
Phát triển kinh tế biển: Cần có quyết tâm chính trị và khát vọng phát triển mạnh mẽ
Ngày 24/5, tại TP. Đà Nẵng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học "Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra'.
Kinh tế biển đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương ven biển - Ảnh: VGP/Nhật Anh
PGS.TS Trần Thị Lan Hương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 khoá XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, kinh tế biển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đạt được những thành tựu trong việc phát triển các ngành kinh tế biển, hình thành các khu kinh tế (KKT) ven biển, là động lực cho phát triển của cả vùng; mở rộng dịch vụ logistics để thúc đẩy sự liên kết phát triển kinh tế giữa các vùng ven biển với các vùng nội địa, với khu vực và thế giới.
Du lịch cũng trở thành động lực phát triển của nhiều địa phương ven biển. Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản đang đưa nhiều vùng biển trở thành trung tâm chế biến và xuất khẩu hải sản lớn trên cả nước. Đầu tư khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế biển được chú trọng nhiều hơn, phục vụ hiệu quả hơn cho các đề án, chương trình hành động phát triển bền vững kinh tế biển ở nhiều tỉnh, thành khu vực Trung Bộ, điển hình là TP. Đà Nẵng.
Tuy nhiên, phát triển kinh tế biển ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ vẫn tồn tại nhiều hạn chế, thể hiện ở các khía cạnh: Tiềm năng phát triển lớn nhưng quy mô phát triển kinh tế biển ở nhiều địa phương còn nhỏ; các khu công nghiệp ven biển chưa lấp đầy diện tích được quy hoạch; đóng góp của kinh tế biển trong GDP của tỉnh còn thấp, liên kết phát triển còn yếu, đầu tư phát triển dàn trải, nguyền lực về khoa học công nghệ, tài chính, con người còn hạn chế…
Nhiều địa phương thay vì liên kết lại có xu hướng cạnh tranh xung đột nhau trong phát triển các loại hình kinh tế biển tương đồng như nuôi biển, du lịch biển, logistics, thương mại, thu hút nhân lực… Thực trạng này cho thấy, rất cần tiếp tục phải có những đánh giá chuyên sâu, từ đó tìm các giải pháp tháo gỡ nhằm phát triển bền vững kinh tế biển.
PGS.TS Bùi Quang Bình, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, cho rằng, trong tổng số 11 KKT ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, 4 KKT là Nghi Sơn (Thanh Hoá), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi) có sự phát triển nổi trội nhất. Những nơi này ngoài lợi thế thì khát vọng phát triển của lãnh đạo là yếu tố quyết định. Khu kinh tế mở Chu Lai là một ví dụ, từ một vùng cát hoang vu 25 năm về trước, nay đã trở thành KKT ven biển phát triển bậc nhất Việt Nam. Vì vậy, để phát triển KKT ven biển như mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra cần có quyết tâm chính trị và khát vọng phát triển từ các nhà lãnh đạo. bên cạnh đó, cần hoàn thiện cơ chế chính sách bảo đảm cho KKT ven biển có khung pháp lý đủ mạnh, đồng bộ để phát triển.
Trong quá trình phát triển kinh tế biển cần chú trọng sinh kế bền vững cho cư dân ven biển - Ảnh: VGP
Còn TS. Hoàng Hồng Hiệp, Quyền Viện trưởng Viện khoa học xã hội vùng Trung Bộ cho rằng, sinh kế bền vững cho cư dân ven biển là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế biển của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, kinh tế ngư nghiệp ngày càng khó khăn và khắc nhiệt hơn bởi sự suy giảm đáng lo ngại của nguồn lợi thủy sản, ngư trường bị thu hẹp, phí tổn những chuyến đi biển cao, thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường xuất khẩu có nhiều đối thủ cạnh tranh với những quy định khắt khe hơn. Điều đó đã ảnh hưởng đến sinh kế, thu nhập của bền vững của cộng đồng ngư dân.
TS. Hoàng Hồng Hiệp khuyến nghị ngành thủy sản, các địa phương ven biển cần đẩy mạnh tiến trình hiện đại hóa các công nghệ đánh bắt và bảo quản thủy sản cho đội tàu khai thác xa bờ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản; đẩy mạnh phát triển hạ tầng và hậu cần nghề cá tại các địa phương, chú trọng chuẩn hóa các cảng cá, bảo đảm kiểm soát nguồn gốc thủy sản đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu thủy sản.
"Nguồn lợi thủy sản suy giảm nghiêm trọng đang là thách thức lớn đối với cộng đồng ngư dân. Đặc biệt là sau sự cố môi trường biển vào năm 2016 cùng với những phát thải của con người trong quá trình hoạt động sản xuất, đời sống đã tác động rất mạnh đến nguồn lợi thủy sản ven bờ. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp bảo tồn, phát huy nguồn lợi thủy sản để tạo nguồn thu nhập bền vững người dân", TS. Hiệp đề nghị.
Tại hội thảo, các nhà khoa học còn nêu ra nhiều giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển như tăng cường liên kết phát triển dịch vụ logistics, tăng cường thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, KKT ven biển; đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế thuần biển (làm muối, nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt xa bờ…), phát triển du lịch biển, khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế biển, nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển bền vững.
-
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025, người lao động được nghỉ 5 ngày (từ ngày 30/4 - 4/5) do đó nhu cầu du lịch của người dân tăng cao. Hiện, giá vé máy bay tới nhiều điểm du lịch đang tăng cao và tỷ lệ đặt chỗ gần như kín.
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 16/4: Vàng lập đỉnh mới, USD quanh mốc 100
Hôm nay 16/4, giá vàng tăng mạnh ở cả thị trường quốc tế và trong nước trước bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại tiếp tục leo thang. -
Một số quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh từ 01/6/2025
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP với nhiều quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh sẽ được áp dụng từ 01/6/2025. -
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp
Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh tăng giá xăng kể từ 15h hôm nay 3/4/2025. -
Sáp nhập hành chính không đồng nghĩa với tăng giá đất
Thông tin về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện đang thu hút sự chú ý lớn từ dư luận, đặc biệt là giới đầu tư bất động sản. Ngay khi một địa phương được đưa vào diện dự kiến sáp nhập, thị trường khu vực đó thường ghi nhận hiện tượng tăng giá đất, dù chính sách chưa chính thức triển khai. Vậy, liệu sáp nhập có thực sự làm giá đất tăng, hay đây chỉ là hệ quả từ kỳ vọng và tâm lý thị trường? Để trả lời, cần tiếp cận vấn đề này một cách khách quan, dựa trên các yếu tố kinh tế, pháp lý và truyền thông. -
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 18/3/2025 về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. -
Những dự báo về thị trường bất động sản năm 2025
Tại Việt Nam, dù kinh tế hiện tăng trưởng ổn định, mặt bằng lãi suất, lạm phát, tỷ giá được kiểm soát ở ngưỡng hợp lý nhưng nguồn cung nhà ở vẫn còn trong tình trạng thiếu hụt, mất cân đối giữa các phân khúc... Do đó, trong ngắn hạn, rất khó để giá bất động sản có thể giảm. -
Nguồn cung nhà ở bình dân "vắng bóng" căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2
Theo dữ liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), phân khúc căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) hiện nay đã "tuyệt chủng" tại Hà Nội và TP.HCM trong vài năm qua và khó có khả năng xuất hiện trở lại.
-
Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu NHNN chủ động điều hành chính sách tiền tệ, giảm mặt bằng lãi cho vay, thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 15%. -
Việt Nam đã chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ đầu năm đến nay
Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/11, cả nước nhập khẩu 153.011 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 3,15 tỷ USD. -
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Theo một số chuyên gia, để tăng tính cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tối đa AI, lợi thế ngành hàng cũng như thay đổi phương thức bán hàng. -
Xuất nhập khẩu khởi sắc, tạo đà bứt phá trong năm 2025
Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu đang có nhiều điểm sáng, là cơ hội cho những mục tiêu lớn hơn trong năm 2025. -
SeABank lãi trước thuế 4.508 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, CASA duy trì đà tăng trưởng
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng ròng 1.352 tỷ đồng, tương đương 43% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, Ngân hàng đón nhận nhiều chỉ số kinh doanh tích cực nhờ duy trì quản trị rủi ro vững chắc và hiệu quả. -
Bảo Việt dành 22 tỷ đồng tri ân khách hàng nhân dịp 60 năm thành lập
Hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập (15/01/1965 – 15/01/2025), với mong muốn bảo vệ, đồng hành cùng khách hàng, ngày 15/10/2024, các đơn vị Bảo Việt trên toàn quốc đồng loạt triển khai chương trình MEGA SALE “60 năm Giữ trọn niềm tin - Mừng sinh nhật Vàng, hàng ngàn quà tặng”. Chương trình khuyến mãi tích hợp được triển khai tại 63 tỉnh và thành phố trên toàn quốc, dành cho khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng, quản lý quỹ, chứng khoán với tổng giá trị quà tặng lên tới 22 tỷ đồng. -
Bộ Xây dựng: Cần hoàn thiện 100.000 căn nhà ở xã hội trong nửa cuối năm 2024
Riêng trong năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng khoảng 130.000 căn. Như vậy, theo mục tiêu đề ra, còn gần 100.000 căn hộ cần hoàn thành trong năm 2024. Đây là áp lực tiến độ rất lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, bộ, ban, ngành, địa phương. -
Giá vàng và ngoại tệ ngày 6/8: Vàng thế giới lao dốc, USD về mốc 102
Một số chuyên gia dự báo, giá vàng có thể sẽ giảm tiếp trong thời gian tới, nhưng đà tăng dài hạn của kim loại quý này vẫn còn đó và các đợt giảm giá như vừa qua là cơ hội để các nhà đầu tư sở hữu vàng. -
Chỉ số sản xuất công nghiệp khởi sắc trong 7 tháng qua
Nền kinh tế Việt Nam đã có bước khởi đầu suôn sẻ trong tháng đầu tiên của quý III/2024, từ đó góp phần quan trọng duy trì đà phục hồi tích cực của nền kinh tế. Tính chung 7 tháng qua, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. -
Quy định chi tiết về xây dựng, bán và cho thuê nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ
Ngày 31/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở 2023. Trong đó, Nghị định quy định việc xây dựng, bán, cho thuê nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ.