
Chủ tịch Quốc dự lễ khởi công dự án 1.400 tỷ đồng tại Hà Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã về làm việc tại Hà Nam và dự lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng nút giao Phú Thứ và tuyến đường kết nối tại xã Tiên Hiệp, thành phố Phủ Lý.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án.
Nút giao Phú Thứ và tuyến đường kết nối có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong mạng lưới giao thông tại tỉnh Hà Nam. Dự án đầu tư xây dựng nhằm hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh đồng bộ với Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia, Quy hoạch vùng thủ đô và Quy hoạch tỉnh Hà Nam.
Ngày 18/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 561/QĐ-TTG phê duyệt quy hoạch chi tiết tuyến đường Vành đai 5 - vùng Thủ đô Hà Nội. Theo đó, quy hoạch tuyến đường Vành đai 5, đoạn đi qua tỉnh Hà Nam có chiều dài 35,3km, hướng tuyến từ Hà Nội đi trùng với QL21B, đoạn Chợ Dầu - Ba Đa, giao với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tại nút giao Phú Thứ; tuyến tiếp tục đi theo hướng Đông trùng với đường nối 2 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình, đi qua cầu Thái Hà sang tỉnh Thái Bình.
Đây là tuyến đường quan trọng kết nối các khu đô thị vệ tinh xung quanh Thủ đô Hà Nội, góp phần phân luồng các phương tiện giao thông trên các trục đường hướng vào nội đô thành phố Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lắng nghe báo cáo về việc triển khai nút giao và tuyến đường kết nối.
Nút giao Phú Thứ được thiết kế, xây dựng dạng nút giao liên thông 3 tầng: Tầng 1 xây dựng hầm trên cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình với 6 làn xe được thiết kế vận tốc 120 km/h; Tầng 2 xây dựng đảo xuyến bán kính 40m bao gồm 4 nhánh tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h; tuyến đường bên Vành đai 5, thiết kế với vận tốc 60 km/h; Tầng 3 cầu vượt của đường Vành đai 5 vùng Thủ đô bên trên đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình. Tổng mức đầu tư của dự án là gần 1.400 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và Công ty TNHH Thương mại và xây dựng Trung Chính là 2 đơn vị trúng thầu xây dựng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2025.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đào Hồng Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam đã thay mặt các nhà thầu cam kết sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, quản trị điều hành khoa học và quyết liệt chỉ đạo thi công dự án đúng tiến độ, chất lượng để nhanh chóng đưa dự án đi vào vận hành, khai thác, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cũng tại buổi lễ, ông Trương Quốc Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết: Tỉnh Hà Nam đã tập trung thu hút tối đa các nguồn lực, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó, hạ tầng giao thông luôn được quan tâm chú trọng đặt lên hàng đầu, được xác định là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam.
"Đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã từng bước được đầu tư nâng cấp, phát triển và kết nối đồng bộ. Trong đó, QL21B, QL1A và QL38, đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, đồng thời gắn kết mạng lưới giao thông giữa tỉnh Hà Nam và các tỉnh phía Nam vùng Đồng bằng sông Hồng với Thủ đô Hà Nội." - ông Huy cho biết.
Việc xây dựng nút giao Phú Thứ liên thông với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (trong Quy hoạch tuyến đường Vành đai 5) tại cửa ngõ phía Bắc thành phố Phủ Lý sẽ từng bước hình thành tuyến đường song hành vành đai 5 (trục Đông - Tây của tỉnh) nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông liên vùng, thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế giữa tỉnh Hà Nam và các tỉnh trong khu vực.
Phối cảnh tổng thể của dự án.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cũng yêu cầu, các đơn vị đối tác, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, tiến độ, vốn đầu tư dự án chặt chẽ, đúng pháp luật; đồng thời tích cực hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà thầu thi công để dự án sớm hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
-
Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính rườm rà, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
-
Hà Nội dự kiến khởi công cầu Tứ Liên vào dịp 19/5
UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành triển khai các thủ tục, đảm bảo đủ điều kiện khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vào dịp 19/5/2025. -
Tăng cường kiểm tra, khắc phục hư hỏng trên các tuyến đường cao tốc
Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kịp thời phát hiện các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng công trình để yêu cầu nhà thầu sửa chữa, khắc phục theo đúng các quy định của hợp đồng. -
Khánh thành 2 tuyến đường gần 2.600 tỷ đồng nối cao tốc Bắc - Nam
Đường Vạn Thiện - Bến En và đường nối quốc lộ 1 với 45 dài hơn 26 km, tổng đầu tư gần 2.600 tỷ đồng, được thông xe sáng nay sau hơn 1 năm thi công. -
Hạ Long đầu tư trên 20 tỷ cải tạo mương nước thành bãi đỗ xe
Thành phố Hạ Long đầu tư trên 20 tỷ đồng để cải tạo hàng loạt tuyến mương nước thành bãi đỗ xe, công viên nhằm tạo cảnh quan khu vực, phát triển hạ tầng kỹ thuật và cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng đời sống cho cộng đồng người dân. -
Toàn cảnh nút giao “trăm tỷ” lớn nhất Quảng Ninh, rộng gấp 5 sân vận động Mỹ Đình
Nút giao Đầm Nhà Mạc là nút giao lớn nhất tỉnh Quảng Ninh với diện tích 83 ha cùng tổng mức đầu tư hơn 760 tỷ đồng. Tuy nhiên, do 80% diện tích dự án nằm trên hệ rừng ngập mặn, đầm nước nên việc thi công gặp không ít khó khăn. -
Quyết tâm hoàn thành dự án Sân bay Long Thành trong năm 2025
Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án sân bay lớn nhất của nước ta từ trước đến nay, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Với tinh thần "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm", thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng lúc, kịp thời là những yếu tố thành công, Thủ tướng yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026. -
Hà Nội: Công ty Đại Nghĩa thi công sai thiết kế, huyện Mỹ Đức có đang tìm cách né tránh?
Hiện nay, để các tuyến đường giao thông nội đồng có tuổi thọ được lâu và chất lượng thì nhiều địa phương đã lựa chọn thiết kế kè đá hộc ở hai bên đường. Do vậy, việc thi công kè đá hộc không đúng thiết kế sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại, đặc biệt có thể làm đường giao thông bị sụt lún ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh.
-
Đường sắt đô thị phải giải quyết yêu cầu về giao thông tại Hà Nội, TP.HCM
Liên quan đến Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM đến năm 2035, Thủ tướng Chính phủ lưu ý xây dựng đề án phải đảm bảo mục tiêu giải quyết yêu cầu thực tế về giao thông vận tải tại Hà Nội, TP.HCM; Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới. -
Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm dự án thành phần 4 của sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, việc chậm triển khai dự án thành phần 4, trong khi các dự án thành phần khác đang đạt và vượt tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch khai thác sân bay Long Thành, nguy cơ gây lãng phí rất lớn. -
Diện mạo cây cầu hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương
Công trình cầu Nguyễn Hoàng với kinh phí xây dựng hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương (thành phố Huế) đang dần hoàn thiện tạo nên một diện mạo mới cho tỉnh Thừa Thiên Huế trên con đường trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. -
Thừa Thiên Huế: Cầu treo Bình Thành xuống cấp “hết tuổi” sử dụng gây mất an toàn giao thông
Cầu Bình Thành là cây cầu treo mắc võng bằng cáp, đến nay hệ thống cáp treo đã xuống cấp, đặc biệt cây cầu đã “hết tuổi” sử dụng gần 10 năm, gây nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT), nhất là mỗi khi có xe trọng tải lớn đi qua. -
Ngắm nhìn cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam trị giá 12.000 tỷ
Cầu Đình Vũ – Lạch Huyện của TP Hải Phòng được mệnh danh là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài trên 5 km đưa vùng đảo Cát Hải trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, cảng biển mới của thành phố. -
Chấp thuận đưa đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội vào vận hành
Đoạn tuyến trên cao Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội chính thức được Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng chấp thuận đưa vào vận hành thương mại. -
TP.HCM sắp khánh thành 4 cầu, hầm chui mới
Cầu Nam Lý, Cây Khô, và hai hầm chui cửa ngõ Tân Sơn Nhất, Nam Sài Gòn sắp hoàn thành sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển và cải thiện cảnh quan đô thị thành phố. -
Đề xuất mức phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
Bộ GTVT đề xuất mức thu phí đối với đường cao tốc do Nhà nước đầu tư có 04 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục từ 1.300 đồng/km đến 5.200 đồng/km tùy từng nhóm xe. -
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cần bổ sung gần 1.000 tỷ đồng
Bộ Giao thông Vận tải vừa có tờ trình về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1; trong đó, bổ sung khoảng 998,91 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. -
Khai thác tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao trước ngày 28/7
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị hoàn thiện các thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu công trình trước ngày 26/7, bảo đảm đưa tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao vào khai thác thương mại trước ngày 28/7/2024.
-
Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông tối đa lên đến 150 triệu đồng
-
Giải đáp kiến nghị về nâng mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi
-
Sửa Luật Đầu tư công: Gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng và thúc đẩy cải cách
-
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tai nạn giao thông vẫn là "điểm nóng" y tế
-
Thủ tướng: Thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra