
Dòng tiền lớn chảy mạnh vào kênh chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam sau thời gian tăng mạnh về điểm số và thanh khoản đã xuất hiện áp lực bán đột biến vào cuối tuần qua. Thực tế vận động này của thị trường đã được giới phân tích cảnh báo trước đó và cho rằng việc điều chỉnh là diễn biến cần thiết để thu hút dòng tiền bên ngoài chảy vào kênh chứng khoán.

Nguyên nhân “kích hoạt” chốt lời
Thực tế diễn biến thị trường cho thấy, dòng tiền luân phiên chảy vào các nhóm cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu vốn hóa lớn đã đẩy VN-Index tăng nhanh trong thời gian qua. Đà tăng dài khiến áp lực bán ra chốt lời của nhà đầu tư là khó tránh khỏi. Đáng chú ý, VN-Index đã tiệm cận vùng kháng cự mạnh quanh mốc 1.230 - 1.250 điểm cũng tạo áp lực cho thị trường chung.
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho biết đã cảnh báo liên tục nhà đầu tư về việc thị trường sẽ điều chỉnh khi VN-Index tiệm cận mức cản mạnh 1.250 điểm. Hiện tại, ngưỡng hỗ trợ tâm lý của chỉ số là vùng 1.200 điểm trong nhịp điều chỉnh này. Dù thị trường vẫn có khả năng có nhịp hồi nhưng nhà đầu tư ngắn hạn nên thận trọng ở giai đoạn hiện tại bởi VN-Index đang vận động ở vùng điểm số cao trong kênh tích lũy trung hạn và đã phát tín hiệu điều chỉnh nên rủi ro ngắn hạn đang tăng lên.
Về góc nhìn trung hạn, SHS nhận định VN-Index đang dần vận động để hình thành kênh tích lũy rộng trung hạn 1.150 - 1.250 điểm. Chỉ số giai đoạn vừa qua đã tiệm cận vùng cản trên của kênh tích lũy (1.250 điểm) và do vậy khả năng sẽ bước vào nhịp giảm.
Diễn biến giảm điểm nếu xảy ra cũng là phù hợp với vận động tiến tới vùng cân bằng mới và tích lũy lại sau giai đoạn thị trường giảm sâu năm 2022, với thời gian hình thành nền mới dự báo sẽ kéo dài.
SHS cho rằng, giai đoạn hiện tại VN-Index đang vận động ở vùng trên của kênh tích lũy trung hạn nên rủi ro thị trường bước vào nhịp giảm đang tăng lên cho dù có thể có các phiên tăng điểm trở lại.
Theo SHS, tuần qua thị trường cũng đón nhận những thông tin không mấy tích cực như: Tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 1/2024 đã giảm 0,6% so với đầu năm 2023; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục duy trì các mức lãi suất điều hành như hiện nay, ít nhất trong nửa đầu năm 2024; biên bản cuộc họp tháng 1 được công bố hôm 21/2/2024 của Cực Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhấn mạnh rằng vẫn còn quá sớm để cắt giảm lãi suất, hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 23 năm là từ 5,25% đến 5,5%.
Theo ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT), áp lực chốt lời tăng mạnh trong phiên cuối tuần qua sau khi chỉ số VN-Index chạm vùng kháng cự quanh 1.240 điểm.
Việc thị trường áp sát vùng kháng cự mạnh và thông tin lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh trong một vài phiên gần đây đã khiến tâm lý nhà đầu tư thận trọng và kích hoạt làn sóng chốt lời. Đà điều chỉnh còn được thúc đẩy bởi động thái bán ròng mạnh của khối ngoại, tập trung ở một số cổ phiếu vốn hóa lớn.
Mặc dù vừa trải qua một phiên điều chỉnh khá mạnh, VNDIRECT cho rằng nhà đầu tư cũng không nên quá hoảng sợ. Công ty chứng khoán này nhìn nhận, đà tăng lãi suất liên ngân hàng chỉ là tạm thời do “sự thiếu hụt thanh khoản cục bộ tại một ngân hàng” chứ không đại diện cho bức tranh chung của hệ thống. Trên thị trường 1 (nơi diễn ra các giao dịch giữa các định chế tài chính với doanh nghiệp và người dân), một số ngân hàng vẫn tiếp tục hạ lãi suất huy động, trong khi tín dụng tháng 1 toàn hệ thống tăng trưởng âm do hiệu ứng đầu năm.
Với việc nhu cầu tín dụng hiện chưa cao, VNDIRECT cho rằng áp lực lên lãi suất huy động và cho vay sẽ chưa lớn và việc tăng gần đây của lãi suất liên ngân hàng chỉ là tạm thời và sẽ sớm lắng dịu.
Trên góc độ phân tích kỹ thuật, thị trường vẫn chưa đánh mất xu thế tăng ngắn hạn khi chỉ số VN-Index đang giao dịch trên đường MA20 (đường trung bình động lấy mốc thời gian ngắn hạn trong 20 phiên giao dịch) và vùng 1.190 - 1.200 điểm sẽ là vùng hỗ trợ của thị trường.
Cũng có góc nhìn khá lạc quan, chuyên gia từ chuyên gia chứng khoán Phạm Bình Phương, tới từ Công ty cổ phần Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) cho rằng, VN-Index bất ngờ giảm mạnh trong phiên cuối tuần nhưng trước đó chỉ số này đã có chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp từ 1.172 lên 1.230 điểm. Do đó, thị trường điều chỉnh là diễn biến cần thiết để thu hút dòng tiền bên ngoài.
Lực cầu cũng đã tham gia mạnh khi thị trường giảm trong phiên cuối tuần qua (23/2) đưa mức thanh khoản lên trên 30.000 tỷ đồng, cao nhất kể từ phiên 18/8/2023. MAS đánh giá 1 phiên giảm mạnh với thanh khoản cải thiện chưa phải là diễn biến xấu trong xu hướng tăng điểm, vùng 1.200 điểm sẽ là hỗ trợ quan trọng trong ngắn hạn.
Thực tế, thị trường chứng khoán đang chịu tác động của nhiều thông tin vĩ mô tốt xấu đan xen. Về mặt tích cực, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho biết, quý IV/2023, tổng lợi nhuận sau thuế toàn sàn (1.130 doanh nghiệp công bố tính đến ngày 5/2) tăng mạnh 35,3% so với quý IV/2022 và tăng 4,8% so với quý III/2023, ghi nhận mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 5 quý. Như vậy, lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết đã lấy lại mức tăng trưởng dương sau 4 quý liên tiếp đi lùi.
Lũy kế cả năm 2023, tổng lợi nhuận sau thuế toàn thị trường giảm nhẹ 3,5% so với năm 2022, gần tương đương năm 2021 và cao hơn 36% so với năm 2019 là giai đoạn trước dịch COVID-19.
Tuy nhiên, SSI cũng chỉ ra điểm cần lưu ý là quy mô doanh thu chưa tăng tương ứng. Tổng doanh thu toàn thị trường quý IV/2023 tiếp tục giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ, tác động chủ yếu bởi các ngành bất động sản giảm 30% so với cùng kỳ, thực phẩm và đồ uống giảm 11%, hóa chất giảm 9%, tiện ích giảm 5%. Du lịch và giải trí là nhóm ngành có mức tăng doanh thu tích cực nhất, với mức tăng 33% nhờ khách du lịch quốc tế dần phục hồi sau đại dịch.
Sau khi tăng mạnh lên vùng giá 1.235 - 1.255 điểm, tương ứng vùng đỉnh giá tháng 8 và tháng 9/2023, VN-Index đã có tuần giao dịch biến động mạnh. VN-Index cộng thêm hơn 15 điểm ở phiên đầu tuần với thanh khoản gần 23.000 tỷ đồng, khi cổ phiếu họ Vingroup bật tăng trước thông tin Vinfast - nhà sản xuất ô tô thuộc tập đoàn VinGroup Việt Nam được Ấn Độ cấp đất xây dựng nhà máy.
VN-Index giằng co tại phiên thứ Ba, song lực cầu xuất hiện kịp thời khiến chỉ số này đóng cửa cao nhất trong ngày. Đây là tăng phiên thứ 7 liên tiếp của VN-Index, với dòng tiền tiếp tục chảy vào nhóm Vingroup và nhóm chứng khoán.
Thị trường rung lắc và kết phiên đi ngang trong phiên giao dịch thứ Tư trước áp lực chốt lời ngắn hạn ở nhóm dịch vụ tài chính, bất động sản và họ Vingroup sau 3 phiên tăng điểm liên tiếp.
Đà chốt lời tiếp nối tại phiên thứ Năm, VN-Index đóng cửa phiên giảm 2,73 điểm, thanh khoản sụt giảm, giá trị khớp lệnh trên HOSE chỉ đạt gần 17.000 tỷ đồng và khối ngoại bán ròng 920 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Tại phiên giao dịch thứ Sáu, VN-Index tăng 13 điểm trước khi lực lực bán mạnh xuất hiện khiến thị trường đóng cửa giảm hơn 15 điểm. Thanh khoản thị trường tăng đột biến so với phiên trước đó.
Trước tâm lý chốt lời của nhà đầu tư, VN-Index thu hẹp dần đà tăng vào cuối tuần và chốt tuần giao dịch (từ 19 - 23/2) tại 1.212 điểm, tăng 0,2% so với tuần trước đó; HNX-Index giảm 0,69% về 231,1 điểm; UPCOM-Index tăng nhẹ 0,07% để đóng cửa tại 90,2 điểm.
Tuần qua, BID tăng 7,1%; VRE tăng 13,1% và TCB tăng 4,2% là các nhân tố chính hỗ trợ thị trường. Ngược lại, VCB giảm 0,8%; MWG giảm 4,9% và VPB giảm 1,8% gây áp lực lên chỉ số chung.
Giá trị giao dịch trên ba sàn tăng 29% so với tuần trước đó lên 26.000 tỷ đồng/phiên, do dòng tiền quay trở lại thị trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Đáng chú ý, khối ngoại quay lại mua ròng 185 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Theo đó, khối ngoại mua ròng 1.688,57 tỷ đồng trên UPCOM trong khi bán ròng 39,7 tỷ đồng trên HNX và 1.463,41 tỷ đồng trên HOSE.
Thị trường chứng khoán Việt Nam gặp áp lực chốt lời mạnh, trong bối cảnh chứng khoán thế giới lập kỷ lục mới.
"Sóng” AI giúp chứng khoán Mỹ liên tục xô đổ các kỷ lục
Chỉ số S&P 500 và Dow Jones ghi nhận mức đóng phiên cao kỷ lục mới trong ngày 23/2, và cả ba chỉ số chính trên Phố Wall đều tăng điểm trong tuần qua, khi các cổ phiếu liên quan đến công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang giúp duy trì đà khởi sắc của chứng khoán Mỹ.
Khép lại phiên này, chỉ số S&P 500 tăng 0,03%, lên 5.088,8 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 0,28% xuống 15.996,82 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones ghi thêm 0,16% lên 39.131,53 điểm.
Tính chung cả tuần qua, chỉ số S&P 500 tăng 1,7%, chỉ số Dow Jones tăng 1,3% và chỉ số Nasdaq tăng 1,4%.
Trong phiên cuối cùng của tuần này, giá cổ phiếu của nhà sản xuất chip Nvidia tăng 0,4%, và có thời điểm ghi nhận giá trị thị trường lần đầu tiên vượt 2.000 tỷ USD.
Ông Anthony Saglimbene, trưởng bộ phận chiến lược thị trường của Ameriprise, cho biết giới đầu tư đã giảm kỳ vọng về khả năng hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), điều có thể là một “cơn gió ngược” đối với thị trường chứng khoán. Nhưng hiệu quả hoạt động của Nvidia và các công ty công nghệ lớn khác đã xoa dịu những lo ngại của thị trường.
Các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần này đã tiếp tục đẩy lùi khả năng sớm hạ lãi suất, thay vào đó giữ lập trường thận trọng trước khi đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ.
Sau khi các số liệu lạm phát cao hơn dự đoán được công bố, các nhà hoạch định chính sách đã để ngỏ thời điểm hạ lãi suất lần đầu tiên sau chu kỳ thắt chặt chính sách vừa qua.
Các Thống đốc của Fed, bà Lisa Cook và ông Christopher Waller, sau đó đã nhắc lại điệp khúc quen thuộc là cần phải tự tin hơn rằng lạm phát đang trên đà quay về mức mục tiêu 2% của Fed trước khi hạ lãi suất.
Ông Waller cho rằng không nên vội vàng hạ lãi suất, trước các số liệu mới nhất “nóng hơn dự đoán” về việc làm, tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Giới đầu tư hiện đã đẩy lùi thời điểm được dự đoán sẽ diễn ra đợt cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sang tháng 6/2024. Các chuyên gia của ngân hàng Goldman Sachs nhận định, khi các số liệu cho thấy hoạt động kinh tế mạnh mẽ ngày càng gia tăng, các quan chức Fed đã bớt lo ngại về rủi ro của việc duy trì lãi suất ở mức cao trong thời gian quá dài. Goldman Sachs cũng đã lùi thời điểm Fed được dự đoán sẽ hạ lãi suất từ tháng 5 sang tháng 6/2024.
-
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025, người lao động được nghỉ 5 ngày (từ ngày 30/4 - 4/5) do đó nhu cầu du lịch của người dân tăng cao. Hiện, giá vé máy bay tới nhiều điểm du lịch đang tăng cao và tỷ lệ đặt chỗ gần như kín.
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 16/4: Vàng lập đỉnh mới, USD quanh mốc 100
Hôm nay 16/4, giá vàng tăng mạnh ở cả thị trường quốc tế và trong nước trước bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại tiếp tục leo thang. -
Một số quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh từ 01/6/2025
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP với nhiều quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh sẽ được áp dụng từ 01/6/2025. -
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp
Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh tăng giá xăng kể từ 15h hôm nay 3/4/2025. -
Sáp nhập hành chính không đồng nghĩa với tăng giá đất
Thông tin về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện đang thu hút sự chú ý lớn từ dư luận, đặc biệt là giới đầu tư bất động sản. Ngay khi một địa phương được đưa vào diện dự kiến sáp nhập, thị trường khu vực đó thường ghi nhận hiện tượng tăng giá đất, dù chính sách chưa chính thức triển khai. Vậy, liệu sáp nhập có thực sự làm giá đất tăng, hay đây chỉ là hệ quả từ kỳ vọng và tâm lý thị trường? Để trả lời, cần tiếp cận vấn đề này một cách khách quan, dựa trên các yếu tố kinh tế, pháp lý và truyền thông. -
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 18/3/2025 về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. -
Những dự báo về thị trường bất động sản năm 2025
Tại Việt Nam, dù kinh tế hiện tăng trưởng ổn định, mặt bằng lãi suất, lạm phát, tỷ giá được kiểm soát ở ngưỡng hợp lý nhưng nguồn cung nhà ở vẫn còn trong tình trạng thiếu hụt, mất cân đối giữa các phân khúc... Do đó, trong ngắn hạn, rất khó để giá bất động sản có thể giảm. -
Nguồn cung nhà ở bình dân "vắng bóng" căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2
Theo dữ liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), phân khúc căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) hiện nay đã "tuyệt chủng" tại Hà Nội và TP.HCM trong vài năm qua và khó có khả năng xuất hiện trở lại.
-
Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu NHNN chủ động điều hành chính sách tiền tệ, giảm mặt bằng lãi cho vay, thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 15%. -
Việt Nam đã chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ đầu năm đến nay
Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/11, cả nước nhập khẩu 153.011 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 3,15 tỷ USD. -
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Theo một số chuyên gia, để tăng tính cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tối đa AI, lợi thế ngành hàng cũng như thay đổi phương thức bán hàng. -
Xuất nhập khẩu khởi sắc, tạo đà bứt phá trong năm 2025
Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu đang có nhiều điểm sáng, là cơ hội cho những mục tiêu lớn hơn trong năm 2025. -
SeABank lãi trước thuế 4.508 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, CASA duy trì đà tăng trưởng
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng ròng 1.352 tỷ đồng, tương đương 43% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, Ngân hàng đón nhận nhiều chỉ số kinh doanh tích cực nhờ duy trì quản trị rủi ro vững chắc và hiệu quả. -
Bảo Việt dành 22 tỷ đồng tri ân khách hàng nhân dịp 60 năm thành lập
Hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập (15/01/1965 – 15/01/2025), với mong muốn bảo vệ, đồng hành cùng khách hàng, ngày 15/10/2024, các đơn vị Bảo Việt trên toàn quốc đồng loạt triển khai chương trình MEGA SALE “60 năm Giữ trọn niềm tin - Mừng sinh nhật Vàng, hàng ngàn quà tặng”. Chương trình khuyến mãi tích hợp được triển khai tại 63 tỉnh và thành phố trên toàn quốc, dành cho khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng, quản lý quỹ, chứng khoán với tổng giá trị quà tặng lên tới 22 tỷ đồng. -
Bộ Xây dựng: Cần hoàn thiện 100.000 căn nhà ở xã hội trong nửa cuối năm 2024
Riêng trong năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng khoảng 130.000 căn. Như vậy, theo mục tiêu đề ra, còn gần 100.000 căn hộ cần hoàn thành trong năm 2024. Đây là áp lực tiến độ rất lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, bộ, ban, ngành, địa phương. -
Giá vàng và ngoại tệ ngày 6/8: Vàng thế giới lao dốc, USD về mốc 102
Một số chuyên gia dự báo, giá vàng có thể sẽ giảm tiếp trong thời gian tới, nhưng đà tăng dài hạn của kim loại quý này vẫn còn đó và các đợt giảm giá như vừa qua là cơ hội để các nhà đầu tư sở hữu vàng. -
Chỉ số sản xuất công nghiệp khởi sắc trong 7 tháng qua
Nền kinh tế Việt Nam đã có bước khởi đầu suôn sẻ trong tháng đầu tiên của quý III/2024, từ đó góp phần quan trọng duy trì đà phục hồi tích cực của nền kinh tế. Tính chung 7 tháng qua, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. -
Quy định chi tiết về xây dựng, bán và cho thuê nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ
Ngày 31/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở 2023. Trong đó, Nghị định quy định việc xây dựng, bán, cho thuê nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ.