
Người dân chịu ‘tra tấn’ vì dự án tạm dừng thi công
Thi công mặt đường quốc lộ 19 cao hơn nền nhà từ 1-4m, bụi cuốn, nước trôi vào nhà thậm chí nứt tường, nứt nền do lu đường,... khiến người dân bức xúc, sống trong cảnh tra tấn.
Được biết, Dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên do Ban quản lý dự án 2 (QLDA 2 - Bộ GTVT) làm chủ đầu tư. Dự án có chiều dài 143 km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định. Tổng mức đầu tư khoảng 155,8 triệu USD (hơn 3.600 tỷ đồng), thời gian thi công từ tháng 8/2021, dự kiến hoàn thành năm 2023.
Theo ghi nhận những ngày vừa qua việc thi công quốc lộ 19 (QL19) thuộc dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên-Bình Định đoạn qua địa phận thôn Tả Giang 2, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn (Bình Định) đang tạm dừng do nhiều hộ dân phản ứng.
Nền đường QL19 thi công quá cao khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Hàng chục hộ dân từ nhà mặt tiền trở thành ổ chuột lọt thỏm không kinh doanh buôn bán được…them vào đó nhiều vấn đề từ môi trường do thi công đường mang lại.

Mặt đường quá cao so với nhà các hộ dân hai bên.
Bà Nguyễn Thị Nghiêm (77 tuổi), sinh sống tại Tả Giang 2, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn từ năm 1976 đến nay cho biết, gần 1 năm qua nhà bà luôn thiếu ánh sáng mặt trời vì luôn phải đóng cửa, bụi trên mặt đường cuốn xuống vì nhà thấp hơn mặt đường hơn 3m. Mưa to, nước trên đường trôi hết vào nhà.
“Giờ già cả rồi, biết làm ăn kiểu gì với cái nhà lọt thỏm xuống dưới mặt đường thế này, đến ngay cả chuyện di chuyển xe cộ lên xuống cũng đã cảm thấy khó khăn, cái xe trùm mền trong nhà cũng 1 năm rồi”, bà Nghiêm chia sẻ.
Cũng theo bà Nghiêm, hiện khu vực thôn Tả Giang có 33 hộ chịu ảnh hưởng bởi dự án thi công QL 19, nhiều ngôi nhà của người dân thôn Tả Giang 2 luôn trong tình trạng phủ kín bạt để ngăn bụi từ dự án thi công QL19.

Gia đình ông Dương Kỷ (62 tuổi) trong 33 hộ chịu ảnh hưởng bởi dự án thi công QL19 lên tiếng, điều lo ngại nhất khi thi công QL19 là mặt đường quá cao so với nhà, việc di chuyển lên xuống của bà con gặp nhiều rủi ro, mất an toàn. Đơn cử, đã rất nhiều người dân đã bị ngã khi lên xuống đường và người bị nặng nhất là ông Kỷ.
“Cách đây 1 tháng, tôi đã bị ngã khi di chuyển bằng xe máy từ đường xuống nhà, hậu quả là tôi bị nứt 4 xương sườn phải điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, vài hôm nữa tôi tiếp tục phải vào TP.HCM để khám lại”, ông Kỷ bức xúc
Không riêng gì gia đình bà Nghiêm, ông Kỷ, còn rất nhiều các hộ dân đều bày tỏ lo ngại vởi việc thi công lu nền đường QL19 khiến cho nền, tường các hộ dân bị nứt và xuống cấp, còn có một số hộ không chịu được phải chuyển đi nơi khác sống.
UBND huyện Tây Sơn và ban QLDA 2 đã họp tham vấn cộng đồng cư dân và thống nhất phương án thiết kế cầu, đường cũng như công trình phụ trợ đảm bảo cho người dân, trong đó có xây dựng và mở rộng tuyến đường gom ngay trước nhà máy đường và bên trái tuyến giáp TP. Quy Nhơn vào cuối tháng 4/2023.
Ban QLDA 2 đã cho điều chỉnh phương án thiết kế, thực hiện bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) cho chính quyền địa phương để thực hiện kiểm đếm áp giá đền bù và lên phương án đền bù hỗ trợ GPMB. Hiện dự án vẫn chưa nhận được mặt bằng thi công và chưa được cộng đồng dân cư thôn Tả Giang (xã Tây Giang) cho phép tiếp tục triển khai thi công.
Việc tạm dừng thi công quốc lộ 19 từ tháng 10/2022 qua thôn Tả Giang 2 khiến mặt đường nham nhở thời gian dài, gây khó khăn cho việc lưu thông qua lại.
Tại cuộc họp trưng cầu ý kiến người dân, Ban QLDA 2 đã thống nhất đẩy nhanh việc kiểm tra, ghi nhận hiện trạng nhà ở, công trình của người dân dọc theo hai bên tuyến Quốc lộ 19 trước khi thi công để có cơ sở xem xét và có phương án bồi thường thiệt hại nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân đúng theo quy định của pháp luật.
Đồng thời cam kết cụ thể việc bồi thường thiệt hại nhà cửa cho các hộ dân nếu bị rạn nứt mà nguyên nhân là do quá trình thi công dự án này gây ra để bà con đồng thuận và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Ông Phan Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn cho biết, UBND huyện đang thực hiện kiểm đếm áp giá đền bù và lên phương án đền bù hỗ trợ GPMB. Tuy nhiên, do mốc GPMB Ban QLDA 2 giao chưa rõ ràng nên UBND huyện đang đề nghị Ban QLDA 2 giao mốc GPMB lại. Sau đó, tính toán rồi công khai trước dân.
“Chúng tôi chỉ đạo, nội dung nào chưa rõ phải liên hệ với Ban QLDA 2 ngay, giao mốc cụ thể, tính toán khẩn trương để công khai cho dân. Về việc nứt nhà phải làm việc với Ban QLDA 2, nếu được phải cho đền bù liền”, ông Hùng cho hay.

-
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; đặc biệt là hoàn thiện hồ sơ, chuẩn bị đủ điều kiện để khởi động, khởi công, động thổ một số hạng mục, công trình thuộc dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam.
-
Cung đường đèo Quy Hòa – dải lụa xanh dẫn lối vào thành phố biển Quy Nhơn
Nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố biển Quy Nhơn (Bình Định), tuyến đường đèo Quy Hòa không chỉ là một lối đi giao thông quan trọng mà còn là điểm nhấn cảnh quan đặc biệt của đô thị du lịch đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Cung đường đèo uốn lượn, một bên núi rừng – một bên biển xanh, mở ra cánh cổng kỳ diệu dẫn vào thành phố biển Quy Nhơn. -
Triển khai cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 188/2025/QH15 ngày 19/02/2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội. -
Đề xuất mở rộng cao tốc Bắc - Nam lên 6 làn xe theo hình thức PPP
Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủvề việc dự kiến cùng các doanh nghiệp trong nước hợp lực triển khai mở rộng các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo phương thức đầu tư PPP. -
Phó Thủ tướng yêu cầu bảo đảm chất lượng, tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Bình Phước theo dõi, chỉ đạo triển khai Dự án hiệu quả, chống tiêu cực, lãng phí…; chú ý bảo đảm chất lượng, tiến độ, không để đội giá. -
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát, xử lý dự án lãng phí
Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính rườm rà, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. -
Hà Nội dự kiến khởi công cầu Tứ Liên vào dịp 19/5
UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành triển khai các thủ tục, đảm bảo đủ điều kiện khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vào dịp 19/5/2025. -
Tăng cường kiểm tra, khắc phục hư hỏng trên các tuyến đường cao tốc
Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kịp thời phát hiện các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng công trình để yêu cầu nhà thầu sửa chữa, khắc phục theo đúng các quy định của hợp đồng.
-
Khánh thành 2 tuyến đường gần 2.600 tỷ đồng nối cao tốc Bắc - Nam
Đường Vạn Thiện - Bến En và đường nối quốc lộ 1 với 45 dài hơn 26 km, tổng đầu tư gần 2.600 tỷ đồng, được thông xe sáng nay sau hơn 1 năm thi công. -
Hạ Long đầu tư trên 20 tỷ cải tạo mương nước thành bãi đỗ xe
Thành phố Hạ Long đầu tư trên 20 tỷ đồng để cải tạo hàng loạt tuyến mương nước thành bãi đỗ xe, công viên nhằm tạo cảnh quan khu vực, phát triển hạ tầng kỹ thuật và cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng đời sống cho cộng đồng người dân. -
Toàn cảnh nút giao “trăm tỷ” lớn nhất Quảng Ninh, rộng gấp 5 sân vận động Mỹ Đình
Nút giao Đầm Nhà Mạc là nút giao lớn nhất tỉnh Quảng Ninh với diện tích 83 ha cùng tổng mức đầu tư hơn 760 tỷ đồng. Tuy nhiên, do 80% diện tích dự án nằm trên hệ rừng ngập mặn, đầm nước nên việc thi công gặp không ít khó khăn. -
Quyết tâm hoàn thành dự án Sân bay Long Thành trong năm 2025
Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án sân bay lớn nhất của nước ta từ trước đến nay, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Với tinh thần "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm", thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng lúc, kịp thời là những yếu tố thành công, Thủ tướng yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026. -
Hà Nội: Công ty Đại Nghĩa thi công sai thiết kế, huyện Mỹ Đức có đang tìm cách né tránh?
Hiện nay, để các tuyến đường giao thông nội đồng có tuổi thọ được lâu và chất lượng thì nhiều địa phương đã lựa chọn thiết kế kè đá hộc ở hai bên đường. Do vậy, việc thi công kè đá hộc không đúng thiết kế sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại, đặc biệt có thể làm đường giao thông bị sụt lún ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. -
Đường sắt đô thị phải giải quyết yêu cầu về giao thông tại Hà Nội, TP.HCM
Liên quan đến Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM đến năm 2035, Thủ tướng Chính phủ lưu ý xây dựng đề án phải đảm bảo mục tiêu giải quyết yêu cầu thực tế về giao thông vận tải tại Hà Nội, TP.HCM; Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới. -
Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm dự án thành phần 4 của sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, việc chậm triển khai dự án thành phần 4, trong khi các dự án thành phần khác đang đạt và vượt tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch khai thác sân bay Long Thành, nguy cơ gây lãng phí rất lớn. -
Diện mạo cây cầu hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương
Công trình cầu Nguyễn Hoàng với kinh phí xây dựng hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương (thành phố Huế) đang dần hoàn thiện tạo nên một diện mạo mới cho tỉnh Thừa Thiên Huế trên con đường trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. -
Thừa Thiên Huế: Cầu treo Bình Thành xuống cấp “hết tuổi” sử dụng gây mất an toàn giao thông
Cầu Bình Thành là cây cầu treo mắc võng bằng cáp, đến nay hệ thống cáp treo đã xuống cấp, đặc biệt cây cầu đã “hết tuổi” sử dụng gần 10 năm, gây nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT), nhất là mỗi khi có xe trọng tải lớn đi qua. -
Ngắm nhìn cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam trị giá 12.000 tỷ
Cầu Đình Vũ – Lạch Huyện của TP Hải Phòng được mệnh danh là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài trên 5 km đưa vùng đảo Cát Hải trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, cảng biển mới của thành phố.