
Lực đẩy cho đà tăng phi mã của giá vàng thế giới
Bước sang năm 2024, giá vàng được giao dịch ở ngưỡng trên 2.000 USD/ounce. Trong những ngày đầu tháng 3, giá vàng liên tục phá vỡ các kỷ lục vừa được xác lập và chạm đỉnh mới 2.164,09 USD/ounce vào phiên 7/3.

Các nhà phân tích kỳ vọng đến cuối năm nay, giá kim loại quý này có thể vẫn duy trì trên ngưỡng 2.000 USD/ounce và có thể đạt mức cao mới trong lịch sử.
Theo giới phân tích, những yếu tố đẩy vàng tăng giá bao gồm bất ổn địa chính trị ở nhiều khu vực trên thế giới, khả năng đồng USD suy yếu và triển vọng các ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất.
Các mô hình truyền thống bị phá vỡ
Trong 90 năm qua, giá trị của vàng phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng giao dịch giữa các thị trường ở khu vực phương Tây và phương Đông. Các nước phương Tây quyết định cung cầu, trong khi các nước phương Đông đóng vai trò là đối tác trong giao dịch. Do đó, khi khối lượng vàng vật chất mà Anh hoặc Thụy Sỹ mua tăng lên thì giá cũng tăng và ngược lại. Kết quả là vàng di chuyển từ phương Tây sang phương Đông và ngược lại, đồng bộ với việc giá giảm hoặc tăng.
Yếu tố thứ hai có tác động đến giá là quan hệ giữa giá vàng và lợi suất thực của trái phiếu chính phủ Mỹ. Khi lợi suất thực giảm, trái phiếu mất đi sức hấp dẫn và các nhà đầu tư chuyển sang vàng. Khi xu hướng đảo ngược và lợi suất thực bắt đầu tăng, các nhà đầu tư quay lại tìm trái phiếu.
Tuy nhiên kể từ cuối năm 2022, cả hai mô hình này đều không hoạt động. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng lên 4,33%, cao hơn các mức đỉnh ghi nhận vào năm 2022 và phá kỷ lục 15 năm. Song song với đó, giá vàng không những không giảm mà còn tăng 16% trong giai đoạn từ tháng 11/2022 đến tháng 8/2023, từ 1.643 USD/ounce lên 1.954 USD/ounce.
Trong khi đó, tương quan giữa khối lượng giao dịch vàng và giá vàng cũng không hoạt động. Kể từ quý III/2022, Vương quốc Anh và Thụy Sỹ trở thành những nhà xuất khẩu vàng ròng, tức là bên bán. Theo mô hình lịch sử, đây cũng có thể là nguyên nhân khiến giá vàng giảm. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra.
Vì vậy, dường như phương Tây không có ảnh hưởng đáng kể đến việc định giá kim loại quý trong thời gian gần đây.
Đâu là động lực thật sự?
Xung đột địa chính trị leo thang đang khiến vàng tăng giá. Do các sự kiện địa chính trị trong năm 2022, tài sản được định giá bằng đồng USD trở nên rủi ro hơn đối với nhiều quốc gia. Các ngân hàng trung ương ở khu vực Nam Bán cầu, Đông Âu và Trung Đông đã tích cực theo đuổi chính sách tăng tỷ lệ sở hữu vàng trong dự trữ ngoại hối kể từ cuối năm 2022.
Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), các ngân hàng đã mua 800 tấn vàng trong 9 tháng của năm 2023, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước đó. Nhu cầu dư thừa từ các ngân hàng trung ương đã đẩy giá vàng tăng 10% trong năm 2023.
Chuyên gia Kar Yong Ang, chuyên gia phân tích thị trường tài chính tại công ty môi giới ngoại hối Octa, cho biết: “Việc các ngân hàng trung ương đẩy mạnh mua vàng sẽ là động lực tăng trưởng chính (của vàng) vào năm 2024”.
Cũng theo chuyên gia này, nếu xu hướng này tiếp tục và tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối tiến tới mức trung bình 40%, thì giá trị vàng dự trữ sẽ tăng thêm 3.200 tỷ USD - mức tăng tương đương 25% vào năm 2025, tương ứng với mức giá 2.500 USD/ounce.
Mọi biến động về địa chính trị đều tác động lớn đến vàng. Vàng cũng chứng kiến một đợt tăng giá khác kể từ khi xung đột tại Trung Đông bùng nổ. Kể từ tháng 10/2023, giá vàng đã tăng hơn 8%.
Sự ổn định của lạm phát sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng. Năm 2022, lạm phát toàn cầu đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, có một thực tế là lạm phát đã chạm đỉnh từ cuối năm 2023. Hầu hết các nhà phân tích đều tin rằng áp lực lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024.
“Theo truyền thống, giá vàng có mối tương quan nghịch với lạm phát. Lạm phát càng thấp thì lãi suất trái phiếu chính phủ càng thấp. Kết quả là sức hấp dẫn tương đối của các tài sản không sinh lãi như vàng tăng lên”, ông Kar Yong Ang cho biết.
Ngoài ra, các nền kinh tế đang phát triển theo hướng phi đô la hóa. Trong bối cảnh đó, giới đầu tư coi vàng như một phương tiện thay thế để tiết kiệm và phòng vệ trước các rủi ro về lạm phát và tiền tệ. Nhu cầu về vàng ngày càng tăng do Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (thành viên của BRICS) đang tìm cách cải thiện sự độc lập về tiền tệ của họ.
Do đó, các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá vàng bao gồm lạm phát, nhu cầu mua vàng gia tăng từ các ngân hàng trung ương, tình trạng đô la hóa ở các nền kinh tế đang phát triển, tình hình kinh tế vi mô và địa chính trị.
Sự kết hợp của những yếu tố này sẽ tạo điều kiện để giá vàng tiếp tục đi lên vào năm 2024. Giới chuyên gia ước tính trong nửa đầu năm, giá kim loại quý này có thể vượt ngưỡng 2.200 USD/ounce. Trong nửa cuối năm, xu hướng tăng giá của vàng có thể sẽ tiếp tục và vàng có thể đạt mức 2.300 USD/ounce. Giá trung bình của năm 2024 dự kiến đạt 2.170 USD/ounce.
Trong khi các nhà phân tích tại Citi Group cho rằng có 25% xác suất vàng đạt mức kỷ lục 2.300 USD/ounce trong nửa cuối năm. Triển vọng cơ bản mà họ dự báo cho giá vàng vẫn là 2.150 USD/ounce, đồng thời cho rằng vàng có khả năng leo lên ngưỡng 3.000 USD/ounce trong 12 - 16 tháng tới.
-
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025, người lao động được nghỉ 5 ngày (từ ngày 30/4 - 4/5) do đó nhu cầu du lịch của người dân tăng cao. Hiện, giá vé máy bay tới nhiều điểm du lịch đang tăng cao và tỷ lệ đặt chỗ gần như kín.
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 16/4: Vàng lập đỉnh mới, USD quanh mốc 100
Hôm nay 16/4, giá vàng tăng mạnh ở cả thị trường quốc tế và trong nước trước bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại tiếp tục leo thang. -
Một số quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh từ 01/6/2025
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP với nhiều quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh sẽ được áp dụng từ 01/6/2025. -
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp
Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh tăng giá xăng kể từ 15h hôm nay 3/4/2025. -
Sáp nhập hành chính không đồng nghĩa với tăng giá đất
Thông tin về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện đang thu hút sự chú ý lớn từ dư luận, đặc biệt là giới đầu tư bất động sản. Ngay khi một địa phương được đưa vào diện dự kiến sáp nhập, thị trường khu vực đó thường ghi nhận hiện tượng tăng giá đất, dù chính sách chưa chính thức triển khai. Vậy, liệu sáp nhập có thực sự làm giá đất tăng, hay đây chỉ là hệ quả từ kỳ vọng và tâm lý thị trường? Để trả lời, cần tiếp cận vấn đề này một cách khách quan, dựa trên các yếu tố kinh tế, pháp lý và truyền thông. -
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 18/3/2025 về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. -
Những dự báo về thị trường bất động sản năm 2025
Tại Việt Nam, dù kinh tế hiện tăng trưởng ổn định, mặt bằng lãi suất, lạm phát, tỷ giá được kiểm soát ở ngưỡng hợp lý nhưng nguồn cung nhà ở vẫn còn trong tình trạng thiếu hụt, mất cân đối giữa các phân khúc... Do đó, trong ngắn hạn, rất khó để giá bất động sản có thể giảm. -
Nguồn cung nhà ở bình dân "vắng bóng" căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2
Theo dữ liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), phân khúc căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) hiện nay đã "tuyệt chủng" tại Hà Nội và TP.HCM trong vài năm qua và khó có khả năng xuất hiện trở lại.
-
Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu NHNN chủ động điều hành chính sách tiền tệ, giảm mặt bằng lãi cho vay, thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 15%. -
Việt Nam đã chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ đầu năm đến nay
Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/11, cả nước nhập khẩu 153.011 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 3,15 tỷ USD. -
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Theo một số chuyên gia, để tăng tính cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tối đa AI, lợi thế ngành hàng cũng như thay đổi phương thức bán hàng. -
Xuất nhập khẩu khởi sắc, tạo đà bứt phá trong năm 2025
Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu đang có nhiều điểm sáng, là cơ hội cho những mục tiêu lớn hơn trong năm 2025. -
SeABank lãi trước thuế 4.508 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, CASA duy trì đà tăng trưởng
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng ròng 1.352 tỷ đồng, tương đương 43% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, Ngân hàng đón nhận nhiều chỉ số kinh doanh tích cực nhờ duy trì quản trị rủi ro vững chắc và hiệu quả. -
Bảo Việt dành 22 tỷ đồng tri ân khách hàng nhân dịp 60 năm thành lập
Hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập (15/01/1965 – 15/01/2025), với mong muốn bảo vệ, đồng hành cùng khách hàng, ngày 15/10/2024, các đơn vị Bảo Việt trên toàn quốc đồng loạt triển khai chương trình MEGA SALE “60 năm Giữ trọn niềm tin - Mừng sinh nhật Vàng, hàng ngàn quà tặng”. Chương trình khuyến mãi tích hợp được triển khai tại 63 tỉnh và thành phố trên toàn quốc, dành cho khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng, quản lý quỹ, chứng khoán với tổng giá trị quà tặng lên tới 22 tỷ đồng. -
Bộ Xây dựng: Cần hoàn thiện 100.000 căn nhà ở xã hội trong nửa cuối năm 2024
Riêng trong năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng khoảng 130.000 căn. Như vậy, theo mục tiêu đề ra, còn gần 100.000 căn hộ cần hoàn thành trong năm 2024. Đây là áp lực tiến độ rất lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, bộ, ban, ngành, địa phương. -
Giá vàng và ngoại tệ ngày 6/8: Vàng thế giới lao dốc, USD về mốc 102
Một số chuyên gia dự báo, giá vàng có thể sẽ giảm tiếp trong thời gian tới, nhưng đà tăng dài hạn của kim loại quý này vẫn còn đó và các đợt giảm giá như vừa qua là cơ hội để các nhà đầu tư sở hữu vàng. -
Chỉ số sản xuất công nghiệp khởi sắc trong 7 tháng qua
Nền kinh tế Việt Nam đã có bước khởi đầu suôn sẻ trong tháng đầu tiên của quý III/2024, từ đó góp phần quan trọng duy trì đà phục hồi tích cực của nền kinh tế. Tính chung 7 tháng qua, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. -
Quy định chi tiết về xây dựng, bán và cho thuê nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ
Ngày 31/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở 2023. Trong đó, Nghị định quy định việc xây dựng, bán, cho thuê nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ.