Thứ Sáu, ngày 25/04/2025 11:19 | HOTLINE : 0906.18.1357 | Email: bbt.giaothong360@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0906.18.1357
Khí hậu

Ngành nông nghiệp sẵn sàng ứng phó với hạn hán

Đỗ Hương - 08:34 23/05/2023 GMT+7

Bộ NN&PTNT đã có những chuẩn bị trong kế hoạch sản xuất để ứng phó với hạn hán. Bộ đã tính đến phương án nếu phải dừng các nhà máy sản xuất đạm cũng không ảnh hưởng đến nguồn cung đầu vào của ngành trồng trọt.

Ngành nông nghiệp sẵn sàng ứng phó với hạn hán - Ảnh 1.

Ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Bảo đảm sản xuất

Ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Cục Trồng trọt đã có công văn gửi các địa phương để ứng phó với hạn hán.

Đối với lúa gạo, sản xuất lúa Đông Xuân năm 2022-2023 khá thuận lợi, diện tích gieo trồng gần 2 triệu ha, năng suất đạt trên 70 tạ/ha. Theo ông Đức, đây là vụ đạt sản lượng cao. Ở phía bắc, vụ Đông Xuân gieo trồng khoảng 1,07 triệu ha, đang vào giai đoạn sinh trưởng và bảo vệ thực vật khá tốt. Từ nay đến cuối năm, nắng nóng và hạn hán tác động rất tiêu cực đến cây lúa, cây ăn quả và một số cây trồng khác.

Đối với lúa, đề nghị các địa phương thực hiện tưới tiết kiệm; thứ hai là sử dụng các giống chịu hạn và giống ngắn ngày (tiết kiệm nước và có chất lượng cao). Căn cứ vào nguồn nước và tình hình hạn hán, kế hoạch sản xuất phải linh động, cùng một vùng, cùng một cánh đồng phải tiết kiệm nước. Đối với vùng nếu lượng nước đủ 3 tháng hoặc tối thiểu 2,5 tháng từ lúc đẻ nhánh cho đến lúc làm sữa mới được cấy, không chuyển sang cây màu, cây ăn quả, cây lâu năm và lúa - tôm.

Đối với cây ăn quả, đây là nhóm phục vụ cho xuất khẩu và nội địa quan trọng, chịu ảnh hưởng rất lớn của hạn hán, nắng nóng. Do vậy, đối với vùng ĐBSCL, tạo và trữ nguồn nước ngay từ bây giờ; đối với loại cây ra nhiều quả, quả quá sai, quả nhỏ phải tỉa cành để tiết kiệm nước.

Đặc biệt, trong giai đoạn hạn hán cũng như những vùng không có tưới, đề nghị các địa phương xem xét không để bà còn trồng mới hoặc ghép cải tạo, như vậy sẽ rất rủi ro.

Đối với cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê, chè, phải tăng cường trồng cây che bóng, phải tạo ra 3 tầng: Tầng dưới thảm cỏ phủ, tầng giữa cà phê và tầng trên che bóng; đối với chè, lưu ý với các địa phương đã cơ giới hóa, hái bằng máy thì hết sức chú ý đến mùa nắng nóng, phải giãn thời gian thu hoạch.

Có kịch bản tổng thể trong nhiều năm

Trong tuần vừa rồi, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra tình hình khô hạn tại tỉnh Quảng Nam – một trong những nơi được đánh giá sẽ ảnh hưởng bởi khô hạn. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, hiện nay, Quảng Nam chưa xảy ra tình trạng hạn hán. Nếu nắng nóng kéo dài trong những tháng tới thì có thể xảy ra hạn hán, tuy nhiên theo dự báo trong tuần này sẽ có mưa nên trước mắt không quá lo lắng về tình hình hạn hán tại đây.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino có thể xuất hiện vào nửa cuối mùa Hè năm 2023 và duy trì đến năm 2024 với xác suất khoảng 70-80%.

Trong điều kiện El Nino, ở hầu hết các vùng trong cả nước, nhiệt độ trung bình các tháng có xu thế cao hơn bình thường; nắng nóng có thể nhiều hơn và gay gắt hơn; khả năng xuất hiện nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao tuyệt đối. Đặc biệt, hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới có thể không nhiều nhưng tập trung nhiều vào giữa mùa, tính chất dị thường hơn, cả về cường độ và quỹ đạo.

Điều đáng lưu ý, El Nino thường gây thâm hụt lượng mưa ở đa phần diện tích cả nước, với mức phổ biến từ 25-50%, vì thế nguy cơ cao xảy ra khô hạn cục bộ hoặc diện rộng ở những nơi có nhu cầu dùng nước nhiều cho sản xuất và sinh hoạt, trong các tháng mùa khô năm 2023. Trong đó, đề phòng tình trạng ít mưa dẫn đến hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước trong những tháng đầu năm 2024 trên phạm vi toàn quốc.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, hiện nay tình hình hạn hán chưa vào đợt cao điểm. Nếu lượng mưa hạn chế và khô nóng kéo dài thì dự báo khoảng tháng 7 đến tháng 10 mới xuất hiện hạn nặng. Bộ NN&PTNT đang có những tổng hợp đánh giá để đưa ra các giải pháp tổng thể không chỉ trong năm 2023 mà cho cả những năm tiếp theo vì những diễn biến đã có tính chu kỳ ngày càng khắc nghiệt của thời tiết.

  • Bình Định: Hướng đến phát triển cảng biển không rác thải nhựa

    Bình Định không chỉ nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ mà còn là địa phương có nhiều cảng cá quan trọng phục vụ đánh bắt và vận chuyển hải sản. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa tại các cảng biển vẫn luôn là thách thức lớn. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm hướng đến cảng biển sạch, không rác thải nhựa, với sự tham gia tích cực của ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
  • Đà Nẵng: Lợi dụng vận chuyển đất san lấp dự án đem bán trái phép cho nhà máy gạch

    Một doanh nghiệp đã lợi dụng việc được cấp phép khai thác và vận chuyển đất san lấp cho các Dự án (DA) trên địa bàn huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng để chở hàng nghìn khối đất đi bán trái phép cho nhà máy sản xuất gạch. Sự việc đã diễn ra trong thời gian dài, tuy nhiên chưa thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc.
  • Thời tiết bất thường trở thành mối lo ngại toàn cầu

    Trong những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan và bất thường ngày càng gia tăng trên toàn cầu, gây ra những tác động sâu rộng đối với môi trường, xã hội và kinh tế. Từ các đợt nắng nóng gay gắt, bão lũ khốc liệt đến mùa đông lạnh giá bất thường, biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất của nhân loại. Vậy, đâu là nguyên nhân và hậu quả của sự thay đổi này?
  • Hà Nội: Tràn lan bãi xe, bãi đổ trộm phế thải tại phường Kiến Hưng

    Ngang nhiên san lấp phế thải lên đất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường, kéo theo đó là bãi vật liệu xây dựng, bãi xe không phép, trái phép mọc lên, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy là thực trạng đang diễn ra tại phường Kiến Hưng (quận Hà Đông). Mặc dù chính quyền sở tại nắm rõ vi phạm, thế nhưng việc xử lý dường như mới chỉ dừng trên giấy tờ.
  • Xã Yên Viên (Gia Lâm): Hàng trăm nghìn m2 đất ven sông Đuống đang bị sử dụng trái phép?

    Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi ven sông Đuống, thuộc xã Yên Viên (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất bãi bồi đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than, bãi xe và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như đang “bất lực” trước vi phạm đất đai?
  • Sản phẩm mỹ nghệ thân thiện môi trường từ sợi chuối

    Chuối là cây trồng truyền thống rất đỗi quen thuộc ở các vùng nông thôn của Việt Nam. Từ lâu nay, chuối thường chỉ được trồng để lấy quả, còn thân cây chuối sau khi thu hoạch hầu hết bị thải loại. Nhưng nhờ sự sáng tạo trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ các nước, nghệ nhân làng nghề đã chế biến thân cây chuối thành sợi để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng thân thiện với môi trường, mang lại giá trị kinh tế cao.
  • Phương pháp xử lý dầu tràn trên biển để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

    Cùng với đất liền, vùng biển Việt Nam là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đình từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động. Do vậy, song song với khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên biển Đông thuộc chủ quyền để phát triển đất nước, chúng ta cần chuẩn bị ứng phó kịp thời với các sự cố môi trường xảy ra trên biển như tràn dầu, tràn đổ hóa chất độc hại, hàng nguy hiểm… đặc biệt là tại các vùng bờ - nơi các cộng đồng dân cư sinh sống, có đa dạng sinh học với mật độ cao.
  • Ấn tượng những bức ảnh về rác thải nhựa đại dương

    Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường biển và đại dương trên toàn thế giới. Việc lạm dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi nilon khó phân hủy đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Dưới đây là những bức hình ấn tượng về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.
  • Tính toán phương án kiểm định khí thải với xe máy

    Việc kiểm định khí thải xe máy là một trong những nội dung được quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này đang được nghiên cứu, tính toán.