Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 16:37 | HOTLINE : 0906.18.1357 | Email: bbt.giaothong360@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0906.18.1357
Môi trường xanh

“Tội ác” nơi đại ngàn: Ai đã “tiếp tay” để rừng Sơ Pai ngày đêm “chảy máu”

NGHĨA TRẦN - 14:32 06/03/2023 GMT+7

Những cánh rừng Sơ Pai đang ngày đêm bị “tàn sát” không thương tiếc. Nhưng dường như chủ rừng đang cho thấy mình “vô can”. Và cứ thế, những cây gỗ nào to nhất, giá trị nhất thì đều bị những đối tượng “lâm tặc” hạ sát ngổn ngang giữa đại ngàn Sơ Pai.

Ai đã “tiếp tay” để rừng “chảy máu”

Những bằng chứng “sống” của nhóm phóng viên có được đang cho thấy mức độ “tàn sát” những cánh rừng Sơ Pai là vô cùng nghiêm trọng. Nghiêm trọng đến mức khi chúng tôi có mặt ở Sơ Pai thì luôn có một đội ngũ “chim lợn” luôn túc trực và theo dõi mọi hoạt động tác nghiệp của phóng viên.

Người dân ở đây nói vui rằng, Sơ Pai là “túi tiền” của một thế lực ngầm đứng sau những thảm kịch phá rừng từ lâu nay. Chính vì vậy, người dân ở đây vô cùng khiếp sợ và không một ai dám đứng lên tố cáo. Bởi khi có dám tố cáo thì rồi cũng bị trù dập, thậm chí là bị đe dọa “lấy chân cả gia đình”.

Rừng Sơ Pai đang ngày đêm "chảy máu" trước sự thờ ơ đến khó hiểu của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai (Ảnh: NGHĨA TRẦN)

Tiếp tục câu chuyện bên trong lõi rừng Sơ Pai, sau khi người dẫn đường tên Q đặt niềm tin trọn vẹn vào nhóm phóng viên thì người này bắt đầu cởi mở hơn. Anh Q. cho biết: “Cánh rừng Sơ Pai nhìn bề ngoài thì yên bình vậy thôi, nhưng khi đi sâu vào bên trong vùng lõi mới thấy được mức độ “tàn sát” những cây gỗ lớn, có giá trị khủng khiếp thế nào”.

“Họ “tàn sát” đại ngàn vô cùng tinh vi. Các cây gỗ có đường kính lớn, giá trị nhất sẽ được cưa hạ bằng máy cưa lốc. Sau một thời gian khi cây gỗ đã khô thì họ xẻ thành từng hộp rồi dùng xe máy sắt vận chuyển ra khỏi rừng. Như một thông lệ ngầm đã được định sẵn, khi gỗ từ rừng ra thì các chốt quản lý bảo vệ rừng được đặt ngay cửa rừng đều vắng bóng người. Cứ thế, rừng Sơ Pai ngày đêm “chảy máu” một cách “đúng quy trình”.

Rừng Sơ Pai bị "tàn sát" thì ai cũng biết, nhưng chủ rừng là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai lại không hề hay biết (Ảnh: NGHĨA TRẦN).

Khi câu chuyện của chúng tôi vừa dứt thì trước mắt tôi là một bãi gỗ Dổi bị các đối tượng cưa hạ từ trước nằm ngổn ngang giữa rừng Sơ Pai. Không biết bao nhiêu cây gỗ bị cắt hạ mà kể cho hết, chỉ thấy tại hiện trường, những cây gỗ Dổi lớn tầm hơn 2 người ôm đã bị “tàn sát” không thương tiếc. Khi những cây Dổi lớn được cắt hạ xong thì những đối tượng “lâm tặc” đã cắt thành từng bi ngắn rồi xẻ thành những hộp gỗ lớn.

Khi chúng tôi thắc mắc vì sao những cây gỗ lớn khi được cắt hạ không được chở ra khỏi rừng thì người dẫn đường, lý giải: “Sở dĩ họ chưa chở ra là để sự việc được “nguội lạnh”. Nếu cơ quan chức năng có vào kiểm tra thì cũng là những cây gỗ đã cũ. Đấy là chiêu của họ để tránh bị trách nhiệm”.

Chủ rừng có “vô can” khi để rừng bị “tàn sát”?

Trước vụ việc những cánh rừng Sơ Pai bị “tàn sát” nghiêm trọng, phóng viên đã có buổi làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hợi- Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai, đổ lỗi: “Có những đối tượng khai thác gỗ để làm nhà rẫy xong còn dẫn anh em phóng viên vào để quay hình ảnh. Nói gì thì nói, khi đã làm rồi thì công ty lâm nghiệp vẫn sai, làm sao mà ôm được”.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai đổ lỗi là do chủ tịch xã nói "tạo điều kiện" xẻ gỗ làm hòm (Ảnh: NGHĨA TRẦN).

Ông Hợi cho rằng, việc rừng của công ty quản lý liên tục bị xâm hại ngoài yếu tố chủ quan, vẫn còn 1 số yếu tố khách quan không thể làm khác được. "Mấy chục năm nay, người dân ở đây chưa bao giờ ra ngoài mua 1 cái hòm (quan tài-PV) cho người chết. Huyện đâu có chỉ đạo cho xẻ gỗ làm hòm, nhưng mà chủ tịch xã nói anh tạo điều kiện cho người ta xẻ hòm, nhưng cũng đâu có ký tá đâu. Giờ tôi ở đây như trên thớt, bây giờ nói không cho thì họ lên rừng xẻ gỗ thì cũng chết. Nhà nước thì không cho phép, nhưng mà thôi cây nào cây khô, ngã đổ thì tận dụng vô đó".

Ông Hợi, nói tiếp: "Rồi 1 năm huyện giao cho 2 hộ nghèo để làm nhà. Nhưng mà hộ nghèo ở đây lấy tôn với sắt là họ không làm, họ nói có cây gỗ nào xấu xấu cho họ xẻ ván để tận dụng, chứ làm tôn họ không ở. Rất là phức tạp. Chứ nói là bao che cho anh em xẻ gỗ quy mô bán ra ngoài là không phải, là không có".

Vừa ra tù đã làm… trạm trưởng

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài việc liên tục để xảy ra mất rừng trên lâm phần được giao quản lý, bảo vệ, công tác nhân sự của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai cũng bộc lộ nhiều bất cập. Cụ thể, năm 2018, Công ty đã tiếp nhận ông Nguyễn Hữu Dũng (nguyên là cán bộ lâm trường của công ty bị cơ quan chức năng xử phạt tù vì hành vi vi phạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng - PV) về tiếp nhận vị trí Trạm trưởng trạm quản lý bảo vệ rừng 10C5. Mới đây nhất, chính đồng chí Trạm trưởng này tiếp tục có vi phạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Ông Nguyễn Hữu Dũng vừa ra tù về hành vi bán gỗ thì lại được nhận vào làm Trạm trưởng Trạm quản lý bảo vệ rừng 10C5 (Ảnh: NGHĨA TRẦN).

Lý giải cho việc này, ông Nguyễn Văn Hợi, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai, nói: "Năm 2018, khi mà nhận lại ông Nguyễn Hữu Dũng thì chúng tôi có ra ngoài Viện kiểm sát nhân dân để hỏi, mấy anh nói thôi người ta đóng bảo hiểm ở đó rồi nếu tạo điều kiện cho người ta quay lại thì sử dụng, cái đó tùy công ty. Chúng tôi sử dụng lại từ 2018 cho đến nay. Vừa rồi mới vi phạm, Công ty đã đình chỉ công tác để công an điều tra".

Ông Hợi, cho biết thêm: “Trong lực lượng quản lý bảo vệ rừng nếu làm tốt cả thì sẽ không xảy ra như thế. Cũng có một vài thành phần tư tưởng không ra gì, nhưng mà sàng lọc để đuổi người ta thì từ năm 2018 đến giờ cũng đuổi 16 người rồi”.

  • Bình Định: Hướng đến phát triển cảng biển không rác thải nhựa

    Bình Định không chỉ nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ mà còn là địa phương có nhiều cảng cá quan trọng phục vụ đánh bắt và vận chuyển hải sản. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa tại các cảng biển vẫn luôn là thách thức lớn. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm hướng đến cảng biển sạch, không rác thải nhựa, với sự tham gia tích cực của ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
  • Đà Nẵng: Lợi dụng vận chuyển đất san lấp dự án đem bán trái phép cho nhà máy gạch

    Một doanh nghiệp đã lợi dụng việc được cấp phép khai thác và vận chuyển đất san lấp cho các Dự án (DA) trên địa bàn huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng để chở hàng nghìn khối đất đi bán trái phép cho nhà máy sản xuất gạch. Sự việc đã diễn ra trong thời gian dài, tuy nhiên chưa thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc.
  • Thời tiết bất thường trở thành mối lo ngại toàn cầu

    Trong những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan và bất thường ngày càng gia tăng trên toàn cầu, gây ra những tác động sâu rộng đối với môi trường, xã hội và kinh tế. Từ các đợt nắng nóng gay gắt, bão lũ khốc liệt đến mùa đông lạnh giá bất thường, biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất của nhân loại. Vậy, đâu là nguyên nhân và hậu quả của sự thay đổi này?
  • Hà Nội: Tràn lan bãi xe, bãi đổ trộm phế thải tại phường Kiến Hưng

    Ngang nhiên san lấp phế thải lên đất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường, kéo theo đó là bãi vật liệu xây dựng, bãi xe không phép, trái phép mọc lên, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy là thực trạng đang diễn ra tại phường Kiến Hưng (quận Hà Đông). Mặc dù chính quyền sở tại nắm rõ vi phạm, thế nhưng việc xử lý dường như mới chỉ dừng trên giấy tờ.
  • Xã Yên Viên (Gia Lâm): Hàng trăm nghìn m2 đất ven sông Đuống đang bị sử dụng trái phép?

    Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi ven sông Đuống, thuộc xã Yên Viên (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất bãi bồi đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than, bãi xe và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như đang “bất lực” trước vi phạm đất đai?
  • Sản phẩm mỹ nghệ thân thiện môi trường từ sợi chuối

    Chuối là cây trồng truyền thống rất đỗi quen thuộc ở các vùng nông thôn của Việt Nam. Từ lâu nay, chuối thường chỉ được trồng để lấy quả, còn thân cây chuối sau khi thu hoạch hầu hết bị thải loại. Nhưng nhờ sự sáng tạo trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ các nước, nghệ nhân làng nghề đã chế biến thân cây chuối thành sợi để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng thân thiện với môi trường, mang lại giá trị kinh tế cao.
  • Phương pháp xử lý dầu tràn trên biển để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

    Cùng với đất liền, vùng biển Việt Nam là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đình từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động. Do vậy, song song với khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên biển Đông thuộc chủ quyền để phát triển đất nước, chúng ta cần chuẩn bị ứng phó kịp thời với các sự cố môi trường xảy ra trên biển như tràn dầu, tràn đổ hóa chất độc hại, hàng nguy hiểm… đặc biệt là tại các vùng bờ - nơi các cộng đồng dân cư sinh sống, có đa dạng sinh học với mật độ cao.
  • Ấn tượng những bức ảnh về rác thải nhựa đại dương

    Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường biển và đại dương trên toàn thế giới. Việc lạm dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi nilon khó phân hủy đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Dưới đây là những bức hình ấn tượng về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.
  • Tính toán phương án kiểm định khí thải với xe máy

    Việc kiểm định khí thải xe máy là một trong những nội dung được quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này đang được nghiên cứu, tính toán.