
Xuất khẩu sang châu Âu tăng trưởng mạnh sau 2 năm thực thi EVFTA
Sau 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, để tận dụng tốt hơn các cơ hội, các cơ quan quản lý và DN cần có các giải pháp đồng bộ hơn.
Xuất khẩu sang châu Âu tăng trưởng mạnh sau 2 năm thực thi EVFTA
(Chinhphu.vn) – Sau 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, để tận dụng tốt hơn các cơ hội, các cơ quan quản lý và DN cần có các giải pháp đồng bộ hơn.
Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Đánh giá hai năm thực thi Hiệp định EVFTA tại Việt Nam từ góc nhìn doanh nghiệp" - Ảnh: VGP/HT
Ngày 10/11, tại Hà Nội, VCCI phối hợp với Viện FNF Việt Nam đã tổ chức hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Đánh giá hai năm thực thi Hiệp định EVFTA tại Việt Nam từ góc nhìn doanh nghiệp".
Gần 41% DN từng hưởng ít nhất một lợi ích nào đó từ EVFTA
Hội thảo đã công bố Báo cáo "Việt Nam sau hai năm thực thi EVFTA từ góc nhìn DN" do VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của Viện FNF dựa trên kết quả khảo sát hơn 500 DN trên cả nước và nghiên cứu rà soát đánh giá các văn bản pháp luật thực thi EVFTA trong hai năm qua.
Hai năm đầu thực thi EVFTA vừa qua cũng là khoảng thời gian mà kinh tế thế giới và Việt Nam phải đối mặt với những biến động chưa từng có, từ dịch bệnh COVID-19, đứt gãy các chuỗi cung ứng, đến xung đột Nga-Ukraine, khủng hoảng năng lực, lương thực…
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, các số liệu thống kê vĩ mô cho thấy, EVFTA đã góp một phần quan trọng làm giảm nhẹ các tác động bất lợi, và giúp quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU phát triển khả quan.
Về thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU hai năm đầu thực thi (8/2020-7/2022) đạt 83,4 tỷ USD, tức trung bình 41,7 tỷ USD/năm, cao hơn tới 24% so với kim ngạch xuất khẩu trung bình năm giai đoạn 2016-2019 trước đó. Tỉ lệ hàng xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan EVFTA năm 2020 đạt 14,8%, tăng lên 20,2% năm 2021 và 24,5% trong 6 tháng đầu năm 2022.
Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), FDI của EU vào Việt Nam năm 2020 đạt gần 1.376 triệu USD vốn đăng ký, giảm 8,6% so với 2019, đứng thứ 8 và chiếm 4,8% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Năm 2021, tình hình có cải thiện hơn, với tổng vốn hơn 1.405 triệu USD, tăng 2,2%, giúp EU vươn lên đứng thứ 5 nhưng tỷ trọng trong tổng FDI giảm nhẹ, chiếm 4,5%. Đặc biệt, tổng vốn đầu tư bình quân năm 2 giai đoạn 2017-2021 (giai đoạn sau khi EVFTA hoàn tất đàm phán) tăng 86% so với thời gian 2015-2016 liền trước đó.
Tuy nhiên, đầu tư vào Việt Nam mới chỉ chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng đầu tư ra nước ngoài của EU (0,35% năm 2021).
Theo bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), EVFTA đã góp phần đáng kể thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đối tác. Cụ thể, trong hai năm thực thi hiệp định này, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng sang thị trường EU (như sắt thép tăng 739%; máy ảnh, máy quay phim, linh kiện tăng 260%; máy móc và thiết bị tăng 82,3%...).
Một số mặt hàng mới cũng có tăng trưởng cao như nhóm gạo, sản phẩm mây tre, cói thảm (tăng trên 50%); các sản phẩm gốm, sứ (tăng trên 25%); nhóm rau quả, dây diện và dây cáp điện (tăng trên 15%)...
Đại diện Bộ Công Thương nêu một số kịch bản tăng trưởng một số mặt hàng chủ lực và khẳng định dư địa vẫn còn lớn. Thị phần của Việt Nam mới chiếm 1% nhập khẩu của EU. Việt Nam có nhiều sản phẩm quả nhiệt đới thế mạnh, như ổi, xoài, măng cụt, sầu riêng, chuối, dưa hấu, dừa; mặt hàng chủ lực tôm sú, tôm chân trắng đông lạnh, cá ngừ; các mặt hàng có lợi thế thuế ưu đãi, như mực, bạch tuộc, hàu, sò điệp, bào ngư.
Từ góc độ của từng DN, thông tin từ kết quả khảo sát doanh nghiệp về EVFTA được bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) chia sẻ cho thấy, tỉ lệ các DN Việt Nam từng được hưởng lợi từ EVFTA là rất đáng khả quan, với gần 41% cho biết đã từng hưởng ít nhất một lợi ích nào đó từ EVFTA.
Lợi ích phổ biến nhất là từ các ưu đãi thuế quan đối với hàng xuất-nhập khẩu và hiệu ứng tích cực trong gia tăng đơn hàng, doanh thu, lợi nhuận. Theo kết quả khảo sát, điều này có thể là kết quả của sự cải thiện trong mức độ hiểu biết của DN về hiệp định này. Theo khảo sát, có tới gần 94% DN từng nghe nói hoặc biết ở các mức độ khác nhau về EVFTA, cao nhất trong số các FTA đang thực hiện.
Cứ 10 DN thì có 3 DN biết khá rõ và 1 DN biết rất rõ về các cam kết EVFTA có liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình. Nhìn về tương lai, 76% DN cho rằng các EVFTA và các FTA sẽ có tác động tới triển vọng kinh doanh trong 3 năm tới, và phần lớn lạc quan đây sẽ là các tác động tích cực.
Đa số DN đánh giá các tác động tích cực
Còn nhiều dư địa, nhưng cần tăng tốc
Tuy nhiên, DN cũng chỉ ra các lực cản có thể khiến họ khó hưởng lợi từ EVFTA và các FTA. Đáng kể nhất là các biến động và bất định của thị trường (47% DN đề cập), năng lực cạnh tranh hạn chế (46%), thiếu thông tin về cam kết và cách thức tận dụng (40%).
Về công tác xây dựng pháp luật thực thi EVFTA, kết quả rà soát của VCCI cho thấy, trong hai năm qua, đã có 9 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) được sửa đổi, bổ sung, ban hành nhằm thực thi các cam kết cụ thể trong 6 chương và 1 nghị định thư của Văn kiện EVFTA. Mặc dù được soạn thảo với tiến độ nhanh hơn thông thường, phần lớn các VBQPPL thực thi EVFTA đều ban hành chậm so với mốc yêu cầu của Hiệp định là ngày 1/8/2020 (trung bình các VBQPPL về thương mại hàng hóa ban hành chậm 66 ngày, các văn bản về quy tắc chậm 632 ngày).
Trong khi tất cả các văn bản này đều bảo đảm tuân thủ yêu cầu cam kết (thông qua quy định về áp dụng hồi tố, áp dụng trực tiếp hoặc cách thức khác), việc ban hành chậm vẫn ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả tận dụng cam kết EVFTA giai đoạn đầu của DN.
Về mức độ tương thích, rà soát cho thấy phần lớn các quy định trong các VBQPPL thực thi EVFTA đều tương thích với cam kết của hiệp định mà chúng "nội luật hóa".
Một số trường hợp quy định còn thực hiện các cam kết ở mức cao hơn yêu cầu hoặc với lộ trình sớm hơn (nhất là các quy định về đấu thầu gói thầu EVFTA). Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp quy định "nội luật hóa" chưa hoàn toàn bám sát cam kết (ví dụ về sở hữu trí tuệ), đặt thêm điều kiện làm hạn chế quyền hưởng ưu đãi (ví dụ về điều kiện nộp chậm chứng từ xuất xứ), hoặc hiện trạng pháp luật chưa bảo đảm việc thực thi cam kết EVFTA trên thực tế (ví dụ về quyền tự do liên kết của người lao động).
Tại hội thảo, TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã đưa ra các dự báo về bối cảnh và triển vọng kinh tế EU thời gian tới cùng các khuyến nghị với doanh nghiệp trong tận dụng EVFTA.
Nêu một số giải pháp để tận dụng cơ hội EVFTA, ông Lê Xuân Sang cho rằng, Nhà nước cần hỗ trợ, đồng hành cùng DN tranh thủ nhu cầu khi các nước EU cắt giảm sản xuất đối với một số mặt hàng công nghiệp nặng, hóa chất, phân bón, thép.
Cần triển khai mạnh mẽ các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu thông qua các kênh hệ thống thương vụ, thương mại điện tử xuyên quốc gia, hỗ trợ thông tin thị trường tháo gỡ các rào cản để đa dạng hóa thị trường thúc đẩy xuất khẩu.
Cần có các chính sách hỗ trợ DN hơn nữa về thông tin thương mại EU thông qua phát triển hệ thống thông tin thị trường, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường công tác phân tích, dự báo thị trường và nghiên cứu, ban hành các chính sách tạo thuận lợi cho DN, qua đó hỗ trợ DN Việt Nam tham gia trực tiếp, hiệu quả chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị hàng nông sản khu vực EU. Tăng cường công tác cảnh báo các quy định về rào cản và những vấn đề phát sinh đối với nông sản xuất khẩu.
Các DN cần có sự chuẩn bị, hướng dẫn về lĩnh vực phòng vệ thương mại để có ứng phó phù hợp trong trường hợp bị các nước thành viên của hiệp định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Các DN cần chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản và tuân thủ chặt chẽ các quy định về truy xuất nguồn gốc, đồng thời xây dựng và bảo vệ được thương hiệu để thúc đẩy xuất khẩu sang EU bền vững...
-
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025, người lao động được nghỉ 5 ngày (từ ngày 30/4 - 4/5) do đó nhu cầu du lịch của người dân tăng cao. Hiện, giá vé máy bay tới nhiều điểm du lịch đang tăng cao và tỷ lệ đặt chỗ gần như kín.
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 16/4: Vàng lập đỉnh mới, USD quanh mốc 100
Hôm nay 16/4, giá vàng tăng mạnh ở cả thị trường quốc tế và trong nước trước bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại tiếp tục leo thang. -
Một số quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh từ 01/6/2025
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP với nhiều quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh sẽ được áp dụng từ 01/6/2025. -
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp
Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh tăng giá xăng kể từ 15h hôm nay 3/4/2025. -
Sáp nhập hành chính không đồng nghĩa với tăng giá đất
Thông tin về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện đang thu hút sự chú ý lớn từ dư luận, đặc biệt là giới đầu tư bất động sản. Ngay khi một địa phương được đưa vào diện dự kiến sáp nhập, thị trường khu vực đó thường ghi nhận hiện tượng tăng giá đất, dù chính sách chưa chính thức triển khai. Vậy, liệu sáp nhập có thực sự làm giá đất tăng, hay đây chỉ là hệ quả từ kỳ vọng và tâm lý thị trường? Để trả lời, cần tiếp cận vấn đề này một cách khách quan, dựa trên các yếu tố kinh tế, pháp lý và truyền thông. -
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 18/3/2025 về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. -
Những dự báo về thị trường bất động sản năm 2025
Tại Việt Nam, dù kinh tế hiện tăng trưởng ổn định, mặt bằng lãi suất, lạm phát, tỷ giá được kiểm soát ở ngưỡng hợp lý nhưng nguồn cung nhà ở vẫn còn trong tình trạng thiếu hụt, mất cân đối giữa các phân khúc... Do đó, trong ngắn hạn, rất khó để giá bất động sản có thể giảm. -
Nguồn cung nhà ở bình dân "vắng bóng" căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2
Theo dữ liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), phân khúc căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) hiện nay đã "tuyệt chủng" tại Hà Nội và TP.HCM trong vài năm qua và khó có khả năng xuất hiện trở lại.
-
Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu NHNN chủ động điều hành chính sách tiền tệ, giảm mặt bằng lãi cho vay, thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 15%. -
Việt Nam đã chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ đầu năm đến nay
Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/11, cả nước nhập khẩu 153.011 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 3,15 tỷ USD. -
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Theo một số chuyên gia, để tăng tính cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tối đa AI, lợi thế ngành hàng cũng như thay đổi phương thức bán hàng. -
Xuất nhập khẩu khởi sắc, tạo đà bứt phá trong năm 2025
Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu đang có nhiều điểm sáng, là cơ hội cho những mục tiêu lớn hơn trong năm 2025. -
SeABank lãi trước thuế 4.508 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, CASA duy trì đà tăng trưởng
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng ròng 1.352 tỷ đồng, tương đương 43% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, Ngân hàng đón nhận nhiều chỉ số kinh doanh tích cực nhờ duy trì quản trị rủi ro vững chắc và hiệu quả. -
Bảo Việt dành 22 tỷ đồng tri ân khách hàng nhân dịp 60 năm thành lập
Hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập (15/01/1965 – 15/01/2025), với mong muốn bảo vệ, đồng hành cùng khách hàng, ngày 15/10/2024, các đơn vị Bảo Việt trên toàn quốc đồng loạt triển khai chương trình MEGA SALE “60 năm Giữ trọn niềm tin - Mừng sinh nhật Vàng, hàng ngàn quà tặng”. Chương trình khuyến mãi tích hợp được triển khai tại 63 tỉnh và thành phố trên toàn quốc, dành cho khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng, quản lý quỹ, chứng khoán với tổng giá trị quà tặng lên tới 22 tỷ đồng. -
Bộ Xây dựng: Cần hoàn thiện 100.000 căn nhà ở xã hội trong nửa cuối năm 2024
Riêng trong năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng khoảng 130.000 căn. Như vậy, theo mục tiêu đề ra, còn gần 100.000 căn hộ cần hoàn thành trong năm 2024. Đây là áp lực tiến độ rất lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, bộ, ban, ngành, địa phương. -
Giá vàng và ngoại tệ ngày 6/8: Vàng thế giới lao dốc, USD về mốc 102
Một số chuyên gia dự báo, giá vàng có thể sẽ giảm tiếp trong thời gian tới, nhưng đà tăng dài hạn của kim loại quý này vẫn còn đó và các đợt giảm giá như vừa qua là cơ hội để các nhà đầu tư sở hữu vàng. -
Chỉ số sản xuất công nghiệp khởi sắc trong 7 tháng qua
Nền kinh tế Việt Nam đã có bước khởi đầu suôn sẻ trong tháng đầu tiên của quý III/2024, từ đó góp phần quan trọng duy trì đà phục hồi tích cực của nền kinh tế. Tính chung 7 tháng qua, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. -
Quy định chi tiết về xây dựng, bán và cho thuê nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ
Ngày 31/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở 2023. Trong đó, Nghị định quy định việc xây dựng, bán, cho thuê nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ.