
Dẫn vốn cho tăng trưởng xanh
Xu hướng xanh hóa nền kinh tế đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng. Nhu cầu về tín dụng xanh do đó cũng ngày càng tăng cao, nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng xanh trong nước vẫn còn hạn chế, đặt ra yêu cầu cần thiết phải mở rộng nguồn vốn cho lĩnh vực này.

Gia tăng vốn xanh
Số liệu mới nhất theo của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 30/9/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh trên toàn hệ thống đạt gần 564 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong số 12 lĩnh vực xanh, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm gần 45%) và nông nghiệp xanh (hơn 30%).
Theo PGS.TS Trần Thị Thanh Tú, Trưởng Ban Khoa học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh cũng phát triển vượt bậc trong khoảng 2-3 năm gần đây trong khi cách đây 6-7 năm chỉ rất thấp so với tốc độ tăng trưởng chung.
Ghi nhận tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nhiều gói tín dụng xanh dành cho cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đang được triển khai như gói 10.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân phục vụ sản xuất, kinh doanh lĩnh vực xanh; gói 3.500 tỷ đồng để cho vay mua ô tô điện; gói 4.200 tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trong quá trình chuyển dịch xanh...
Theo Phó Tổng giám đốc BIDV Trần Phương, BIDV đã tài trợ cho trên 1.500 khách hàng với 1.900 dự án, phương án tín dụng xanh với tổng dư nợ đạt trên 73.000 tỷ đồng, chiếm gần 5% tổng dư nợ của ngân hàng. Trong đó, trên 80% là đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tiếp đến là lĩnh vực bảo vệ môi trường thiên nhiên, khôi phục môi trường sinh thái và phòng chống thiên tai...
Tương tự, tổng dư nợ tín dụng xanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng tăng mạnh trong giai đoạn 2018-2021, từ con số hơn 7.890 tỷ đồng năm 2018 lên đến gần 18.400 tỷ đồng đến hết năm 2021.
Ông Nguyễn Văn Hảo, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank) đánh giá doanh nghiệp đã ngày càng ý thức hơn về vấn đề môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó, hàm lượng cấp tín dụng xanh của HDBank cũng ngày càng tăng. Tính đến nay, HDBank đã giải ngân trên 11.000 tỷ đồng cho các dự án thuộc lĩnh vực xanh với những cơ chế ưu đãi nhất, dư nợ tín dụng xanh chiếm đến 20% tổng dư nợ của HDBank.
Tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, chiến lược phát triển bền vững dài hạn thông qua việc xây dựng đẩy mạnh phát triển tín dụng xanh cũng được tập trung triển khai.
Ông Võ Vy Tùng, Giám đốc khối doanh nghiệp, Ngân hàng Shinhan Việt Nam cho biết ngân hàng đang dành nguồn vốn riêng cho các dự án xanh với lãi suất thấp hơn 2% so với các dự án thông thường và sẽ tiếp tục cân nhắc điều chỉnh chính sách vay ưu đãi hơn nữa trong thời gian tới. Tỷ trọng tín dụng xanh chiếm khoảng 5% tổng dư nợ tại Shinhan Việt Nam; trong đó, 81% nguồn vốn đầu tư dự án thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, còn lại là các dự án quản lý nước bền vững khu vực đô thị nông thôn và nông nghiệp xanh
Để mở rộng quy mô dòng vốn
Ước tính gần đây của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC - một bộ phận của Nhóm Ngân hàng Thế giới) cho rằng đầu tư cho các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam có thể lên tới 757 tỷ USD vào năm 2030. Nhu cầu mở rộng quy mô nguồn vốn tín dụng xanh của Việt Nam là rất rõ ràng. Tuy nhiên, để thúc đẩy tín dụng xanh, vẫn cần thêm cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng cung ứng vốn cho các dự án kinh tế xanh.
Theo ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV, một trong những khó khăn trong triển khai dòng vốn xanh hiện nay là khung pháp lí. Đến nay quy định về phân loại xanh và xác nhận dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh vẫn chưa được ban hành. Do vậy, chưa có căn cứ cho việc ban hành các văn bản hướng dẫn tương ứng của Ngân hàng Nhà nước, ảnh hưởng đến việc triển khai tại các ngân hàng thương mại. Đồng thời, việc xác định và thu thập dữ liệu về phát thải tiếp tục là vấn đề khó khăn tại nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam, dẫn đến những vướng mắc trong công tác thẩm định, đánh giá, giám sát tín dụng cũng như việc đo lường, định lượng phát thải tổng thể của ngân hàng...
Mặt khác, ông Võ Vy Tùng cho biết đặc điểm của các dự án xanh là chi phí đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, rủi ro thị trường cao. Do đó, ông bày tỏ mong muốn Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế đặc thù để hỗ trợ các tổ chức tín dụng đẩy mạnh dư nợ tín dụng xanh hiệu quả hơn như các cơ chế ưu đãi về thời gian, chi phí vốn vay, cung cấp các khoản vay ưu đãi, áp dụng lãi suất thấp, cấp bù lãi suất chênh lệch; không tính dư nợ tín dụng xanh trong chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng phê duyệt cho các tổ chức tín dụng...
Phó Tổng Giám đốc HDBank Nguyễn Văn Hảo chia sẻ: "Cùng trong xu hướng toàn cầu đẩy mạnh xanh hóa dòng vốn đầu tư, HDBank đã được hỗ trợ về vốn từ các định chế tài chính quốc tế, từ đó tăng năng lực tài chính, tăng nguồn tín dụng xanh cấp cho khách hàng SME, các doanh nghiệp phụ nữ làm chủ...".
Tuy vậy, ông Hảo kiến nghị Chính phủ cần tiếp tục truyền thông nhiều hơn nữa để giúp người dân và doanh nghiệp ý thức được về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường trong các hoạt động. Đồng thời, có thêm cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xanh để từ đó các ngân hàng có cơ sở triển khai thêm được nhiều chính sách mới giúp tăng hiệu ứng và kết quả đầu tư tín dụng xanh.
-
Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, khu vực và ở Việt Nam do các hoạt động của con người làm gia tăng khí nhà kính (Greenhouse Gas – GHG) trong khí quyển. Ở một góc độ nào đó, biến đổi khí hậu có thể đem lại một số cơ hội, tuy nhiên tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với con người, kinh tế - xã hội và môi trường là rõ ràng.
-
Bình Định: Hướng đến phát triển cảng biển không rác thải nhựa
Bình Định không chỉ nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ mà còn là địa phương có nhiều cảng cá quan trọng phục vụ đánh bắt và vận chuyển hải sản. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa tại các cảng biển vẫn luôn là thách thức lớn. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm hướng đến cảng biển sạch, không rác thải nhựa, với sự tham gia tích cực của ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương. -
Đà Nẵng: Lợi dụng vận chuyển đất san lấp dự án đem bán trái phép cho nhà máy gạch
Một doanh nghiệp đã lợi dụng việc được cấp phép khai thác và vận chuyển đất san lấp cho các Dự án (DA) trên địa bàn huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng để chở hàng nghìn khối đất đi bán trái phép cho nhà máy sản xuất gạch. Sự việc đã diễn ra trong thời gian dài, tuy nhiên chưa thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc. -
Dự báo thời tiết ngày 4/4: Bắc Bộ tăng nhiệt, Nam Bộ nắng nóng
Hôm nay 4/4, khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng, nền nhiệt tăng. Trong khi đó, khu vực Nam Bộ nắng nóng, nhiều nơi trên 37 độ C. -
Thời tiết bất thường trở thành mối lo ngại toàn cầu
Trong những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan và bất thường ngày càng gia tăng trên toàn cầu, gây ra những tác động sâu rộng đối với môi trường, xã hội và kinh tế. Từ các đợt nắng nóng gay gắt, bão lũ khốc liệt đến mùa đông lạnh giá bất thường, biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất của nhân loại. Vậy, đâu là nguyên nhân và hậu quả của sự thay đổi này? -
Khẩn trương ban hành quy chuẩn về khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 111/TB-VPCP ngày 17/3/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về xây dựng Quy chuẩn quốc gia về khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành. -
Dự báo thời tiết ngày 08/12: Vùng núi cao miền Bắc có nơi dưới 10 độ
Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ, vùng núi 12-14 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ. -
Hà Nội: Tràn lan bãi xe, bãi đổ trộm phế thải tại phường Kiến Hưng
Ngang nhiên san lấp phế thải lên đất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường, kéo theo đó là bãi vật liệu xây dựng, bãi xe không phép, trái phép mọc lên, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy là thực trạng đang diễn ra tại phường Kiến Hưng (quận Hà Đông). Mặc dù chính quyền sở tại nắm rõ vi phạm, thế nhưng việc xử lý dường như mới chỉ dừng trên giấy tờ.
-
Xã Yên Viên (Gia Lâm): Hàng trăm nghìn m2 đất ven sông Đuống đang bị sử dụng trái phép?
Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi ven sông Đuống, thuộc xã Yên Viên (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất bãi bồi đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than, bãi xe và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như đang “bất lực” trước vi phạm đất đai? -
Từ 1/1/2025, áp dụng lộ trình tiêu chuẩn khí thải mới
Ngày 19/11/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg, quy định lộ trình áp dụng các mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam. -
Sản phẩm mỹ nghệ thân thiện môi trường từ sợi chuối
Chuối là cây trồng truyền thống rất đỗi quen thuộc ở các vùng nông thôn của Việt Nam. Từ lâu nay, chuối thường chỉ được trồng để lấy quả, còn thân cây chuối sau khi thu hoạch hầu hết bị thải loại. Nhưng nhờ sự sáng tạo trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ các nước, nghệ nhân làng nghề đã chế biến thân cây chuối thành sợi để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng thân thiện với môi trường, mang lại giá trị kinh tế cao. -
Phương pháp xử lý dầu tràn trên biển để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Cùng với đất liền, vùng biển Việt Nam là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đình từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động. Do vậy, song song với khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên biển Đông thuộc chủ quyền để phát triển đất nước, chúng ta cần chuẩn bị ứng phó kịp thời với các sự cố môi trường xảy ra trên biển như tràn dầu, tràn đổ hóa chất độc hại, hàng nguy hiểm… đặc biệt là tại các vùng bờ - nơi các cộng đồng dân cư sinh sống, có đa dạng sinh học với mật độ cao. -
Ấn tượng những bức ảnh về rác thải nhựa đại dương
Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường biển và đại dương trên toàn thế giới. Việc lạm dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi nilon khó phân hủy đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Dưới đây là những bức hình ấn tượng về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. -
Choáng ngợp trước vẻ đẹp con đường xuyên đồi cát đến làng chài cổ Nhơn Lý
Tuyến đường đi xuyên qua đồi cát lớn và nằm kế bên ngọn đồi quạt gió để dẫn đến làng chài cổ Nhơn Lý hiện lên đẹp như mơ khiến ai đi qua cũng phải nao lòng. Làng chài cổ Nhơn Lý vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn nhờ có tuyến đường tránh này. -
Đề xuất ưu đãi giá điện để thúc đẩy phát triển trạm sạc xe xanh
Văn phòng Chính phủ vừa phát hành Thông báo số 372/TB-VPCP, thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chính sách phát triển phương tiện giao thông xanh và trạm sạc điện cho các phương tiện này. -
Dự báo thời tiết ngày 8/8: Cả nước nắng nóng, nhiều nơi trên 37 độ C
Hôm nay 8/8, các tỉnh miền Bắc có nơi nhiệt độ lên tới 38 độ C, trong khi miền Trung và Nam Bộ cũng trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm. -
Tính toán phương án kiểm định khí thải với xe máy
Việc kiểm định khí thải xe máy là một trong những nội dung được quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này đang được nghiên cứu, tính toán. -
Đắk Lắk: Xe chở đá từ mỏ đá Bình Hoà "bức tử" đường liên thôn
Ô nhiễm môi trường, xe có dấu hiệu quá tải lộng hành, nhiều tuyến đường bị băm nát… là những gì người dân xã Krông Búk, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đang phải gánh chịu.
-
VinFast bắt tay 4 đối tác Philippines, mạnh mẽ mở rộng mạng lưới xưởng dịch vụ
-
Quy định mới về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ ngày 15/6
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng các dự án trọng điểm GTVT
-
Thủ tướng: Thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra
-
Giải đáp kiến nghị về nâng mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi