
Vietcombank giảm lãi suất với quy mô dư nợ hơn 500.000 tỷ đồng
Thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai các giải pháp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Vietcombank triển khai chính sách giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng.
Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.
Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank đã trao đổi với báo chí xoay quanh việc giảm lãi suất 1% trong những tháng cuối năm.
Xin ông cho biết quy mô chương trình giảm lãi suất cho vay lần này của Vietcombank như thế nào? Doanh nghiệp có cần làm thủ tục gì để được hưởng ưu đãi lãi suất không?
Ông Nguyễn Việt Cường: Trong năm 2022 này, khách hàng sẽ được giảm tới 1%/năm đối với khoản vay bằng đồng Việt Nam trong 2 tháng cuối năm. Tổng số khách hàng được giảm lãi suất là 175.000 khách hàng với quy mô tín dụng hơn 500.000 tỷ đồng, chiếm gần 50% dư nợ hiện hữu tại Vietcombank. Đây là đợt giảm lãi suất với quy mô dư nợ lớn nhất của Vietcombank trong các năm vừa qua.
Đối với tất cả khách hàng thoả mãn điều kiện Chính sách ưu đãi lãi suất, Vietcombank đã chủ động thực hiện việc giảm lãi mà khách hàng không cần bất cứ hồ sơ chứng minh nào với ngân hàng. Việc này giúp khách hàng giảm thiểu tối đa các thủ tục giấy tờ. Và đây là hành động thiết thực mà Vietcombank đã và đang hỗ trợ khách hàng nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh.
Trước đó, trong năm 2020-2021, do tác động nặng nề của dịch COVID-19, nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đã bị ảnh hưởng lớn. Để hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, Vietcombank đã triển khai tổng cộng 9 đợt giảm lãi suất, đồng thời triển khai chính sách giảm phí, thực hiện cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 03, đồng thời triển khai các chương trình an sinh xã hội để hỗ trợ các địa phương và ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Trong bối cảnh áp lực lãi suất huy động gia tăng, Vietcombank có giải pháp gì để cân đối nguồn vốn, thưa ông?
Ông Nguyễn Việt Cường: Lãi suất huy động và cho vay trong năm 2022 chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước, gây áp lực lên lạm phát toàn cầu, các ngân hàng Trung ương trên thế giới đã thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất.
Trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt. Để góp phần kiểm soát lạm phát, giảm áp lực đối với tỉ giá, ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, Ngân hàng nhà nước đã hai lần điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành trong giai đoạn vừa qua.
Trước áp lực tăng lãi suất cho vay do lãi suất huy động đầu vào tăng, Vietcombank đã tích cực tiết giảm chi phí hoạt động, cơ cấu lại nguồn huy động vốn đầu vào để giảm chi phí huy động vốn, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay khách hàng.
Đồng thời, Vietcombank cũng đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp giao dịch trực tuyến cho khách hàng nhằm tiết giảm thời gian, chi phí hoạt động cho doanh nghiệp qua đó góp phần tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp, tạo sự thuận tiện cho khách hàng cá nhân.
Với các biện pháp đã và đang triển khai, Vietcombank tin tưởng sẽ duy trì nguồn vốn có lãi suất cho vay hợp lý, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp và cá nhân vì mục tiêu góp phần nhanh chóng phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước.
Vietcombank giảm lãi suất với quy mô dư nợ hơn 50.000 tỷ đồng.
Mới đây Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức cân đối nguồn vốn, tích cực giải ngân tín dụng vào sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. Vậy tại Vietcombank đã và đang triển khai công tác này như thế nào?
Ông Nguyễn Việt Cường: Năm 2022, cùng với việc thích ứng với trạng thái "bình thường mới" sau đại dịch COVID-19, Chính phủ đã triển khai quyết liệt chương trình phục hồi phát triển kinh tế và đạt nhiều kết quả khởi sắc, sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh mẽ, nhu cầu vốn để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.
Đồng hành cùng nền kinh tế, trong 11 tháng năm 2022, Vietcombank đã đạt mức tăng trưởng tín dụng hơn 17%, cao hơn nhiều mức tăng trưởng chung của ngành ngân hàng là 11,5% và cao hơn so với tăng trưởng cùng kỳ của Vietcombank so với các năm trước đó. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng này, Vietcombank đã góp phần ổn định dòng vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sau 2 năm bị tác động bởi dịch COVID-19.
Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng còn hạn mức tăng trưởng tín dụng chủ động cân đối điều hoà nguồn vốn, tỉ lệ đảm bảo an toàn, tích cực giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ nhưng phải đảm bảo thanh khoản ổn định, an toàn hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Bám sát kế hoạch và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank dự kiến tập trung cho vay vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ như các dự án trọng điểm quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt, dự án năng lượng, sản xuất thiết yếu, phương án kinh doanh hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, y tế, giáo dục, đào tạo…
Đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, tăng cường quản lý rủi ro đối với cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần nhanh chóng phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vietcombank cam kết đảm bảo cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn, điều hành linh hoạt lãi suất huy động, bảo đảm thanh khoản và cân đối với nhu cầu sử dụng vốn của Vietcombank, tiếp tục triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động, hướng đến mục tiêu duy trì mặt bằng lãi suất hợp lý.
Vậy kế hoạch cho vay sản xuất kinh doanh năm 2023 của Vietcombank như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Việt Cường: Thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2023, Vietcombank tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ như các ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước theo Nghị định 31/NĐ-CP ngày 20/05/2022 cũng như các nhu cầu vay vốn theo 5 lĩnh vực ưu tiên...ngân hàng đang tập trung tăng trưởng tín dụng đối với các động lực tăng trưởng của nền kinh tế như khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vốn là thế mạnh của Vietcombank trên thị trường.
Bên cạnh đó, Vietcombank đặc biệt chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khác biệt của các nhóm khách hàng khác nhau, đồng thời nỗ lực không ngừng trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số, bao gồm cả sản phẩm tín dụng nhằm tạo sự thuận tiện cho khách hàng và đem lại những trải nghiệm hoàn toàn mới cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
-
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025, người lao động được nghỉ 5 ngày (từ ngày 30/4 - 4/5) do đó nhu cầu du lịch của người dân tăng cao. Hiện, giá vé máy bay tới nhiều điểm du lịch đang tăng cao và tỷ lệ đặt chỗ gần như kín.
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 16/4: Vàng lập đỉnh mới, USD quanh mốc 100
Hôm nay 16/4, giá vàng tăng mạnh ở cả thị trường quốc tế và trong nước trước bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại tiếp tục leo thang. -
Một số quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh từ 01/6/2025
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP với nhiều quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh sẽ được áp dụng từ 01/6/2025. -
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp
Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh tăng giá xăng kể từ 15h hôm nay 3/4/2025. -
Sáp nhập hành chính không đồng nghĩa với tăng giá đất
Thông tin về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện đang thu hút sự chú ý lớn từ dư luận, đặc biệt là giới đầu tư bất động sản. Ngay khi một địa phương được đưa vào diện dự kiến sáp nhập, thị trường khu vực đó thường ghi nhận hiện tượng tăng giá đất, dù chính sách chưa chính thức triển khai. Vậy, liệu sáp nhập có thực sự làm giá đất tăng, hay đây chỉ là hệ quả từ kỳ vọng và tâm lý thị trường? Để trả lời, cần tiếp cận vấn đề này một cách khách quan, dựa trên các yếu tố kinh tế, pháp lý và truyền thông. -
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 18/3/2025 về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. -
Những dự báo về thị trường bất động sản năm 2025
Tại Việt Nam, dù kinh tế hiện tăng trưởng ổn định, mặt bằng lãi suất, lạm phát, tỷ giá được kiểm soát ở ngưỡng hợp lý nhưng nguồn cung nhà ở vẫn còn trong tình trạng thiếu hụt, mất cân đối giữa các phân khúc... Do đó, trong ngắn hạn, rất khó để giá bất động sản có thể giảm. -
Nguồn cung nhà ở bình dân "vắng bóng" căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2
Theo dữ liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), phân khúc căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) hiện nay đã "tuyệt chủng" tại Hà Nội và TP.HCM trong vài năm qua và khó có khả năng xuất hiện trở lại.
-
Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu NHNN chủ động điều hành chính sách tiền tệ, giảm mặt bằng lãi cho vay, thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 15%. -
Việt Nam đã chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ đầu năm đến nay
Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/11, cả nước nhập khẩu 153.011 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 3,15 tỷ USD. -
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Theo một số chuyên gia, để tăng tính cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tối đa AI, lợi thế ngành hàng cũng như thay đổi phương thức bán hàng. -
Xuất nhập khẩu khởi sắc, tạo đà bứt phá trong năm 2025
Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu đang có nhiều điểm sáng, là cơ hội cho những mục tiêu lớn hơn trong năm 2025. -
SeABank lãi trước thuế 4.508 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, CASA duy trì đà tăng trưởng
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng ròng 1.352 tỷ đồng, tương đương 43% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, Ngân hàng đón nhận nhiều chỉ số kinh doanh tích cực nhờ duy trì quản trị rủi ro vững chắc và hiệu quả. -
Bảo Việt dành 22 tỷ đồng tri ân khách hàng nhân dịp 60 năm thành lập
Hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập (15/01/1965 – 15/01/2025), với mong muốn bảo vệ, đồng hành cùng khách hàng, ngày 15/10/2024, các đơn vị Bảo Việt trên toàn quốc đồng loạt triển khai chương trình MEGA SALE “60 năm Giữ trọn niềm tin - Mừng sinh nhật Vàng, hàng ngàn quà tặng”. Chương trình khuyến mãi tích hợp được triển khai tại 63 tỉnh và thành phố trên toàn quốc, dành cho khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng, quản lý quỹ, chứng khoán với tổng giá trị quà tặng lên tới 22 tỷ đồng. -
Bộ Xây dựng: Cần hoàn thiện 100.000 căn nhà ở xã hội trong nửa cuối năm 2024
Riêng trong năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng khoảng 130.000 căn. Như vậy, theo mục tiêu đề ra, còn gần 100.000 căn hộ cần hoàn thành trong năm 2024. Đây là áp lực tiến độ rất lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, bộ, ban, ngành, địa phương. -
Giá vàng và ngoại tệ ngày 6/8: Vàng thế giới lao dốc, USD về mốc 102
Một số chuyên gia dự báo, giá vàng có thể sẽ giảm tiếp trong thời gian tới, nhưng đà tăng dài hạn của kim loại quý này vẫn còn đó và các đợt giảm giá như vừa qua là cơ hội để các nhà đầu tư sở hữu vàng. -
Chỉ số sản xuất công nghiệp khởi sắc trong 7 tháng qua
Nền kinh tế Việt Nam đã có bước khởi đầu suôn sẻ trong tháng đầu tiên của quý III/2024, từ đó góp phần quan trọng duy trì đà phục hồi tích cực của nền kinh tế. Tính chung 7 tháng qua, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. -
Quy định chi tiết về xây dựng, bán và cho thuê nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ
Ngày 31/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở 2023. Trong đó, Nghị định quy định việc xây dựng, bán, cho thuê nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ.