
Mở hướng phát triển vận tải liên vận quốc tế
Từ đầu năm đến nay đường sắt liên tiếp mở hai ga liên vận quốc tế là ga Kép (Bắc Giang) và ga Sóng Thần (Bình Dương) cho thấy hướng phát triển mới cho vận tải liên vận quốc tế ngay từ trong nội địa. Tuy nhiên với mục tiêu sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đường sắt gấp 5 lần hiện nay vào năm 2030, các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục nâng cấp hạ tầng đường sắt như nhà ga, kho bãi, đồng thời nhanh chóng cải thiện mảng dịch vụ logistics trong lĩnh vực này.

Liên tiếp thiết lập ga liên vận quốc tế
Ngày 27/9 vừa qua, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã tổ chức Lễ ra mắt đoàn tàu liên vận quốc tế vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ ga Sóng Thần (Bình Dương) đi Trung Quốc. Đoàn tàu gồm 19 toa, vận chuyển tinh bột sắn với khối lượng khoảng 500 tấn, xuất phát tại ga Sóng Thần đi Phổ Điền, Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).
Lãnh đạo Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (HARACO) cho biết, việc khai trương đoàn tàu sẽ đáp ứng nhu cầu vận chuyển các mặt hàng nông sản, hàng đông lạnh từ các tỉnh phía Nam ra Bắc rồi sang Trung Quốc để tiêu thụ và xuất khẩu. Đây cũng là bước tạo đà cho việc xuất khẩu hàng hóa tại ga liên vận quốc tế Sóng Thần đi các nước trong khối OSZD (Tổ chức hợp tác đường sắt OSZD gồm 28 thành viên tại châu Á và châu Âu), đồng thời vận chuyển các nguồn hàng nhập khẩu từ các nước trong khối OSZD về khu vực phía Nam.
Trước đó, tháng 2/2023, VNR cũng khai trương hoạt động liên vận quốc tế tại ga Kép (Bắc Giang). Giai đoạn 1 (2023 - 2024), VNR tổ chức lập tàu liên vận quốc tế tuyến Kép - Đồng Đăng - Bằng Tường (Trung Quốc) với tần suất bình quân 1,5 - 2 đôi tàu/ngày.
Đây được xem là bước quan trọng trong chiến lược phát triển, nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế của đường sắt Việt Nam, giảm tải cho 2 ga liên vận quốc tế Yên Viên (Hà Nội) và Đồng Đăng, giảm thời gian thông quan hàng hóa.
Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR cho biết, dự kiến sẽ có 8 ga khai thác liên vận quốc tế, trong đó có một số ga đã đưa vào khai thác, gồm Đồng Đăng, Lào Cai, Yên Viên, Kép, Sóng Thần, Kim Liên (Đà Nẵng), Diêu Trì (Bình Định), Trảng Bom (Đồng Nai). Chỉ chưa đầy 9 tháng từ đầu năm đến nay, sau khi Chính phủ giao, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương triển khai, nâng cấp hạ tầng ga Kép và ga sóng Thần đưa vào làm ga liên vận, tổ chức các kho ngoại quan ICD (cảng cạn), logistics. Sau Bắc Giang, Bình Dương, tỉnh Hải Dương cũng đang xúc tiến để tổ chức ga Cao Xá làm ga liên vận.
"Mục tiêu của ngành đường sắt là đưa cửa khẩu vào sâu trong nội địa, tạo điều kiện thuận lợi cho doannh nghiệp và các địa phương không chỉ trong vận chuyển hàng hóa mà còn phát triển các kho ICD, logistics. Với ga liên vận quốc tế sâu trong nội địa, với sự hỗ trợ của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, hàng hóa sẽ được ngành hải quan kiểm tra, làm thủ tục thông quan ngay tại các ga trong nội địa, kẹp chì niêm phong và sau đó chỉ cần khai báo khi tới biên giới, giảm rất nhiều thời gian. Ví dụ một đoàn tàu liên vận chở tối đa 21 - 25 container khi tới ga biên giới làm thủ tục khai báo thông quan chỉ mất 2 tiếng", ông Đặng Sỹ Mạnh chia sẻ.
Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR cũng nhấn mạnh, các tàu liên vận rất thuận lợi cho doanh nghiệp, địa phương. Đơn cử như vải thiều lâu nay không xuất khẩu qua đường sắt, nhưng nay với các tàu container lạnh liên vận quốc tế có thể xuất khẩu trực tiếp vận chuyển bằng đường sắt. Ngoài ra, các mặt hàng khác như nông sản, thủy sản cũng có thể xuất khẩu qua container lạnh có khả năng lưu trữ, bảo quản tốt. Đặc biệt là sẽ tạo ra mạng lưới kết nối các kho ngoại quan cũng như khu hậu cần logistics của địa phương.
Lối đi mới cho đường sắt?
Chia sẻ về lợi ích khi xuất khẩu nông sản qua đường sắt, bà Vũ Thị Như, Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu An cho hay, năm nay là lần đầu tiên công ty của bà xuất khẩu vải thiều chính ngạch sang Trung Quốc bằng đường sắt. Bằng đường sắt, vải thiều đến với các trung tâm thương mại lớn nhất của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh, thậm chí có thể đến Nga và các quốc gia khác một cách dễ dàng.
"Mỗi năm, chúng tôi tiêu thụ trên 1.000 tấn vải thiều tươi. Trước đây, công ty chỉ có thể vận chuyển vải thiều bằng đường bộ và đường hàng không, mất nhiều thời gian, chi phí cao. Trong khi đó, cước vận chuyển bằng đường sắt ổn định, bao gồm từ kho doanh nghiệp đến ga, không bị phụ thuộc như đường bộ, thường tăng gấp đôi khi vào chính vụ", bà Vũ Thị Như cho hay.
Mặc dù hài lòng với dịch vụ và giá cước, song bà Như vẫn lo nếu khi khối lượng hàng tăng cao, với bãi container diện tích hiện của ga Kép hiện còn nhỏ, đường bộ vào bãi hẹp sẽ gây trở ngại, ách tắc. Mối lo của bà Như cũng chính là trăn trở của ngành đường sắt.
Theo đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng về sản lượng vận tải hàng hóa vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt tăng trung bình 12%/năm. Riêng năm 2022, tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt là 5,67 triệu tấn, trong đó hàng liên vận quốc tế là 1,33 triệu tấn (chiếm 24%) từ Việt Nam qua Trung Quốc và quá cảnh Trung Quốc đến các nước thứ ba.
Thống kê mới nhất của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, 9 tháng năm 2023, tổng hàng hoá xuất và nhập liên vận đạt 599.681 tấn giảm mạn so với cùng kỳ 2022 (1.115.104 tấn). Nguyên nhân giảm được ngành đường sắt lý giải là em do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong và ngoài nước.
Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2025, các ga hoạt động liên vận quốc tế sẽ được đầu tư cải tạo các hạng mục đường đón gửi tàu, xếp dỡ, thông quan, đường bộ kết nối vào bãi hàng, hướng đến mục tiêu ngành đường sắt đặt ra tới năm 2030 sản lượng vận chuyển liên vận quốc tế bằng đường sắt đạt 4 - 5 triệu tấn/năm, gấp 4 - 5 lần hiện nay.
Theo Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải Việt Nam, dự báo đến năm 2030, nhu cầu vận chuyển đường sắt liên vận quốc tế có thể lên tới 8 - 9 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, hiện năng lực hạ tầng đường sắt hiện tại chỉ có thể đảm nhận 4 - 5 triệu tấn/năm.
Ông Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải, quá trình rà soát xây dựng "Phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt đến năm 2030" (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), đơn vị nhận thấy các ga hàng hóa đường sắt vừa thiếu, vừa yếu. Trừ một số ít ga mới được đầu tư nâng cấp như Lào Cai, Yên Viên, Đông Anh, Phan Thiết, Trảng Bom có hệ thống kho, ke, bãi hàng cơ bản đáp ứng yêu cầu, số còn lại đều đã xuống cấp, nhỏ lẻ, không đáp ứng nhu cầu xếp dỡ cơ giới.
"Toàn mạng lưới đường sắt chỉ có 4 ga có bãi hàng và thiết bị đủ tiêu chuẩn xếp dỡ, bảo quản container gồm Lào Cai, Đông Anh, Yên Viên và Trảng Bom. Tương tự, tổng diện tích kho các ga hiện có hơn 38.000m2, nhưng chủ yếu đã đầu tư từ nhiều năm trước, không có kho nào đạt tiêu chuẩn để lưu trữ, bảo quản các mặt hàng tươi sống, hàng hóa có giá trị cao", ông Phạm Hoài Chung thông tin.
Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR Đặngg Sỹ Mạnh, để mở một ga liên vận quốc tế phải đáp ứng các điều kiện tối thiểu như diện tích 10.000m2, tiêu chuẩn kho, bãi, khu nhà làm việc cho cơ quan hải quan, khu kiểm hóa, đường sắt xếp dỡ... Cùng với đó, doanh nghiệp vận tải đường sắt cũng phải đầu tư hoặc hợp tác đầu tư đóng mới, thuê đầu máy, toa xe chuyên chở hàng liên vận quốc tế…
Ông Trần Thiện Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam nhấn mạnh, cần một quy hoạch tổng thể đối với các nguồn hàng, chân hàng có khả năng vận chuyển liên vận quốc tế bằng đường sắt để đầu tư đồng bộ, nâng cấp kết cấu hạ tầng nhà ga và phương tiện. Hiện Cục đang lựa chọn khoảng 15 - 16 ga để đánh giá, xem xét, đưa vào quy hoạch, bố trí vốn đầu tư trong các trung hạn tiếp theo.
Trước mắt, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa các hạng mục nâng cấp kho bãi, đường xếp dỡ và các công trình khác một số ga vào các dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng đường sắt vốn trung hạn 2021 - 2025.
Theo đó, Bộ đã bố trí vốn đầu tư các ga trong giai đoạn 2021 - 2025 gồm: Đồng Đăng, Vật Cách, Kim Liên, Diêu Trì, Sóng Thần. Các hạng mục ưu tiên là làm đường xếp dỡ, kho bãi, đường bộ vào bãi hàng... Sau đầu tư, ga Đồng Đăng sẽ nâng được năng lực thông qua từ 0,6 triệu tấn/năm hiện nay lên 2,5 triệu tấn/năm; ga Sóng Thần từ 1,6 triệu tấn/năm lên 2,5 triệu tấn/năm...
Với các ga như Kép, Sen Hồ, Đông Anh (tuyến Hà Nội - Đồng Đăng), Lào Cai (tuyến Yên Viên - Lào Cai), dự kiến đầu tư cải tạo, nâng cấp giai đoạn 2022-2025. Tổng mức đầu tư cho cả 7 ga này dự kiến 867 tỷ đồng.
Giai đoạn 2026-2030, tiếp tục đầu tư xây dựng các ga liên vận quốc tế trên hai hành lang Bắc - Nam và Đông - Tây theo quy hoạch, ưu tiên các ga Ngọc Hồi, Lạc Đạo, Bắc Hồng, Trảng Bom...
Mục tiêu chính của Phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt đến năm 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt là nâng sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt từ 1,1 triệu tấn vào năm 2021 lên 4 - 5 triệu tấn vào năm 2030. Trong đó, hàng đi tuyến Bắc - Nam, Hà Nội - Đồng Đăng đạt sản lượng 3 triệu tấn/năm; tuyến Hải Phòng - Yên Viên - Lào Cai là 1,5 triệu tấn/năm.
-
Hà Nội đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị, hướng tới mục tiêu giảm ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường.
-
Khuyến cáo khi kiểm định phương tiện giao thông cơ giới
Sở Xây dựng Hà Nội khuyến cáo các tổ chức, cá nhân, đơn vị về việc thực hiện các quy định khi kiểm định phương tiện giao thông cơ giới. -
Lung linh cầu Nguyễn Hoàng về đêm
Khi màn đêm buông xuống, ánh đèn rực rỡ soi bóng xuống dòng sông Hương êm đềm, cầu Nguyễn Hoàng hiện lên như một dải lụa ánh sáng vắt ngang đôi bờ thành phố. Không chỉ là công trình giao thông trọng điểm với kiến trúc hiện đại và ý nghĩa chiến lược, cây cầu còn đang trở thành điểm nhấn mới trong không gian đô thị Huế, thu hút đông đảo người dân, du khách và đặc biệt là giới trẻ đến tham quan, chụp ảnh. Vẻ đẹp lung linh, mềm mại ấy không chỉ phản chiếu sự đổi thay từng ngày của đô thị Cố đô, mà còn mở ra kỳ vọng về một tương lai phát triển năng động, văn minh và hội nhập. -
Thành phố Huế: Tuyến đường liên xã Thủy Phù – Phú Sơn xuống cấp nghiêm trọng khiến người dân bất an
Nhiều năm qua, tuyến đường liên xã Thuỷ Phù và Phú Sơn (thị xã Hương Thuỷ) xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường bong tróc, ổ gà, ổ voi dày đặc khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ gây cản trở giao thông, tình trạng hư hỏng này còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, khiến người dân luôn lo lắng, bất an mỗi khi di chuyển qua đây. -
Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông tối đa lên đến 150 triệu đồng
Trong dự thảo sửa Luật Xử lý vi phạm hành chính dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới, Chính phủ đề xuất tăng mức phạt tiền tối đa lĩnh vực vi phạm giao thông đường bộ từ 75 triệu đồng lên 150 triệu đồng. -
Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông tối đa lên đến 150 triệu đồng
Trong dự thảo sửa Luật Xử lý vi phạm hành chính dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới, Chính phủ đề xuất tăng mức phạt tiền tối đa lĩnh vực vi phạm giao thông đường bộ từ 75 triệu đồng lên 150 triệu đồng. -
Giải đáp kiến nghị về nâng mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi
Mới đây, Bộ Công an đã trả lời cử tri kiến nghị về nâng mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi. -
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tai nạn giao thông vẫn là "điểm nóng" y tế
Theo thống kê từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tính đến 7 giờ sáng ngày 2/5/2025, có tổng cộng 242.516 người đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc. Con số này phản ánh rõ áp lực lớn đặt lên hệ thống y tế trong kỳ nghỉ lễ kéo dài dịp 30/4 – 1/5, vốn là thời điểm ghi nhận nhiều rủi ro về tai nạn, chấn thương và bệnh lý đột xuất.
-
Thanh Hóa: Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho lứa tuổi học sinh
Thực trạng tình hình tai nạn giao thông vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, đặc biệt là tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh. Theo đó, việc nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng, mà là ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân và học sinh khi tham gia giao thông. -
Thanh Hóa: Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho lứa tuổi học sinh
Thực trạng tình hình tai nạn giao thông vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, đặc biệt là tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh. Theo đó, việc nâng cao ý thức chấp hành luật an toàn giao thông không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan chức năng, mà là ý thức và trách nhiệm của mỗi người dân và học sinh khi tham gia giao thông. -
Ngắm dự án cầu vượt cửa biển dài nhất miền Trung trước ngày hợp long
Sau 3 năm thi công, dự án tuyến đường bộ ven biển và cầu vượt cửa biển Thuận An (phường Thuận An, quận Thuận Hoá, Thành phố Huế) đang được nhà thầu gấp rút thi công các hạng mục còn lại, dự kiến hợp long vào ngày 30/4 và hoàn thành đưa vào sử dụng đúng dịp lễ Quốc Khánh. -
Lưu ý về giao thông, hướng đi đối với các loại phương tiện trong ngày 14-15/4 tại Hà Nội
Công an thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch phân luồng giao thông trong các ngày 14 - 15/4, khi diễn ra hoạt động của các đoàn khách quốc tế sang thăm và làm việc tại Việt Nam. -
Phó Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm phía Nam
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường nghiên cứu kiến nghị của UBND tỉnh Đồng Nai, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ về cơ chế đặc thù cho các mỏ vật liệu cung cấp cho các dự án, trình Chính phủ trước ngày 15/4. -
Có hết thời hiệu với hành vi không nộp phạt vi phạm giao thông
Theo quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm. Vậy cá nhân vi phạm giao thông sau 01 năm cố tình trốn không nộp phạt thì có được coi là hết thời hiệu xử phạt không? -
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào? -
Hà Nội: Triển khai thêm 30 điểm cấp, đổi giấy phép lái xe
Công an TP Hà Nội sẽ triển khai thêm 30 địa điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX trên địa bàn. Để hướng dẫn người dân làm thủ tục nộp hồ sơ cấp đổi GPLX trực tuyến, đồng thời tiếp nhận hồ sơ trực tiếp, công tác chuẩn bị đang được diễn ra khẩn trương. -
Người có giấy phép lái xe B1 có thể làm nghề lái xe từ 2025 không?
Tôi có giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được cấp ngày 20/7/2023. Vậy, nếu tôi muốn hành nghề lái xe dịch vụ Grab, taxi thì có sử dụng giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được không, hay phải học bổ sung điều kiện khác? -
Làm gì khi chủ xe thật bị phạt nguội oan vì xe biển giả?
Thời gian qua, nhiều chủ xe ô tô, xe máy bất ngờ vì nhận được giấy phạt nguội ở tỉnh khác, trong khi xe của họ vẫn ở nhà. Như vậy, người dân cần phải làm gì trong trường hợp này và liên hệ cơ quan nào để được giải quyết?