
Mấu chốt hiện nay là tháo 'ngòi nổ' trái phiếu
TS. Võ Trí Thành, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, dòng tiền đang bị tắc nghẽn, do đó cần phải tháo gỡ các nút thắt để doanh nghiệp tiếp cận được vốn với chi phí hợp lý. Trong đó, mấu chốt là tháo ngòi nổ trái phiếu doanh nghiệp.
TS. Võ Trí Thành: Dòng tiền đang bị tắc nghẽn, do đó cần phải tháo gỡ các nút thắt để doanh nghiệp tiếp cận được vốn với chi phí hợp lý.
Thị trường trái phiếu tê liệt, room tín dụng eo hẹp, giải ngân đầu tư công quá chậm…
Theo TS. Võ Trí Thành, nguyên nhân chính khiến cho dòng tiền tắc nghẽn là do thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang bị tê liệt. Kênh cổ phiếu thì thị trường ảm đạm; room tín dụng rất eo hẹp...
Một trong những lý do khiến dòng tiền bị tắc nghẽn khan hiếm còn do đầu tư công và các gói hỗ trợ tài khóa giải ngân quá chậm. Vấn đề nữa là tâm lý phòng thủ của thị trường rất cao dẫn đến thanh khoản khan hiếm.
Theo đánh giá của TS. Võ Trí Thành, khó khăn lớn nhất hiện nay là cùng lúc chúng ta phải xử lý ba bài toán. Thứ nhất là ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ hai là câu chuyện tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế. Thứ ba là an toàn của hệ thống ngân hàng.
"Đây là mục tiêu rất thách thức và bài toán đi tìm điểm cân bằng đó không đơn giản khi xét ở nhiều chiều", TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh và lý giải: "Mặc dù từ góc độ của doanh nghiệp thì khát vốn là nhu cầu rất chính đáng. Song từ góc độ người quản lý vĩ mô, an toàn hệ thống, ổn định vĩ mô cũng rất quan trọng. Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm được điểm cân bằng".
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các gói hỗ trợ, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công
Theo ông Thành, "cái giỏi, cái khéo của nhà điều hành để làm sao tìm được điểm cân bằng mà không gây ra sự đổ vỡ trên thị trường bất động sản, hệ thống ngân hàng hay cả niềm tin thị trường và xã hội".
"Ở đây phải thẳng thắn mà nói, dư địa chính sách tiền tệ đang khá hạn hẹp. Trong khi chúng ta có vị thế tài khóa tốt. Nhưng rất tiếc việc triển khai thực hiện lại chưa nhanh như mong muốn.
Gói hỗ trợ nền kinh tế 350.000 tỷ đồng đến nay mới thực hiện được khoảng 60.000 tỷ đồng, còn gần 300.000 tỷ đồng chưa thực hiện được. Gói hỗ trợ thuê nhà cho người lao động cũng chưa được như kỳ vọng…", TS. Võ Trí Thành nêu quan điểm.
Vị chuyên gia cho rằng, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thời gian tới, Chính phủ cần tập trung đẩy nhanh giải ngân gói hỗ trợ này.
Bên cạnh đẩy mạnh chi tiêu hàng trăm ngàn tỷ đồng đầu tư công đang ứ đọng thì có thể xem xét các gói hỗ trợ không còn "hợp thời" phải linh hoạt chuyển tiền đó sang các lĩnh vực khác. Ví dụ, có thể dùng thêm tiền nguồn khác để hỗ trợ gói cho người lao động vay thuê nhà nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đang khó khăn đơn hàng để giữ chân người lao động.
Mấu chốt tháo điểm nghẽn thị trường hiện nay vẫn là tháo "ngòi nổ" trái phiếu.
Mấu chốt tháo điểm nghẽn thị trường hiện nay vẫn là tháo "ngòi nổ" trái phiếu
Tuy vậy, theo TS. Võ Trí Thành: "Mấu chốt tháo điểm nghẽn thị trường hiện nay vẫn là tháo "ngòi nổ" trái phiếu".
Ông nêu quan điểm: "Nếu muốn gỡ được điểm nghẽn này, cần phải lưu tâm đến một số vấn đề. Trước tiên là thông tin minh bạch và nhà hoạch định chính sách phải cam kết rất rõ ràng về trái phiếu. Bên cạnh đó, cách xử lý sai phạm trong giai đoạn khó khăn này phải hài hòa hơn, khéo léo hơn".
Mặt khác, Việt Nam cũng có thể tham khảo cách giải cứu thị trường bất động sản của Trung Quốc gần đây để đưa ra giải pháp cho phù hợp. Ông cho biết, gói giải cứu thị trường bất động sản của Trung Quốc tập trung vào một số điểm cơ bản, trong đó tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp quay lại vận hành; linh hoạt điều kiện cho vay với bất động sản…
Việc nới room tín dụng không còn nhiều ý nghĩa
Nêu quan điểm về đề xuất nới room tín dụng, TS. Võ Trí Thành cho rằng, thời điểm này việc nới room không còn nhiều ý nghĩa. Dư địa tín dụng từ nay đến cuối năm vẫn còn khoảng 2%, tương đương còn hơn 230 nghìn tỷ đồng sẽ được bơm ra nền kinh tế. Vì vậy điều quan trọng là đưa dòng vốn này đến đúng địa chỉ.
Theo TS. Võ Trí Thành, con số tăng trưởng tín dụng 14% là hợp lý về cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Ông lý giải, dư địa chính sách tiền tệ rất hạn hẹp khi mà phải xử lý cùng lúc nhiều vấn đề ổn định vĩ mô, an toàn hệ thống… Ngân hàng nhà nước phải cân đối các yếu tố trên, nên việc thận trọng giữ room tín dụng ở mức 14% là phù hợp.
Đối với những khó khăn hiện tại của thị trường, TS. Võ Trí Thành cho rằng, các bộ, ngành liên quan sau khi tìm ra được gốc rễ của vấn đề nên cùng ngồi lại "xúm tay" vào để xử lý sẽ hiệu quả hơn./.
-
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025, người lao động được nghỉ 5 ngày (từ ngày 30/4 - 4/5) do đó nhu cầu du lịch của người dân tăng cao. Hiện, giá vé máy bay tới nhiều điểm du lịch đang tăng cao và tỷ lệ đặt chỗ gần như kín.
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 16/4: Vàng lập đỉnh mới, USD quanh mốc 100
Hôm nay 16/4, giá vàng tăng mạnh ở cả thị trường quốc tế và trong nước trước bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại tiếp tục leo thang. -
Một số quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh từ 01/6/2025
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP với nhiều quy định mới về hóa đơn đối với hộ kinh doanh sẽ được áp dụng từ 01/6/2025. -
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp
Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh tăng giá xăng kể từ 15h hôm nay 3/4/2025. -
Sáp nhập hành chính không đồng nghĩa với tăng giá đất
Thông tin về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện đang thu hút sự chú ý lớn từ dư luận, đặc biệt là giới đầu tư bất động sản. Ngay khi một địa phương được đưa vào diện dự kiến sáp nhập, thị trường khu vực đó thường ghi nhận hiện tượng tăng giá đất, dù chính sách chưa chính thức triển khai. Vậy, liệu sáp nhập có thực sự làm giá đất tăng, hay đây chỉ là hệ quả từ kỳ vọng và tâm lý thị trường? Để trả lời, cần tiếp cận vấn đề này một cách khách quan, dựa trên các yếu tố kinh tế, pháp lý và truyền thông. -
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 18/3/2025 về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. -
Những dự báo về thị trường bất động sản năm 2025
Tại Việt Nam, dù kinh tế hiện tăng trưởng ổn định, mặt bằng lãi suất, lạm phát, tỷ giá được kiểm soát ở ngưỡng hợp lý nhưng nguồn cung nhà ở vẫn còn trong tình trạng thiếu hụt, mất cân đối giữa các phân khúc... Do đó, trong ngắn hạn, rất khó để giá bất động sản có thể giảm. -
Nguồn cung nhà ở bình dân "vắng bóng" căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2
Theo dữ liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), phân khúc căn hộ bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) hiện nay đã "tuyệt chủng" tại Hà Nội và TP.HCM trong vài năm qua và khó có khả năng xuất hiện trở lại.
-
Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục giảm lãi suất cho vay
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu NHNN chủ động điều hành chính sách tiền tệ, giảm mặt bằng lãi cho vay, thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 15%. -
Việt Nam đã chi 3,15 tỷ USD nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ đầu năm đến nay
Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/11, cả nước nhập khẩu 153.011 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 3,15 tỷ USD. -
Doanh nghiệp Việt và bài toán cạnh tranh trên sàn TMĐT
Theo một số chuyên gia, để tăng tính cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tối đa AI, lợi thế ngành hàng cũng như thay đổi phương thức bán hàng. -
Xuất nhập khẩu khởi sắc, tạo đà bứt phá trong năm 2025
Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu đang có nhiều điểm sáng, là cơ hội cho những mục tiêu lớn hơn trong năm 2025. -
SeABank lãi trước thuế 4.508 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, CASA duy trì đà tăng trưởng
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng ròng 1.352 tỷ đồng, tương đương 43% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, Ngân hàng đón nhận nhiều chỉ số kinh doanh tích cực nhờ duy trì quản trị rủi ro vững chắc và hiệu quả. -
Bảo Việt dành 22 tỷ đồng tri ân khách hàng nhân dịp 60 năm thành lập
Hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập (15/01/1965 – 15/01/2025), với mong muốn bảo vệ, đồng hành cùng khách hàng, ngày 15/10/2024, các đơn vị Bảo Việt trên toàn quốc đồng loạt triển khai chương trình MEGA SALE “60 năm Giữ trọn niềm tin - Mừng sinh nhật Vàng, hàng ngàn quà tặng”. Chương trình khuyến mãi tích hợp được triển khai tại 63 tỉnh và thành phố trên toàn quốc, dành cho khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, ngân hàng, quản lý quỹ, chứng khoán với tổng giá trị quà tặng lên tới 22 tỷ đồng. -
Bộ Xây dựng: Cần hoàn thiện 100.000 căn nhà ở xã hội trong nửa cuối năm 2024
Riêng trong năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng khoảng 130.000 căn. Như vậy, theo mục tiêu đề ra, còn gần 100.000 căn hộ cần hoàn thành trong năm 2024. Đây là áp lực tiến độ rất lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, bộ, ban, ngành, địa phương. -
Giá vàng và ngoại tệ ngày 6/8: Vàng thế giới lao dốc, USD về mốc 102
Một số chuyên gia dự báo, giá vàng có thể sẽ giảm tiếp trong thời gian tới, nhưng đà tăng dài hạn của kim loại quý này vẫn còn đó và các đợt giảm giá như vừa qua là cơ hội để các nhà đầu tư sở hữu vàng. -
Chỉ số sản xuất công nghiệp khởi sắc trong 7 tháng qua
Nền kinh tế Việt Nam đã có bước khởi đầu suôn sẻ trong tháng đầu tiên của quý III/2024, từ đó góp phần quan trọng duy trì đà phục hồi tích cực của nền kinh tế. Tính chung 7 tháng qua, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. -
Quy định chi tiết về xây dựng, bán và cho thuê nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ
Ngày 31/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở 2023. Trong đó, Nghị định quy định việc xây dựng, bán, cho thuê nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ.