn thiện 100.000 căn nhà ở xã hội trong nửa cuối năm 2024
Riêng trong năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng khoảng 130.000 căn. Như vậy, theo mục tiêu đề ra, còn gần 100.000 căn hộ cần hoàn thành trong năm 2024. Đây là áp lực tiến độ rất lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, bộ, ban, ngành, địa phương. -
Giá vàng và ngoại tệ ngày 6/8: Vàng thế giới lao dốc, USD về mốc 102
Một số chuyên gia dự báo, giá vàng có thể sẽ giảm tiếp trong thời gian tới, nhưng đà tăng dài hạn của kim loại quý này vẫn còn đó và các đợt giảm giá như vừa qua là cơ hội để các nhà đầu tư sở hữu vàng.