Thứ Tư, ngày 14/05/2025 02:07 | HOTLINE : 0906.18.1357 | Email: bbt.giaothong360@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0906.18.1357
An toàn giao thông

Tình hình đảm bảo an toàn giao thông đường sắt trong 6 tháng đầu năm 2023

Lưu Thắm - 11:56 11/06/2023 GMT+7

Mới đây, Cục Đường sắt Việt Nam đã công bố kết quả kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính, tình hình ATGT trong công tác đảm bảo An toàn giao thông đường sắt trong 6 tháng đầu năm 2023.

Theo Cục đường sắt Việt Nam về công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt thì công tác kiểm tra xử phạt vi phạm an toàn giao thông  đường sắt đã tổ chức thực hiện 281 cuộc kiểm tra bảo đảm ATGTĐS (trong đó: 88 cuộc kiểm tra theo kế hoạch; 193 cuộc kiểm tra thường xuyên, đột xuất và liên ngành); xử phạt 17 trường hợp, phạt tiền 65.000.000đ. Các cuộc kiểm tra đã được triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ của kế hoạch được phê duyệt. Qua kiểm tra đã phát hiện những hạn chế, khuyết điểm, đồng thời tiến hành các biện pháp xử lý gồm: Xử phạt vi phạm hành chính; ban hành văn bản chấn chỉnh; ban hành thông báo kết luận kiểm tra yêu cầu đối tượng thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định.

Ảnh minh họa 

Về tình hình tai nạn giao thông đường sắt trong 6 tháng đầu năm, trên phạm vi cả nước đã xảy ra: 79 vụ, tử vong 38 người, làm 22 người bị thương. So sánh với cùng kỳ năm 2022, TNGTĐS tăng trên 02 tiêu chí về số vụ, số người tử vong: Số vụ tăng 11 vụ = 13,92% (79/68); số người tử vong tăng 12 người = 31,58% (38/26); số người bị thương giảm 10 người = 45,45% (22/32). Trong đó có 38 vụ tai nạn nghiêm trọng, 41 vụ tai nạn ít nghiêm trọng. Địa điểm xảy ra các vụ tai nạn: 35 vụ tại lối đi tự mở, 11 vụ tại đường ngang CBTĐ, 01 vụ tại đường ngang có người gác, 05 trong ga, 27 dọc đường.

Kết quả thực hiện hiện Quyết định số 358/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm 2023 lãnh đạo Cục đã tổ chức thành lập các Đoàn kiểm tra, làm việc với các địa phương như: Hà Nội, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng. Đến nay tổng số điểm giao cắt hiện có (tính đến thời điểm 30/4/2023) là 4.966 vị trí giao cắt cùng mức giữa đường bộ và đường sắt, trong đó: Đường ngang: 1.508 vị trí, chiếm tỉ lệ 30,36% tổng số giao cắt (ĐN có người gác 677; ĐN phòng vệ CBTĐ: 09; ĐN phòng vệ CBTĐ có lắp đặt CCTĐ 736; ĐN phòng vệ biển báo: 86); Lối đi tự mở (LĐTM): 3.458 vị trí, chiếm tỉ lệ 69,6 % tổng số giao cắt (đã xóa bỏ được 54 vị trí so thời điểm 31/12/2022); Lập hồ sơ toàn bộ các lối đi tự mở, bàn giao cho địa phương cùng quản lý và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn. Rà soát các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao, đề xuất nâng cấp cải tạo hoặc đề nghị địa phương cảnh giới ATGT; thông báo lịch trình chạy tàu, tổ chức tập huấn, cung cấp dụng cụ phòng vệ, điện thoại liên lạc chạy tàu tại 108 vị trí cảnh giới cho lực lượng tham gia cảnh giới của địa phương;

Tuy nhiên công tác giảm, thu hẹp, xóa bỏ LĐTM trên các tuyến đường sắt đã được chính quyền các địa phương  các chủ thể liên quan tập trung triển khai thực  hiện đã áp dụng các biện pháp trước mắt để đảm bảo ATGTĐS( như: cắm biển cảnh báo chú ý tầu hỏa”, thu hẹp bề rộng lối đi, tổ chức cảnh giới ATGT…); Một số địa phương đã chủ động đầu tư kinh phí rào đóng xóa bỏ các LĐTM nguy hiểm Về mặt hạn chế tình hình vi phạm đất dành cho đường sắt còn tồn tại phức tạp (chủ yếu do lịch sử để lại): vi phạm kết cấu hạ tầng đường sắt chưa được tỏa là 11.542 vị trí; vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thông tin tín hiệu đường sắt là 5.814 vị trí; Trên các tuyến đường sắt quốc gia hiện còn tồn tại 3.458 vị trí LĐTM (chiếm tỷ lệ 69,63% tổng giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt), đây là những vị trí tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT đường sắt. Chính quyền địa phương (cấp xã) chưa thực sự chủ động, quan tâm thực hiện trách nhiệm bảo vệ đất dành cho đường sắt theo quy định tại Nghị định số 56/2018/NĐ-CP của Chính phủ, do vậy các vụ việc vi phạm đất dành cho đường sắt đang có nguy cơ lan rộng tại một số địa phương nơi có đường sắt đi qua.