Thứ Năm, ngày 24/04/2025 18:22 | HOTLINE : 0906.18.1357 | Email: bbt.giaothong360@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0906.18.1357
Môi trường

Bình Định: Hướng đến phát triển cảng biển không rác thải nhựa

Tấn Viên - 08:23 21/04/2025 GMT+7

Bình Định không chỉ nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ mà còn là địa phương có nhiều cảng cá quan trọng phục vụ đánh bắt và vận chuyển hải sản. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa tại các cảng biển vẫn luôn là thách thức lớn. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm hướng đến cảng biển sạch, không rác thải nhựa, với sự tham gia tích cực của ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương.

Ban quản lý các cảng cá Tam Quan, Đề Gi và Quy Nhơn đã chủ động thiết lập các điểm thu gom rác thải nhựa, giúp tàu cá có nơi tập kết rác sau mỗi chuyến ra khơi. Đồng thời, tỉnh cũng thành lập đội thu gom rác thải từ tàu cá, tận dụng nguồn nhân lực sẵn có của đội vệ sinh môi trường tại cảng để đảm bảo rác thải nhựa sinh hoạt từ tàu được phân loại, thu gom và chuyển giao đến các cơ sở tái chế. Việc quản lý rác thải nhựa ngay từ đầu nguồn giúp giảm thiểu ô nhiễm đại dương, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và hướng đến phát triển xanh bền vững.

Bình Định: Hướng đến phát triển cảng biển không rác thải nhựa

Toàn cảnh cảng cá Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn.

Cảng cá Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn) là một trong những cảng cá lớn nhất miền Trung, nơi tập trung hàng trăm tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Trước đây, do lượng rác thải từ hoạt động đánh bắt đổ về nhiều, khu vực này từng đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Nhằm khắc phục tình trạng này, nhiều giải pháp đã được triển khai kịp thời.

Theo đó, việc đặt thùng rác phân loại tại cảng đã giúp ngư dân dễ dàng bỏ rác đúng nơi quy định. Ngoài ra, cảng còn tổ chức thu gom rác thải nhựa định kỳ, khuyến khích các tàu cá mang rác về bờ để xử lý thay vì vứt xuống biển. Nhờ đó, cảng Tam Quan đã có những thay đổi rõ rệt, trở thành mô hình cảng biển sạch, thân thiện với môi trường.

Bình Định: Hướng đến phát triển cảng biển không rác thải nhựa - 1
Cảng Đề Gi (huyện Phù Cát).

Cảng Đề Gi (huyện Phù Cát) không chỉ là nơi tập trung tàu thuyền mà còn là điểm du lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, rác thải từ hoạt động du lịch, đặc biệt là rác nhựa từng khiến môi trường biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện nay, chính quyền địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực này.

Bình Định: Hướng đến phát triển cảng biển không rác thải nhựa - 2

Kêu gọi ngư dân cam kết “đánh bắt sạch”, không vứt lưới rách, bao bì nilon xuống biển.

Là một trong những cảng cá sầm uất nhất Bình Định, cảng cá Quy Nhơn (TP. Quy Nhơn) từng đối mặt với lượng rác thải lớn từ tàu thuyền và hoạt động buôn bán hải sản. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và các tổ chức bảo vệ môi trường, cảng cá này đang có sự thay đổi tích cực.

Chính quyền đã tuyên truyền cho ngư dân và tiểu thương tại cảng về tác hại của rác thải nhựa. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức bảo vệ môi trường triển khai chiến dịch “Nói không với rác thải nhựa” trong hoạt động buôn bán hải sản. Thực hiện chương trình thí điểm trên 200 tàu cá thu gom rác nhựa ngoài khơi và mang về đất liền để xử lý.

Bình Định: Hướng đến phát triển cảng biển không rác thải nhựa - 3
Cảng cá Quy Nhơn triển khai chiến dịch “Nói không với rác thải nhựa”.

Ngoài ra, cơ chế khuyến khích ngư dân thu gom rác nhựa cũng được áp dụng. Theo đó, khi về bờ, rác nhựa sẽ được cảng cá thu gom và phân loại, sau đó tiến hành ép bằng máy chuyên dụng nhằm tối ưu hóa quá trình tái chế.

Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Quy Nhơn, ông Đào Xuân Thiện cho biết, việc triển khai phương án trên vẫn gặp một số khó khăn do lượng rác thải thu gom chưa đủ nhiều để tạo nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Do đó, tỉnh đang xem xét cấp thêm ngân sách để hỗ trợ công tác thu gom và xử lý rác nhựa.

“Hiện nay, tỉnh đang cấp kinh phí để đấu thầu sử dụng thiết bị đa chức năng, bao gồm vớt rác, chữa cháy ban đầu và hút bùn bề mặt. Ban Quản lý cảng cá sẽ là đơn vị giám sát hoạt động này”, ông Thiện cho biết.

Bình Định: Hướng đến phát triển cảng biển không rác thải nhựa - 4

Nhà thu gom rác thải từ tàu cá ngoài khởi đem về đất liền ở Cảng cá Quy Nhơn.

Ông Thiện cũng đánh giá việc thu gom rác thải từ đại dương tuy chưa đạt số lượng lớn nhưng đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường biển. Khi một tàu thực hiện, các tàu khác sẽ học tập và nhân rộng mô hình này. Việc sử dụng thiết bị đa chức năng được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong công tác bảo vệ môi trường biển.

Hiện nay, cảng cá đã đưa vào sử dụng thí điểm 200 túi rác và tỉnh cũng đang xin thêm hỗ trợ để cấp 3.000 túi rác cho các tàu cá hoạt động trong khu vực. Tuy nhiên, ý thức của ngư dân trong việc bảo vệ môi trường cũng chưa được cao, do đó, còn nhiều điểm trên cảng vẫn còn tồn đọng rác thải.

Bình Định: Hướng đến phát triển cảng biển không rác thải nhựa - 5

Nhiều loại rác thải nhựa vẫn còn tồn đọng trên mặt nước ở cảng cá Quy Nhơn.

Những thay đổi tại cảng Tam Quan, Đề Gi và Quy Nhơn là minh chứng rõ ràng cho thấy mục tiêu xây dựng cảng biển không rác thải nhựa là khả thi nếu có sự chung tay của chính quyền, ngư dân và doanh nghiệp. Với những nỗ lực không ngừng, các cảng biển ở Bình Định không chỉ sạch đẹp hơn mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển, phát triển du lịch bền vững và nâng cao chất lượng đời sống ngư dân.

  • Bình Định: Hướng đến phát triển cảng biển không rác thải nhựa

    Bình Định không chỉ nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ mà còn là địa phương có nhiều cảng cá quan trọng phục vụ đánh bắt và vận chuyển hải sản. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa tại các cảng biển vẫn luôn là thách thức lớn. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm hướng đến cảng biển sạch, không rác thải nhựa, với sự tham gia tích cực của ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
  • Đà Nẵng: Lợi dụng vận chuyển đất san lấp dự án đem bán trái phép cho nhà máy gạch

    Một doanh nghiệp đã lợi dụng việc được cấp phép khai thác và vận chuyển đất san lấp cho các Dự án (DA) trên địa bàn huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng để chở hàng nghìn khối đất đi bán trái phép cho nhà máy sản xuất gạch. Sự việc đã diễn ra trong thời gian dài, tuy nhiên chưa thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc.
  • Thời tiết bất thường trở thành mối lo ngại toàn cầu

    Trong những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan và bất thường ngày càng gia tăng trên toàn cầu, gây ra những tác động sâu rộng đối với môi trường, xã hội và kinh tế. Từ các đợt nắng nóng gay gắt, bão lũ khốc liệt đến mùa đông lạnh giá bất thường, biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất của nhân loại. Vậy, đâu là nguyên nhân và hậu quả của sự thay đổi này?
  • Hà Nội: Tràn lan bãi xe, bãi đổ trộm phế thải tại phường Kiến Hưng

    Ngang nhiên san lấp phế thải lên đất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường, kéo theo đó là bãi vật liệu xây dựng, bãi xe không phép, trái phép mọc lên, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy là thực trạng đang diễn ra tại phường Kiến Hưng (quận Hà Đông). Mặc dù chính quyền sở tại nắm rõ vi phạm, thế nhưng việc xử lý dường như mới chỉ dừng trên giấy tờ.
  • Xã Yên Viên (Gia Lâm): Hàng trăm nghìn m2 đất ven sông Đuống đang bị sử dụng trái phép?

    Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi ven sông Đuống, thuộc xã Yên Viên (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất bãi bồi đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than, bãi xe và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như đang “bất lực” trước vi phạm đất đai?
  • Sản phẩm mỹ nghệ thân thiện môi trường từ sợi chuối

    Chuối là cây trồng truyền thống rất đỗi quen thuộc ở các vùng nông thôn của Việt Nam. Từ lâu nay, chuối thường chỉ được trồng để lấy quả, còn thân cây chuối sau khi thu hoạch hầu hết bị thải loại. Nhưng nhờ sự sáng tạo trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ các nước, nghệ nhân làng nghề đã chế biến thân cây chuối thành sợi để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng thân thiện với môi trường, mang lại giá trị kinh tế cao.
  • Phương pháp xử lý dầu tràn trên biển để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

    Cùng với đất liền, vùng biển Việt Nam là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đình từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động. Do vậy, song song với khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên biển Đông thuộc chủ quyền để phát triển đất nước, chúng ta cần chuẩn bị ứng phó kịp thời với các sự cố môi trường xảy ra trên biển như tràn dầu, tràn đổ hóa chất độc hại, hàng nguy hiểm… đặc biệt là tại các vùng bờ - nơi các cộng đồng dân cư sinh sống, có đa dạng sinh học với mật độ cao.
  • Ấn tượng những bức ảnh về rác thải nhựa đại dương

    Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường biển và đại dương trên toàn thế giới. Việc lạm dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi nilon khó phân hủy đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Dưới đây là những bức hình ấn tượng về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.
  • Tính toán phương án kiểm định khí thải với xe máy

    Việc kiểm định khí thải xe máy là một trong những nội dung được quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này đang được nghiên cứu, tính toán.