Thứ Năm, ngày 24/04/2025 17:46 | HOTLINE : 0906.18.1357 | Email: bbt.giaothong360@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0906.18.1357
Môi trường

Hà Nội: Tràn lan bãi xe, bãi đổ trộm phế thải tại phường Kiến Hưng

Bùi Tuấn – Hoài Nam - 10:49 29/11/2024 GMT+7

Ngang nhiên san lấp phế thải lên đất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường, kéo theo đó là bãi vật liệu xây dựng, bãi xe không phép, trái phép mọc lên, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy là thực trạng đang diễn ra tại phường Kiến Hưng (quận Hà Đông). Mặc dù chính quyền sở tại nắm rõ vi phạm, thế nhưng việc xử lý dường như mới chỉ dừng trên giấy tờ.

Nhức nhối vi phạm tồn tại
Thời gian qua, tình trạng vi phạm trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông trên địa bàn phường Kiến Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội) diễn ra rất công khai và phức tạp. Không khó để bắt gặp những tuyến đường phố bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh, buôn bán; vỉa hè, lòng đường bị các tiểu thương chiếm dụng tràn lan như tuyến phố Mậu Lương, phố Hoàng Công, ngã tư Đa Sĩ, phố Phúc La, gây ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường khiến người dân vô cùng bức xúc.
Bên cạnh đó, tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng, san lấp đất nông nghiệp cũng diễn ra hết sức ngang nhiên, công khai, ngay trước mắt các lực lượng chức năng nhưng không bị xử lý kịp thời.
Điển hình như tại bãi đất cạnh sân bóng Đa Sỹ (tổ 5, Đa Sỹ) và khu đất nông nghiệp trên đường Hoàng Công nhiều năm nay thường xuyên diễn ra hoạt động tập kết trạc thải xây dựng cả ngày lẫn đêm. Mỗi ngày có hàng chục chuyến xe chở chất thải xây dựng tập kết về khu đất, mỗi khi hoạt động, máy móc, xe vận tải gây ồn ào, bụi bặm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Bãi đổ trộm phế thải và buôn bán vật liệu xây dựng trái phép ngay sát trụ sở Công an phường Kiến Hưng.

Trong quá trình vận chuyển trạc thải, nhiều xe tải, xe công nông tự chế không được che phủ dẫn đến rơi vãi đất, đá, rác thải ra tuyến đường giao thông tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông.
Nghiêm trọng hơn, một phần diện tích ao hồ, đất nông nghiệp tại đây cũng đang được san lấp trái phép bằng trạc thải xây dựng. Khu đất sau khi san lấp được biến thành bãi tập kết vật liệu xây dựng.
Điều đáng nói, khu vực đất nông nghiệp đang bị san lấp tại tổ 5, Đa Sỹ nằm sát bên cạnh trụ sở Công an phường Kiến Hưng, hoạt động diễn ra công khai nhưng không thấy chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng sở tại xử lý.
Ngoài ra, tình trạng bãi trông, giữ xe không phép mọc lên như nấm cũng gây nhiều hệ lụy đối với giao thông và phòng cháy chữa cháy. Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn phường Kiến Hưng có tới gần 20 bãi trông giữ xe trái phép, nằm rải rác tại các khu tập trung đông dân cư như tại khu chung cư 19T5-19T6, TDP số 22; Nhà văn hóa Đa Sỹ; chung cư CT6; khu đất của Công ty CP Licogi 12; khu tái
định cư và đấu giá Kiến Hưng…
Điểm chung của các bãi xe là đều được xây dựng trên bãi đất công hoặc đất nông nghiệp, hiện tại đều được quây tôn kín và mở các dịch vụ trông giữ xe, rửa xe cho khách. Điều đáng nói, trong các bãi gửi xe này công tác phòng cháy chữa cháy không đảm bảo, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.
Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Môi trường Giao thông, tại các bãi xe trái phép này không hề có biển hiệu, không niêm yết giá vé công khai, các trang thiết bị về phòng cháy chữa cháy đều rất sơ sài, không đảm bảo an toàn. Bên trong có từ vài chục đến cả trăm xe ôtô các loại với chi phí gửi xe ôtô trung bình từ 1.000.000 – 2.500.000 đồng/xe/tháng.

Điểm trông xe trái phép tại khu vực Nhà văn hóa Đa Sỹ.

Do lượng xe ra vào bãi nhiều đã gây nên tình trạng giao thông ùn tắc, khó di chuyển, kèm theo tình trạng khói bụi, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn tới   đời sống của nhân dân trong khu vực.
Từ những thực tế trên, dư luận không khỏi thắc mắc, chính quyền phường Kiến Hưng đã báo cáo gì với cấp trên, khi để các bãi đổ trộm phế thải và bãi xe trái phép này tồn tại trong nhiều năm qua?

Chính quyền sở tại có đang “bó tay” với các vi phạm?
Liên quan đến những vấn đề trên, trong buổi làm việc với phóng viên, ông Nguyễn Minh Trường, Phó Chủ tịch UBND phường Kiến Hưng thừa nhận, trên địa bàn phường còn tồn tại một số bãi trông giữ xe không phép và điểm đổ trộm phế thải, phía địa phương đã nhiều lần kiểm tra, lập biên bản và xử phạt.
Cũng theo ông Trường, đối với điểm đổ trộm phế thải tại khu vực sân bóng Đa Sỹ, phía UBND phường đã tổ chức lực lượng rào tôn, hàn chặn lối ra vào, không để các phương tiện vào đổ phế thải tại đây. Riêng các bãi xe, UBND phường đã ban hành hàng loạt thông báo đến các cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất sai mục đích, yêu cầu tháo dỡ lều lán, nhà tạm, di chuyển tài sản, vật dụng ra khỏi bãi xe.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại Báo cáo số 210/BC-UBND ngày 6/8/2024 của UBND phường Kiến Hưng gửi UBND quận Hà Đông và Phòng Quản lý đô thị quận Hà Đông thì đơn vị này đã kiểm tra thực địa các vị trí trông giữ phương tiện không phép, trái phép, sai phép, các vi phạm đất đai tại các điểm trông giữ phương tiện tại địa bàn phường.
Cũng theo báo cáo này thì mặc dù UBND phường đã ban hành các thông báo yêu cầu di chuyển tài sản, vật dụng ra khỏi các khu đất công, đất nông nghiệp đối với các chủ bãi xe, thế nhưng hiện nay 12 điểm trông giữ xe không phép vẫn còn hoạt động. UBND phường đang tiếp tục đôn đốc và có các biện pháp quyết liệt để yêu cầu các vị trí bãi xe không phép dừng hoạt động.
Qua đây có thể thấy, mặc dù phát hiện các vi phạm, thế nhưng chính quyền sở tại chỉ đang dừng ở việc kiểm tra mà chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm.

Phải chăng, phía đơn vị này đang thực sự “bó tay” với các sai phạm này?

  • Bình Định: Hướng đến phát triển cảng biển không rác thải nhựa

    Bình Định không chỉ nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ mà còn là địa phương có nhiều cảng cá quan trọng phục vụ đánh bắt và vận chuyển hải sản. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa tại các cảng biển vẫn luôn là thách thức lớn. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm hướng đến cảng biển sạch, không rác thải nhựa, với sự tham gia tích cực của ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
  • Đà Nẵng: Lợi dụng vận chuyển đất san lấp dự án đem bán trái phép cho nhà máy gạch

    Một doanh nghiệp đã lợi dụng việc được cấp phép khai thác và vận chuyển đất san lấp cho các Dự án (DA) trên địa bàn huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng để chở hàng nghìn khối đất đi bán trái phép cho nhà máy sản xuất gạch. Sự việc đã diễn ra trong thời gian dài, tuy nhiên chưa thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc.
  • Thời tiết bất thường trở thành mối lo ngại toàn cầu

    Trong những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan và bất thường ngày càng gia tăng trên toàn cầu, gây ra những tác động sâu rộng đối với môi trường, xã hội và kinh tế. Từ các đợt nắng nóng gay gắt, bão lũ khốc liệt đến mùa đông lạnh giá bất thường, biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất của nhân loại. Vậy, đâu là nguyên nhân và hậu quả của sự thay đổi này?
  • Hà Nội: Tràn lan bãi xe, bãi đổ trộm phế thải tại phường Kiến Hưng

    Ngang nhiên san lấp phế thải lên đất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường, kéo theo đó là bãi vật liệu xây dựng, bãi xe không phép, trái phép mọc lên, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy là thực trạng đang diễn ra tại phường Kiến Hưng (quận Hà Đông). Mặc dù chính quyền sở tại nắm rõ vi phạm, thế nhưng việc xử lý dường như mới chỉ dừng trên giấy tờ.
  • Xã Yên Viên (Gia Lâm): Hàng trăm nghìn m2 đất ven sông Đuống đang bị sử dụng trái phép?

    Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi ven sông Đuống, thuộc xã Yên Viên (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất bãi bồi đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than, bãi xe và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như đang “bất lực” trước vi phạm đất đai?
  • Sản phẩm mỹ nghệ thân thiện môi trường từ sợi chuối

    Chuối là cây trồng truyền thống rất đỗi quen thuộc ở các vùng nông thôn của Việt Nam. Từ lâu nay, chuối thường chỉ được trồng để lấy quả, còn thân cây chuối sau khi thu hoạch hầu hết bị thải loại. Nhưng nhờ sự sáng tạo trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ các nước, nghệ nhân làng nghề đã chế biến thân cây chuối thành sợi để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng thân thiện với môi trường, mang lại giá trị kinh tế cao.
  • Phương pháp xử lý dầu tràn trên biển để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

    Cùng với đất liền, vùng biển Việt Nam là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đình từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động. Do vậy, song song với khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên biển Đông thuộc chủ quyền để phát triển đất nước, chúng ta cần chuẩn bị ứng phó kịp thời với các sự cố môi trường xảy ra trên biển như tràn dầu, tràn đổ hóa chất độc hại, hàng nguy hiểm… đặc biệt là tại các vùng bờ - nơi các cộng đồng dân cư sinh sống, có đa dạng sinh học với mật độ cao.
  • Ấn tượng những bức ảnh về rác thải nhựa đại dương

    Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường biển và đại dương trên toàn thế giới. Việc lạm dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi nilon khó phân hủy đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Dưới đây là những bức hình ấn tượng về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.
  • Tính toán phương án kiểm định khí thải với xe máy

    Việc kiểm định khí thải xe máy là một trong những nội dung được quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này đang được nghiên cứu, tính toán.