
Giải bài toán nhà vệ sinh công cộng tại TPHCM
Thời gian qua, tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn TPHCM và việc các nhà vệ sinh công cộng hiện hữu đã xuống cấp đang trở thành vấn đề "nóng", sau khi báo Nikkei Asia dẫn chỉ số từ bảng xếp hạng của QS Supplies cho biết, chất lượng nhà vệ sinh công cộng tại TPHCM xếp vị trí 67/69 thành phố du lịch trên thế giới.
TPHCM cần thêm nhiều nhà vệ sinh công cộng bảo đảm tiêu chuẩn.
Tại cuộc họp với Ban Thường vụ Quận ủy Quận 1 về chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn hôm 19/3 vừa qua, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên thẳng thắn chỉ ra, TPHCM cần phải nhìn lại vấn đề này một cách nghiêm túc. Tất cả cư dân của Thành phố không thể chấp nhận được tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng, kém vệ sinh. Thành phố phải hành động quyết liệt để khắc phục tình trạng này trong thời gian sớm nhất, dứt khoát đến trước 30/4 phải tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong việc này.
Trước đó, tại cuộc họp về kinh tế-xã hội TPHCM tháng 2 và nhiệm vụ, giải pháp tháng 3/2023, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi khẳng định: "Không thể chấp nhận việc Thành phố lại để thiếu nhà vệ sinh công cộng", đồng thời yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan giải quyết vấn đề bất cập, nhanh chóng thiết lập hệ thống nhà vệ sinh công cộng bảo đảm tiêu chuẩn.
Ông Trần Nguyên Hiền, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM - Ảnh: VGP/Vũ Phong
Đầu tư, bổ sung mới nhà vệ sinh công
Đại diện Sở TN&MT TPHCM, ông Trần Nguyên Hiền, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn cho biết, theo báo cáo nhanh của các địa phương, hiện nay trên địa bàn Thành phố chỉ có khoảng 255 nhà vệ sinh công cộng trên quy mô hơn 10 triệu dân. Các nhà vệ sinh công cộng tập trung ở khu vực nội thành nhưng mật độ quá thưa thớt khiến người dân, nhất là khách vãng lai, khách du lịch gặp khó khăn, bất tiện khi tiếp cận (tập trung nhiều nhất ở Quận 5 với 38 nhà vệ sinh công cộng; khu vực trung tâm Thành phố như Quận 1, Quận 3 có khoảng 10-18 nhà vệ sinh công cộng).
Do thiếu nhà vệ sinh công cộng nên dẫn đến nhiều vi phạm về vệ sinh nơi công cộng như đường phố, công viên... Năm 2022, tổng số vi phạm về vệ sinh nơi công cộng trên địa bàn Thành phố là 3.257 trường hợp (nhắc nhở chưa xử phạt là 531 trường hợp, xử phạt 2.726 trường hợp, tổng số tiền là 1,6 tỷ đồng; xử phạt đối với các hành vi được phát hiện qua camera giám sát là 58 trường hợp, xử phạt qua công tác kiểm tra là 2.668 trường hợp).
Tuy nhiên, đại diện Sở TN&MT khẳng định không thể cho rằng hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng hoàn toàn là hệ lụy của việc thiếu nhà vệ sinh công cộng vì đây là hành động của một nhóm nhỏ các cá nhân thiếu ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh chung trong cộng đồng.
Thời gian qua, các nhà vệ sinh công cộng hoặc các nhà vệ sinh do các cá nhân, tổ chức hỗ trợ người dân, khách vãng lai sử dụng có tình trạng không giữ gìn vệ sinh: Không khóa nước sau khi sử dụng, xả rác thải giấy vệ sinh bừa bãi xuống sàn, giẫm chân lên bệ bồn cầu, đổ bỏ thức ăn thừa/giấy vệ sinh vào bồn cầu gây nghẹt đường ống thoát nước, phá hoại các trang thiết bị vệ sinh...) gây ảnh hưởng đến người có nhu cầu sử dụng tiếp theo.
Do vậy, bên cạnh việc đầu tư, bổ sung mới nhà vệ sinh công cộng và tiếp tục vận động các chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý, khai thác các cơ sở như bưu điện, cây xăng, trung tâm văn hóa, trung tâm đào tạo, siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ ăn uống, bến xe... trên địa bàn Thành phố hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, khách vãng lai được sử dụng nhà vệ sinh ở bên trong các khu vực này (bố trí biển báo hướng dẫn để du khách dễ dàng nhận biết và sử dụng) thì các hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng cần phải được đấu tranh, xử lý nghiêm theo quy định.
UBND Quận 1 đã vận động được 100 vị trí trên địa bàn quận hỗ trợ cho người dân và du khách được sử dụng miễn phí nhà vệ sinh - Ảnh: VGP/Vũ Phong
Quận 1 là quận trung tâm của TPHCM, tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND Quận 1 Lê Đức Thanh, quận không có quỹ đất công để bố trí nhà vệ sinh công cộng. Do đó, trong thời gian qua chỉ tồn tại các nhà vệ sinh công cộng tại các chợ, công viên, bến xe bus.
Hiện nay, trên địa bàn quận có tổng cộng 18 nhà vệ sinh công cộng, nhiều cơ sở kinh doanh, cửa hàng tiện lợi, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại được trang bị nhà vệ sinh hiện đại có thể vận động hỗ trợ phục vụ miễn phí cho người dân và du khách.
Từ năm 2017, UBND Quận 1 đã chỉ đạo UBND các phường vận động các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tạo điều kiện để người dân và du khách sử dụng miễn phí nhà vệ sinh. Đến nay, 100 vị trí trên địa bàn quận đã lắp biển báo hỗ trợ cho người dân và du khách được sử dụng miễn phí nhà vệ sinh. Dù vậy, người dân còn tâm lý ngần ngại khi cần sử dụng nhà vệ sinh tại các khách sạn, nhà hàng cao cấp.
Đối với việc đầu tư xây dựng mới, Chủ tịch UBND Quận 1 cho biết, đơn vị đã có văn bản kiến nghị UBND TPHCM và Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM chấp thuận chủ trương xây dựng mới nhà vệ sinh công cộng tạm thời tại 5 vị trí có thể xây dựng, phục vụ miễn phí cho người dân và du khách.
Nếu xây nhà vệ sinh công cộng tại công trình cầu, gầm cầu vượt thì cần phải xem xét về an ninh, an toàn và an toàn phòng chống cháy nổ, đặc biệt là sự ảnh hưởng của quá trình hoạt động đến kết cấu của công trình giao thông đường bộ - Ảnh minh họa
Đề xuất xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu vượt, chân cầu
Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi đã giao Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong nghiên cứu, đề xuất mẫu thiết kế, phương án nguồn lực tài chính, cách thức vận hành, quản lý để đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng khu vực trung tâm thành phố.
Việc xây dựng phải theo hướng hiện đại, bảo đảm các yêu cầu về tiện ích, mỹ quan đô thị, thân thiện môi trường. Trong đó, lưu ý mẫu thiết kế nhà vệ sinh công cộng có đề xuất các phương thức kết hợp trong quản lý, khai thác nhằm tạo nguồn thu, tạo sinh kế cho người lao động quản lý, vận hành nhà vệ sinh công cộng để tăng thêm hiệu quả trong công tác quản lý.
Ông Lê Thành Khoa, Giám đốc Công ty cho biết, Công ty sẽ cùng UBND Quận 1 khảo sát các địa điểm có thể xây nhà vệ sinh công cộng như gầm cầu vượt, các chân cầu, các dải phân cách rộng của các tuyến đường lớn, dài, đông người qua lại; các trạm xe buýt, trường học, chợ, bến xe, công viên, bệnh viện, các bãi đậu xe, ga tàu điện ngầm, các điểm tham quan.
Ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng Phòng Quản lý vận tải đường bộ, Sở GTVT TPHCM - Ảnh: VGP/Vũ Phong
Nói về đề xuất này, ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng Phòng Quản lý vận tải đường bộ, Sở GTVT TPHCM cho biết, các phạm vi chân cầu, gầm cầu vượt được đề xuất xây dựng phải bảo đảm yêu cầu theo quy định của pháp luật. Nếu xây nhà vệ sinh công cộng tại công trình cầu, gầm cầu vượt thì cần phải xem xét về an ninh, an toàn và phòng, chống cháy nổ, đặc biệt là sự ảnh hưởng của quá trình hoạt động đến kết cấu của công trình giao thông đường bộ.
Hiện Sở GTVT đã giao Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ nghiên cứu, xem xét 31 vị trí dưới gầm cầu, nếu những vị trí này đủ điều kiện thì mới tiến hành xây dựng nhà vệ sinh công cộng.
Cũng theo ông Hải, vị trí trên hành lang đường bộ như vỉa hè có thể xem xét để xây dựng nhà vệ sinh công cộng. Riêng đối với các công trình cầu thì cần phải xem xét, đánh giá thật kỹ về kết cấu của công trình.
-
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Bình Phước theo dõi, chỉ đạo triển khai Dự án hiệu quả, chống tiêu cực, lãng phí…; chú ý bảo đảm chất lượng, tiến độ, không để đội giá.
-
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát, xử lý dự án lãng phí
Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính rườm rà, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. -
Hà Nội dự kiến khởi công cầu Tứ Liên vào dịp 19/5
UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành triển khai các thủ tục, đảm bảo đủ điều kiện khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vào dịp 19/5/2025. -
Tăng cường kiểm tra, khắc phục hư hỏng trên các tuyến đường cao tốc
Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kịp thời phát hiện các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng công trình để yêu cầu nhà thầu sửa chữa, khắc phục theo đúng các quy định của hợp đồng. -
Khánh thành 2 tuyến đường gần 2.600 tỷ đồng nối cao tốc Bắc - Nam
Đường Vạn Thiện - Bến En và đường nối quốc lộ 1 với 45 dài hơn 26 km, tổng đầu tư gần 2.600 tỷ đồng, được thông xe sáng nay sau hơn 1 năm thi công. -
Hạ Long đầu tư trên 20 tỷ cải tạo mương nước thành bãi đỗ xe
Thành phố Hạ Long đầu tư trên 20 tỷ đồng để cải tạo hàng loạt tuyến mương nước thành bãi đỗ xe, công viên nhằm tạo cảnh quan khu vực, phát triển hạ tầng kỹ thuật và cải thiện vệ sinh môi trường, nâng cao chất lượng đời sống cho cộng đồng người dân. -
Toàn cảnh nút giao “trăm tỷ” lớn nhất Quảng Ninh, rộng gấp 5 sân vận động Mỹ Đình
Nút giao Đầm Nhà Mạc là nút giao lớn nhất tỉnh Quảng Ninh với diện tích 83 ha cùng tổng mức đầu tư hơn 760 tỷ đồng. Tuy nhiên, do 80% diện tích dự án nằm trên hệ rừng ngập mặn, đầm nước nên việc thi công gặp không ít khó khăn. -
Quyết tâm hoàn thành dự án Sân bay Long Thành trong năm 2025
Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án sân bay lớn nhất của nước ta từ trước đến nay, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Với tinh thần "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm", thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng lúc, kịp thời là những yếu tố thành công, Thủ tướng yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026.
-
Hà Nội: Công ty Đại Nghĩa thi công sai thiết kế, huyện Mỹ Đức có đang tìm cách né tránh?
Hiện nay, để các tuyến đường giao thông nội đồng có tuổi thọ được lâu và chất lượng thì nhiều địa phương đã lựa chọn thiết kế kè đá hộc ở hai bên đường. Do vậy, việc thi công kè đá hộc không đúng thiết kế sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hại, đặc biệt có thể làm đường giao thông bị sụt lún ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. -
Đường sắt đô thị phải giải quyết yêu cầu về giao thông tại Hà Nội, TP.HCM
Liên quan đến Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM đến năm 2035, Thủ tướng Chính phủ lưu ý xây dựng đề án phải đảm bảo mục tiêu giải quyết yêu cầu thực tế về giao thông vận tải tại Hà Nội, TP.HCM; Góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới. -
Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm dự án thành phần 4 của sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, việc chậm triển khai dự án thành phần 4, trong khi các dự án thành phần khác đang đạt và vượt tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch khai thác sân bay Long Thành, nguy cơ gây lãng phí rất lớn. -
Diện mạo cây cầu hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương
Công trình cầu Nguyễn Hoàng với kinh phí xây dựng hơn 2.000 tỷ nối đôi bờ sông Hương (thành phố Huế) đang dần hoàn thiện tạo nên một diện mạo mới cho tỉnh Thừa Thiên Huế trên con đường trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. -
Thừa Thiên Huế: Cầu treo Bình Thành xuống cấp “hết tuổi” sử dụng gây mất an toàn giao thông
Cầu Bình Thành là cây cầu treo mắc võng bằng cáp, đến nay hệ thống cáp treo đã xuống cấp, đặc biệt cây cầu đã “hết tuổi” sử dụng gần 10 năm, gây nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT), nhất là mỗi khi có xe trọng tải lớn đi qua. -
Ngắm nhìn cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam trị giá 12.000 tỷ
Cầu Đình Vũ – Lạch Huyện của TP Hải Phòng được mệnh danh là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài trên 5 km đưa vùng đảo Cát Hải trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, cảng biển mới của thành phố. -
Chấp thuận đưa đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội vào vận hành
Đoạn tuyến trên cao Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội chính thức được Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng chấp thuận đưa vào vận hành thương mại. -
TP.HCM sắp khánh thành 4 cầu, hầm chui mới
Cầu Nam Lý, Cây Khô, và hai hầm chui cửa ngõ Tân Sơn Nhất, Nam Sài Gòn sắp hoàn thành sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển và cải thiện cảnh quan đô thị thành phố. -
Đề xuất mức phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
Bộ GTVT đề xuất mức thu phí đối với đường cao tốc do Nhà nước đầu tư có 04 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục từ 1.300 đồng/km đến 5.200 đồng/km tùy từng nhóm xe. -
Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ cần bổ sung gần 1.000 tỷ đồng
Bộ Giao thông Vận tải vừa có tờ trình về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, giai đoạn 1; trong đó, bổ sung khoảng 998,91 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
-
Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông tối đa lên đến 150 triệu đồng
-
Giải đáp kiến nghị về nâng mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi
-
Sửa Luật Đầu tư công: Gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng và thúc đẩy cải cách
-
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tai nạn giao thông vẫn là "điểm nóng" y tế
-
Thủ tướng: Thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra