
Nền kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi
Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là áp lực từ bối cảnh thế giới, nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế-xã hội tháng 11 và 11 tháng đạt được nhiều kết quả tích cực.
Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, 11 tháng qua, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 (1/12), Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, 11 tháng qua, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.
CPI bình quân 11 tháng tăng 3,02%, tương đương cùng kỳ các năm 2018-2021. Sức cầu tiêu dùng trong nước tăng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước.
Du lịch phục hồi nhanh, khách quốc tế 11 tháng đạt gần 3 triệu lượt người, gấp 21,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục phục hồi. Đăng ký doanh nghiệp tiếp tục khởi sắc, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường 11 tháng đạt gần 195.000 doanh nghiệp, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 40,5%.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, các cơ quan liên quan đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung và kịp thời tháo gỡ, xử lý các vấn đề mới phát sinh, nhất là liên quan đến hệ thống ngân hàng, các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản.
Ngoài ra, công tác chăm lo, phát triển văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống người dân được thực hiện tốt; quốc phòng an ninh được bảo đảm, hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh; công tác đối ngoại được triển khai chủ động, tích cực, linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm ứng xử phù hợp với các diễn biến tình hình thế giới, khu vực.
Áp lực từ yếu tố bên ngoài
Bên cạnh những kết quả đạt được, tính riêng trong tháng 11, trước áp lực rất lớn của bối cảnh biến động phức tạp, khó lường của thế giới, gây thêm khó khăn đối với tình hình trong nước, một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội, lĩnh vực, thị trường có dấu hiệu chững lại hoặc giảm so với tháng trước, mặc dù tính chung cả 11 tháng vẫn duy trì ở mức tích cực.
Cụ thể: Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại. Thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng đối mặt với áp lực ngày càng tăng do chính sách tiền tệ thắt chặt và tăng lãi suất để giảm lạm phát của FED và nhiều ngân hàng quốc gia, nhất là ở các đối tác kinh tế quan trọng tạo sức ép rất lớn lên tỷ giá, lãi suất và thị trường ngoại tệ. Tình hình cắt giảm lao động, giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên xuất hiện trở lại.
Đại diện Bộ KH&ĐT chỉ ra nguyên nhân lớn nhất là do tình hình thế giới rất phức tạp, khó lường, ngày càng nhiều bất ổn, thách thức, rủi ro. Kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, cần thời gian để phục hồi, trong khi năng lực nội tại, sức chống chịu còn hạn chế, còn những vấn đề tích lũy lâu năm, bộc lộ rõ nét hơn trước tác động từ bên ngoài.
Một hạn chế nữa là công tác dự báo còn nhiều khó khăn, phản ứng chính sách của bộ, ngành trong một số trường hợp còn chậm, công tác quản lý nhà nước chưa theo kịp yêu cầu đề ra, chưa phối hợp chặt chẽ, chủ yếu nhằm giải quyết khi vấn đề đã phát sinh. Một bộ phận cán bộ thực thi còn tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm trong triển khai công vụ.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng cuối năm
Từ nay đến cuối năm chỉ còn 1 tháng, Bộ KH&ĐT kiến nghị các bộ, cơ quan, địa phương cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, thực chất, toàn diện hơn nữa các Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP và 124/NQ-CP, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Chỉ thị số 15/CT-TTg về ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động đề xuất và thực hiện các giải pháp thích ứng kịp thời với bối cảnh, tình hình mới và các tình huống phát sinh; phát huy tinh thần chủ động, kịp thời, phối hợp chặt chẽ với nhau để tập trung xử lý, tháo gỡ ngay những vấn đề khó khăn, vướng mắc; tập trung thực hiện nhanh, hiệu quả các giải pháp căn cơ để đạt mục tiêu phát triển 5 năm đề ra.
Các bộ, ngành tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao để đẩy nhanh thực hiện 3 đột phá chiến lược; chủ động rà soát, sửa đổi các thông tư theo thẩm quyền; kịp thời trình Chính phủ sửa đổi các nghị định; tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội sửa các luật liên quan.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách vĩ mô khác trong quản lý, điều hành phát triển kinh tế-xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô.
Các chính sách tài khóa, thương mại, xuất nhập khẩu và các chính sách khác, coi đây là yếu tố quyết định đến phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Bộ KH&ĐT cũng lưu ý cần theo dõi sát tình hình thế giới và việc điều chỉnh chính sách của các nước, kịp thời có đối sách phù hợp, sẵn sàng phương án điều hành khi bối cảnh thế giới thuận lợi hơn; có phương án ứng phó kịp thời với những tình huống phát sinh, nhất là lạm phát và các cân đối lớn, nguồn cung xăng dầu, vật tư chiến lược; điều tiết sản xuất, hàng hóa phù hợp, bảo đảm nguồn cung phục vụ tiêu dùng cuối năm và Tết Nguyên đán 2023.
"Khó khăn, thách thức đang ngày càng gia tăng, nhất là áp lực từ bên ngoài làm bộc lộ rõ nét hơn những vấn đề nội tại, tích tụ lâu năm của nền kinh tế. Yêu cầu đặt ra là phải chủ động, quyết liệt, hiệu quả hơn để xử lý ngay, không làm tăng thêm các khó khăn, thách thức hiện thời, hạn chế tác động dây chuyền đến các ngành, lĩnh vực, động lực tăng trưởng của nền kinh tế", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.
-
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025, người lao động được nghỉ 5 ngày (từ ngày 30/4 - 4/5) do đó nhu cầu du lịch của người dân tăng cao. Hiện, giá vé máy bay tới nhiều điểm du lịch đang tăng cao và tỷ lệ đặt chỗ gần như kín.
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 16/4: Vàng lập đỉnh mới, USD quanh mốc 100
Hôm nay 16/4, giá vàng tăng mạnh ở cả thị trường quốc tế và trong nước trước bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại tiếp tục leo thang. -
Một số quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh từ 01/6/2025
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP với nhiều quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh sẽ được áp dụng từ 01/6/2025. -
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp
Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh tăng giá xăng kể từ 15h hôm nay 3/4/2025. -
Sáp nhập hành chính không đồng nghĩa với tăng giá đất
Thông tin về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện đang thu hút sự chú ý lớn từ dư luận, đặc biệt là giới đầu tư bất động sản. Ngay khi một địa phương được đưa vào diện dự kiến sáp nhập, thị trường khu vực đó thường ghi nhận hiện tượng tăng giá đất, dù chính sách chưa chính thức triển khai. Vậy, liệu sáp nhập có thực sự làm giá đất tăng, hay đây chỉ là hệ quả từ kỳ vọng và tâm lý thị trường? Để trả lời, cần tiếp cận vấn đề này một cách khách quan, dựa trên các yếu tố kinh tế, pháp lý và truyền thông. -
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 18/3/2025 về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. -
Những dự báo về thị trường bất động sản năm 2025
Tại Việt Nam, dù kinh tế hiện tăng trưởng ổn định, mặt bằng lãi suất, lạm phát, tỷ giá được kiểm soát ở ngưỡng hợp lý nhưng nguồn cung nhà ở vẫn còn trong tình trạng thiếu hụt, mất cân đối giữa các phân khúc... Do đó, trong ngắn hạn, rất khó để giá bất động sản có thể giảm. -
Nguồn cung nhà ở bình dân "vắng bóng" căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2
Theo dữ liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), phân khúc căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) hiện nay đã "tuyệt chủng" tại Hà Nội và TP.HCM trong vài năm qua và khó có khả năng xuất hiện trở lại.
-
Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu NHNN chủ động điều hành chính sách tiền tệ, giảm mặt bằng lãi cho vay, thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 15%. -
Việt Nam đã chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ đầu năm đến nay
Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/11, cả nước nhập khẩu 153.011 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 3,15 tỷ USD. -
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Theo một số chuyên gia, để tăng tính cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tối đa AI, lợi thế ngành hàng cũng như thay đổi phương thức bán hàng. -
Xuất nhập khẩu khởi sắc, tạo đà bứt phá trong năm 2025
Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu đang có nhiều điểm sáng, là cơ hội cho những mục tiêu lớn hơn trong năm 2025. -
SeABank lãi trước thuế 4.508 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, CASA duy trì đà tăng trưởng
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng ròng 1.352 tỷ đồng, tương đương 43% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, Ngân hàng đón nhận nhiều chỉ số kinh doanh tích cực nhờ duy trì quản trị rủi ro vững chắc và hiệu quả. -
Bảo Việt dành 22 tỷ đồng tri ân khách hàng nhân dịp 60 năm thành lập
Hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập (15/01/1965 – 15/01/2025), với mong muốn bảo vệ, đồng hành cùng khách hàng, ngày 15/10/2024, các đơn vị Bảo Việt trên toàn quốc đồng loạt triển khai chương trình MEGA SALE “60 năm Giữ trọn niềm tin - Mừng sinh nhật Vàng, hàng ngàn quà tặng”. Chương trình khuyến mãi tích hợp được triển khai tại 63 tỉnh và thành phố trên toàn quốc, dành cho khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng, quản lý quỹ, chứng khoán với tổng giá trị quà tặng lên tới 22 tỷ đồng. -
Bộ Xây dựng: Cần hoàn thiện 100.000 căn nhà ở xã hội trong nửa cuối năm 2024
Riêng trong năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng khoảng 130.000 căn. Như vậy, theo mục tiêu đề ra, còn gần 100.000 căn hộ cần hoàn thành trong năm 2024. Đây là áp lực tiến độ rất lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, bộ, ban, ngành, địa phương. -
Giá vàng và ngoại tệ ngày 6/8: Vàng thế giới lao dốc, USD về mốc 102
Một số chuyên gia dự báo, giá vàng có thể sẽ giảm tiếp trong thời gian tới, nhưng đà tăng dài hạn của kim loại quý này vẫn còn đó và các đợt giảm giá như vừa qua là cơ hội để các nhà đầu tư sở hữu vàng. -
Chỉ số sản xuất công nghiệp khởi sắc trong 7 tháng qua
Nền kinh tế Việt Nam đã có bước khởi đầu suôn sẻ trong tháng đầu tiên của quý III/2024, từ đó góp phần quan trọng duy trì đà phục hồi tích cực của nền kinh tế. Tính chung 7 tháng qua, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. -
Quy định chi tiết về xây dựng, bán và cho thuê nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ
Ngày 31/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở 2023. Trong đó, Nghị định quy định việc xây dựng, bán, cho thuê nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ.