Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 08:20 | HOTLINE : 0906.18.1357 | Email: bbt.giaothong360@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0906.18.1357
Môi trường xanh

Tiếp vụ “thảm sát” rừng ở Sơ Pai: Cần xử lý trách nhiệm người đứng đầu?

NGHĨA TRẦN - 16:37 19/03/2023 GMT+7

Những cánh rừng Sơ Pai bị “thảm sát” tan hoang và diễn ra trong một thời gian dài. Tuy nhiên, thay vì đi điều tra dấu hiệu hiệu bao che, “tiếp tay” của các cán bộ bảo vệ rừng khi để mất rừng, chủ rừng - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai lại đổ lỗi là do mâu thuẫn hằn thù với người dân nên bị…hại!?

Cần xử lý trách nhiệm người đứng đầu

Trước đó, thay vì kịp thời phát hiện, ngăn chặn phá rừng và điều tra, xử lý cán bộ khi “tiếp tay” cho “lâm tặc” ngang nhiên phá rừng thì ông Nguyễn Văn Hợi lại có báo cáo không trung thực với UBND huyện, Công an huyện và Hạt kiểm lâm huyện Kbang nhằm “đánh tráo” sự thật và bao biện cho việc cây rừng bị đốn hạ. 

Cần xử lý trách nhiệm ông Nguyễn Văn Hợi- Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai vì để mất rừng trong một thời gian dài (Ảnh: NGHĨA TRẦN).

Ông Nguyễn Văn Hợi khẳng định, sự việc phá rừng ở Sơ Pai là việc “cản trở, gây rối hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai”.

Người đứng đầu Công Ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai cũng cho rằng, cho rằng từ ngày 6/2/2023 đến nay xảy ra rất nhiều sự việc ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty làm mất uy tín, danh dự của tập thể công ty và cá nhân cán bộ quản lý cũng như nhân viên bảo vệ rừng chuyên trách của công ty.

Không chỉ thế, ông Hợi còn báo cáo rằng, qua nắm bắt thông tin thì có một số đối tượng cố tình vào rừng chụp hình, quay clip những gốc cây bị khai thác trái phép từ nhiều năm trước (Công ty đã có các hình thức xử lý kỷ luật những cá nhân có liên quan) tung lên mạng xã hội hoặc gửi cho các nhà báo nhằm mục đích bôi nhọ làm mất uy tín, danh dự của tập thể Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai cũng như làm nhục nhân phẩm và danh dự của các cán bộ quản lý và nhân viên quản lý bảo vệ rừng chuyên trách.

Những cây gỗ cổ thụ bị "thảm sát" giữa đại ngàn Sơ Pai (Ảnh: NGHĨA TRẦN).

Ông Nguyễn Văn Hợi quy chụp và cho rằng những người dân sống tại xã Sơ Pai đã tự mình vào khai thác gỗ rồi gửi cho nhà báo để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm và cản trở hoạt động của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai.

Ở một diễn biến khác, sau khi loạt phóng sự điều tra được đăng tải, phóng viên đã nhận được nhiều cuộc gọi từ 2 số điện thoại 0984634726 và 0815928504 với lời đe dọa: “Mày cẩn thận đấy, mày ở đâu tao sẽ lên lấy chân mày, rồi vợ con mày”.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: “Liên quan đến việc phóng viên khi tác nghiệp bị các đối tượng “lấy chân”, tôi sẽ chỉ đạo công an vào cuộc điều tra làm rõ”.

Chủ rừng đang ở đâu khi để rừng "chảy máu' trong thời gian dài? (Ảnh: NGHĨA TRẦN).

Trách nhiệm của các bên liên quan

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 6/4/2021, Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai có Quyết định số 209/QĐ-SNNPTNT về quy chế phối hợp giữa kiểm lâm địa bàn, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng và cán bộ xã trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Theo đó, hàng quý, kiểm lâm địa bàn chủ trì phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng và cán bộ xã xây dựng kế hoạch phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Báo cáo Hạt kiểm lâm, UBND cấp xã, đơn vị chủ rừng để theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện. Trong đó, kiểm lâm địa bàn và cán bộ xã chủ trì thực hiện hoạt động phối hợp đối với diện tích rừng chưa có chủ đang giao cho UBND cấp xã quản lý theo quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng chủ trì thực hiện hoạt động phối hợp đối với diện tích rừng quản lý trên địa bàn xã.

Một lực lượng hùng hậu gồm: kiểm lâm tỉnh, kiểm lâm huyện, cán bộ xã và chủ rừng nhưng rừng thì vẫn bị phá nghiêm trọng (Ảnh: NGHĨA TRẦN)

Cụ thể, các đơn vị như: Kiểm lâm địa bàn, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng (đơn vị thuộc chủ rừng) và UBND xã có trách nhiệm phải thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, nhận định, dự báo tình hình vi phạm (địa điểm xảy ra vi phạm, hành vi vi phạm, đối tượng, phương thức thủ đoạn hoạt động…) và có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn việc phá rừng, khai thác rừng trái phép.

Kiểm lâm địa bàn, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng và cán bộ xã nếu bao che, tiếp tay, dung túng cho các đối tượng vi phạm hoặc cản trở, gây khó khăn trong công tác phối hợp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy để thấy rằng, để bảo vệ rừng thì luôn có một đội ngũ vô cùng hùng hậu từ: Kiểm lâm tỉnh, Kiểm lâm huyện, Kiểm lâm địa bàn, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng và cán bộ UBND cấp xã… Nhưng một thực tế xảy ra tại các tiểu khu, lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai quản lý thì các lực lượng này dường như... “có cũng như không”.

Phải nói thêm, không hiểu là vô tình hay cố ý, nhưng những cây gỗ cổ thụ to nhất, có giá trị nhất thì lại bị “đốn hạ”. Những cây gỗ sau khi bị hạ xuống sẽ được các đối tượng xẻ thành từng hộp lớn và vận chuyển ra khỏi rừng bằng những chiếc xe máy. Và, các xe máy sắt này lại có thể “tàng hình” đi qua các chốt quản lý bảo vệ rừng thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai được đặt ngay tại các cửa rừng.

Chủ rừng là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp "có cũng như không" (Ảnh: NGHĨA TRẦN).

Vậy, các đơn vị kiểm lâm từ tỉnh đến huyện và phân bố về các xã, rồi có cả một lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng hằng ngày làm gì, ở đâu mà lại để những cánh rừng Sơ Pai bị tàn phá tan hoang đến như vậy? 

Trao đổi với phóng viên, ông Lưu Trung Nghĩa - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai khẳng định: “Người chịu trách nhiệm chính trong vụ phá rừng nghiêm trọng ở Sơ Pai thuộc về ông Nguyễn Văn Hợi - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai. Sở đang chỉ đạo quyết liệt, thậm chí sẽ phải đề xuất thay cán bộ”.

Trước đó, ngày 14/3, sau khi báo chí phản ánh, cơ quan chức năng đã vào hiện trường kiểm tra và phát hiện tại lô 11, 34 khoảnh 2; Lô 10, 35, 38 khoảnh 4; Lô 4, 21, 23 khoảnh 5; Lô 6, 26 khoảnh 8, tiểu khu 114 và lô 12, khoảnh 3, tiểu khu 118 lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai quản lý, thuộc địa giới hành chính xã Sơ Pai, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai có tình trạng phá rừng như báo chí phản ánh. Trên cơ sở kết quả thu thập được, Hạt kiểm lâm huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã khởi tố vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ và lâm sản”.

Những cánh rừng Sơ Pai đang đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ” nếu không ngăn chặn kịp thời. Đồng thời cũng cần phải xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu là ông Nguyễn Văn Hợi - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công Ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai nếu có vi phạm khi để xảy ra tình trạng phá rừng trái phép. 

  • Bình Định: Hướng đến phát triển cảng biển không rác thải nhựa

    Bình Định không chỉ nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ mà còn là địa phương có nhiều cảng cá quan trọng phục vụ đánh bắt và vận chuyển hải sản. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa tại các cảng biển vẫn luôn là thách thức lớn. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm hướng đến cảng biển sạch, không rác thải nhựa, với sự tham gia tích cực của ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
  • Đà Nẵng: Lợi dụng vận chuyển đất san lấp dự án đem bán trái phép cho nhà máy gạch

    Một doanh nghiệp đã lợi dụng việc được cấp phép khai thác và vận chuyển đất san lấp cho các Dự án (DA) trên địa bàn huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng để chở hàng nghìn khối đất đi bán trái phép cho nhà máy sản xuất gạch. Sự việc đã diễn ra trong thời gian dài, tuy nhiên chưa thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc.
  • Thời tiết bất thường trở thành mối lo ngại toàn cầu

    Trong những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan và bất thường ngày càng gia tăng trên toàn cầu, gây ra những tác động sâu rộng đối với môi trường, xã hội và kinh tế. Từ các đợt nắng nóng gay gắt, bão lũ khốc liệt đến mùa đông lạnh giá bất thường, biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất của nhân loại. Vậy, đâu là nguyên nhân và hậu quả của sự thay đổi này?
  • Hà Nội: Tràn lan bãi xe, bãi đổ trộm phế thải tại phường Kiến Hưng

    Ngang nhiên san lấp phế thải lên đất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường, kéo theo đó là bãi vật liệu xây dựng, bãi xe không phép, trái phép mọc lên, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy là thực trạng đang diễn ra tại phường Kiến Hưng (quận Hà Đông). Mặc dù chính quyền sở tại nắm rõ vi phạm, thế nhưng việc xử lý dường như mới chỉ dừng trên giấy tờ.
  • Xã Yên Viên (Gia Lâm): Hàng trăm nghìn m2 đất ven sông Đuống đang bị sử dụng trái phép?

    Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi ven sông Đuống, thuộc xã Yên Viên (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất bãi bồi đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than, bãi xe và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như đang “bất lực” trước vi phạm đất đai?
  • Sản phẩm mỹ nghệ thân thiện môi trường từ sợi chuối

    Chuối là cây trồng truyền thống rất đỗi quen thuộc ở các vùng nông thôn của Việt Nam. Từ lâu nay, chuối thường chỉ được trồng để lấy quả, còn thân cây chuối sau khi thu hoạch hầu hết bị thải loại. Nhưng nhờ sự sáng tạo trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ các nước, nghệ nhân làng nghề đã chế biến thân cây chuối thành sợi để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng thân thiện với môi trường, mang lại giá trị kinh tế cao.
  • Phương pháp xử lý dầu tràn trên biển để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

    Cùng với đất liền, vùng biển Việt Nam là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đình từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động. Do vậy, song song với khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên biển Đông thuộc chủ quyền để phát triển đất nước, chúng ta cần chuẩn bị ứng phó kịp thời với các sự cố môi trường xảy ra trên biển như tràn dầu, tràn đổ hóa chất độc hại, hàng nguy hiểm… đặc biệt là tại các vùng bờ - nơi các cộng đồng dân cư sinh sống, có đa dạng sinh học với mật độ cao.
  • Ấn tượng những bức ảnh về rác thải nhựa đại dương

    Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường biển và đại dương trên toàn thế giới. Việc lạm dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi nilon khó phân hủy đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Dưới đây là những bức hình ấn tượng về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.
  • Tính toán phương án kiểm định khí thải với xe máy

    Việc kiểm định khí thải xe máy là một trong những nội dung được quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này đang được nghiên cứu, tính toán.