
TPHCM cấm xe giường nằm vào nội đô: Cần làm triệt để, đến cùng!
Sở Giao thông vận tải TPHCM cho biết đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan, nghiên cứu cấm xe khách giường nằm vào trung tâm Thành phố 24/24h, thay vì cấm từ 6h-22h như hiện nay. Đề xuất này nhận được sự đồng tình của đông đảo người dân và chuyên gia. Một số chuyên gia cho rằng song song với việc này, TPHCM cần xây dựng được hệ thống xe trung chuyển bài bản, đáp ứng nhu cầu đi lại thuận lợi và an toàn của người dân.
Các nhà xe "lách luật" bằng cách chuyển sang hoạt động sau 22h.
Kể từ tháng 1/2023, TPHCM chính thức cấm xe khách giường nằm vào nội đô trong khung giờ 6h-22h. Theo ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng Phòng Quản lý vận tải đường bộ, Sở Giao thông vận tải Thành phố, sau thời gian triển khai, đơn vị rà soát, đánh giá phương án này đã phát huy tác dụng nhất định. Cụ thể, tình trạng ùn tắc giao thông đã giảm hẳn, ngoài ra, số điểm đón trả khách sai quy định cũng giảm từ 76 xuống 60 điểm.
Tuy nhiên, tình trạng đón, trả khách sai quy định vẫn còn tiếp diễn ở tuyến quốc lộ, tuyến vành đai cấm. Nhất là vào các dịp lễ, Tết, tình trạng này tiếp tục gây mất trật tự an toàn giao thông.
Chưa trị hẳn được "xe dù, bến cóc"
Theo phản ánh của báo chí và dư luận thời gian gần đây, dù có quy định cấm xe khách giường nằm vào nội đô TPHCM từ 6h-22h nhưng tình trạng xe đón, trả khách sai quy định vẫn tiếp diễn ở các quận: 5, Bình Thạnh, TP. Thủ Đức... Tình trạng này còn khá phức tạp và nhiều hãng xe lợi dụng việc này để đưa xe giường nằm khổ lớn ra vào nội đô đón trả khách, gây mất an toàn, an ninh trật tự, làm phố xá thêm nhếch nhác, gây ùn tắc giao thông và cạnh tranh không lành mạnh, thất thu thuế của nhà nước…
Nhiều "bến cóc" mọc lên dọc Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Xa lộ Hà Nội. Trong khi đó, nhiều nhà xe còn trưng dụng hẳn các quán cà phê, trạm xăng, bãi đậu xe, bãi đất trống ngay trên các tuyến vành đai hạn chế xe giường nằm ra vào trung tâm Thành phố để làm điểm đón trả khách.
Ngoài việc thuê các địa điểm trên tuyến vành đai để tập kết khách, một số nhà xe còn sử dụng xe ghế ngồi cỡ lớn ra vào trung tâm TPHCM cả ngày lẫn đêm thay cho xe giường nằm. Không chỉ vậy, nhiều nhà xe chuyển hẳn sang hoạt động sau 22h, đưa đón khách tận nhà vì đã qua khung giờ giới nghiêm nên không bị xử phạt.
Trong văn bản Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO) gửi Sở GTVT TPHCM, SAMCO đánh giá, sau ngày 9/1, khi Sở GTVT thông báo hành trình chạy xe của các phương tiện hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, tình trạng đón, trả khách xung quanh Bến xe miền Đông mới (BXMĐM) và các điểm lân cận như Suối Tiên, Đền Hùng, ngã tư Bình Phước, dọc các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Xa lộ Hà Nội... vẫn diễn ra. Phương tiện thuộc các đơn vị vận tải có tuyến hoạt động tại bến mới vẫn đón khách tại các bãi đậu xe, không vào bến xe liên tỉnh để thực hiện các thủ tục, tác nghiệp đầu cuối.
Các nhà xe tập trung đón khách trước chợ An Sương (Quốc lộ 1).
Các phương tiện hoạt động "trá hình", xe hợp đồng chạy ngang qua BXMĐM để thực hiện đón khách trái quy định. Bên cạnh đó, phương tiện xuất bến từ các bến xe liên tỉnh khác có hành trình Quốc lộ 14, Quốc lộ 13 nhưng chạy sai hành trình vào Quốc lộ 1 và Bến xe miền Tây, An Sương, ngã tư Ga và vẫn chạy ngang qua BXMĐM và hẹn khách để đón khách.
Dù Thành phố đã quy định cấm nhưng vẫn tồn tại phương tiện vận tải chạy sai hành trình trong giờ cấm xe giường nằm đi từ Bến xe Miền Tây, An Sương, ngã Tư Ga, Bến xe Miền Đông vào Quốc lộ 1, ngã tư Thủ Đức để thực hiện đón khách. Sau đó, di chuyển ngang qua BXMĐM để tiếp tục đón khách.
Chưa kể còn xuất hiện thêm tình trạng xe khách giường nằm đậu trên trục đường Xa lộ Hà Nội (đoạn từ trước nút giao Cát Lái), hoặc tại các bãi đậu xe nằm trên trục vành đai hạn chế, chờ đến 22h để vào nội đô thành phố hoạt động và thực hiện đón, trả khách, gây ách tắc, mất an ninh trật tự, tai nạn giao thông khu vực gần bến mới.
Có nhà xe còn dừng hẳn trước cổng Bến xe miền Đông mới để đón trả khách.
Cấm triệt để xe giường nằm vào nội đô
Theo đại diện BXMĐM, tình trạng "xe dù, bến cóc" diễn biến phức tạp khiến nhà xe trong bến gặp khó, khách đến bến xe thưa thớt. Hệ lụy là gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông, dẫn tới cạnh tranh vận tải không lành mạnh…
Trước thực tế nói trên, Sở GTVT TPHCM cho biết đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan, nghiên cứu cấm xe khách giường nằm vào trung tâm thành phố 24/24h, thay vì cấm từ 6h-22h như hiện nay.
Đồng thời, nghiên cứu mở rộng cấm xe trên 16 chỗ vào nội thành, trừ xe buýt, xe phục vụ nhu cầu riêng, xe đưa đón học sinh-sinh viên, công nhân, xe công vụ, xe chở khách đoàn tham quan, du lịch theo chương trình, xe đám tang, đám cưới...
Chị T.T.M, ngụ ở TP. Thủ Đức chia sẻ, từ khi Thành phố cấm xe giường nằm vào nội đô từ 6h-22h, tình trạng tắc đường đã giảm hẳn, việc di chuyển vào giờ tan tầm trở nên thuận lợi hơn.
Chị nói thêm: "Trước đây, chúng tôi đã quen với việc đến các nhà xe trong Thành phố để bắt xe. Đi Vũng Tàu thì lên Nguyễn Thái Bình, Quận 1; đi miền Tây thì lên Quận 5 chứ không ra bến xe bao giờ. Tuy nhiên, hiện giờ một số nhà xe đã có xe trung chuyển miễn phí để đưa đón khách từ nhà ra bến xe nên việc di chuyển cũng thuận tiện hơn. Vậy nên tôi rất ủng hộ việc cấm xe giường nằm vào nội đô 24/24, vừa giúp giảm tắc đường, trả lại mỹ quan đô thị".
Còn anh N.V.H, chủ một hộ kinh doanh tại Quận 1, bày tỏ, xe giường nằm vào nội đô đón trả khách gây ách tắc giao thông và ảnh hưởng đến việc kinh doanh, buôn bán của các hộ dân bên cạnh. Chưa kể, đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông do xe khách, xe giường nằm gây ra do tải trọng lớn, trong khi các con phố ở nội đô đa phần chật hẹp. Vì vậy, anh H ủng hộ việc cấm hẳn xe giường nằm vào trung tâm đón trả khách.
Xe giường nằm vào nội đô đón trả khách gây tắc đường, mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xe.
Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, PGS.TS. Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giao thông vận tải (Đại học Việt Đức), một chuyên gia về giao thông đô thị, cho rằng, cùng với việc cấm hoàn toàn xe giường nằm vào nội đô, cần các giải pháp đồng bộ, đầy đủ và toàn diện đi kèm.
Theo đó, TPHCM cần giải quyết được 2 vấn đề: Thứ nhất là phải triển khai các dịch vụ trung chuyển hành khách đến bến xe cửa ngõ. Việc này cần được nghiên cứu, quy hoạch, tổ chức một cách bài bản, đáp ứng nhu cầu của người dân với tần suất đủ dày với thời gian đủ ngắn để giảm thiểu chi phí chuyển tiếp và thời gian chuyển tiếp, như vậy mới đủ sức thu hút người dân vào bến để đi xe.
Thứ 2, Thành phố cần triển khai các giải pháp về công nghệ thông tin để kiểm soát các hành vi cố tình làm trái quy định. Các xe thương mại đều có gắn hệ thống định vị GPS, cho biết xe đang ở đâu. Với dữ liệu này, Thành phố hoàn toàn có thể tiếp cận được để xác định những xe nào đi vào trung tâm để đưa đón khách và xử phạt nguội, thậm chí là tịch thu giấy phép hoạt động.
"Hai giải pháp này phải đi liền với nhau thì mới giúp cho chính sách cấm triệt để xe giường nằm của TPHCM triển khai có hiệu quả và có hiệu lực, thực sự đi vào cuộc sống, giúp cho hành khách di chuyển thuận lợi và an toàn", ông Tuấn nhấn mạnh.
Đa phần các ý kiến đều ủng hộ việc cấm xe giường nằm khổ lớn ra vào trung tâm thành phố đón trả khách hằng ngày như lâu nay vẫn diễn ra. Việc cấm cần làm sớm, triệt để đến cùng chứ không thể chập chờn. Lâu nay, nhiều người dân quen với việc cần đi đâu là ra đường vẫy, tiện đâu bắt xe đó thay vì tìm cách đi đến bến xe để bắt xe. Chỉ khi TPHCM có lệnh cấm, ngành giao thông vận tải đặt biển và thanh tra giao thông vận tải, ngành công an vào cuộc thì tình trạng "xe dù bến cóc", tắc đường, mất an ninh an toàn khi tham gia giao thông… mới thực sự chấm dứt. Dư luận rất mong TPHCM sẽ mạnh dạn làm như các địa phương khác để cải thiện văn minh đô thị.
-
Thực trạng tình hình tai nạn giao thông vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, đặc biệt là tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh. Theo đó, việc nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng, mà là ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân và học sinh khi tham gia giao thông.
-
Ngắm dự án cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung trước ngày hợp long
Sau 3 năm thi công, dự án tuyến đường bộ ven biển và cầu vượt cửa biển Thuận An (phường Thuận An, quận Thuận Hoá, Thành phố Huế) đang được nhà thầu gấp rút thi công các hạng mục còn lại, dự kiến hợp long vào ngày 30/4 và hoàn thành đưa vào sử dụng đúng dịp lễ Quốc Khánh. -
Lưu ý về giao thông, hướng đi đối với các loại phương tiện trong ngày 14-15/4 tại Hà Nội
Công an thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch phân luồng giao thông trong các ngày 14 - 15/4, khi diễn ra hoạt động của các đoàn khách quốc tế sang thăm và làm việc tại Việt Nam. -
Phó Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phía Nam
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ về cơ chế đặc thù cho các mỏ vật liệu cung cấp cho các dự án, trình Chính phủ trước ngày 15/4. -
Có hết thời hiệu với hành vi không nộp phạt vi phạm giao thông
Theo quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm. Vậy cá nhân vi phạm giao thông sau 01 năm cố tình trốn không nộp phạt thì có được coi là hết thời hiệu xử phạt không? -
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào? -
Hà Nội: Triển khai thêm 30 điểm cấp, đổi giấy phép lái xe
Công an TP Hà Nội sẽ triển khai thêm 30 địa điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX trên địa bàn. Để hướng dẫn người dân làm thủ tục nộp hồ sơ cấp đổi GPLX trực tuyến, đồng thời tiếp nhận hồ sơ trực tiếp, công tác chuẩn bị đang được diễn ra khẩn trương. -
Người có giấy phép lái xe B1 có thể làm nghề lái xe từ 2025 không?
Tôi có giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được cấp ngày 20/7/2023. Vậy, nếu tôi muốn hành nghề lái xe dịch vụ Grab, taxi thì có sử dụng giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được không, hay phải học bổ sung điều kiện khác?
-
Làm gì khi chủ xe thật bị phạt nguội oan vì xe biển giả?
Thời gian qua, nhiều chủ xe ô tô, xe máy bất ngờ vì nhận được giấy phạt nguội ở tỉnh khác, trong khi xe của họ vẫn ở nhà. Như vậy, người dân cần phải làm gì trong trường hợp này và liên hệ cơ quan nào để được giải quyết? -
Thủ tục đăng ký xe lần đầu trực tuyến toàn trình với xe sản xuất lắp ráp trong nước
Đây là một trong những thủ tục được Bộ Công an hướng dẫn tại Quyết định số 1383/QĐ-BCA ngày 28/02/2025 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới, xe máy chuyên dùng; cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an. -
Sẽ tích hợp giấy phép lái xe khi người dân cấp đổi
Bộ Công an sẽ giao các đơn vị chức năng cấp giấy hẹn để người dân tham gia giao thông khi chưa in được giấy phép lái xe, đồng thời tích hợp giấy phép điện tử cho người dân trên các ứng dụng VNeID. -
Công bố hình thức mẫu giấy phép lái xe mới
Sau khi nhận bàn giao, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BCA ngày 28/02/2025 quy định về sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế. Trong đó, có quy định biểu mẫu hình ảnh. -
13 bước cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến
Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) hướng dẫn 13 bước cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến, khuyến cáo người dân cảnh giác, tránh bị người tự xưng là Công an gọi điện lừa. -
Mức phạt chủ xe lắp loa trên ô tô sử dụng gây mất trật tự khi tham gia giao thông
Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8-12 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô. -
Mức phạt với hành vi điều khiển xe máy đi ngược chiều
Ngày 26/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Trong đó, có nâng mức phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi ngược chiều so với quy định cũ. -
Hà Nội đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến giao thông dịp Tết và lễ hội đầu Xuân 2025
Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đang bước vào thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu Xuân 2025. Kế hoạch được thực hiện toàn diện trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa trên địa bàn Hà Nội. -
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia giao thông cần chú ý đến 12 loại lỗi vi phạm có thể dẫn đến việc bị tịch thu xe máy. -
Nỗ lực đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho người dân đón Tết
Thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) dịp Tết và lễ hội Xuân 2025, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tuần tra khép kín, kiểm soát chặt các hành vi vi phạm trên các tuyến giao thông.