Thư Hai, ngày 28/04/2025 19:43 | HOTLINE : 0906.18.1357 | Email: bbt.giaothong360@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0906.18.1357
Tài nguyên môi trường

Miền Trung chủ động phòng chống cháy rừng

Lưu Hương - 09:50 10/05/2023 GMT+7

Những ngày này tại khu vực miền Trung nắng nóng kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Vì vậy, lực lượng chức năng các tỉnh, thành phố đã sẵn sàng ứng phó với phương châm "4 tại chỗ" trước mọi tình huống có thể xảy ra.

Miền Trung chủ động phòng chống cháy rừng mùa nắng nóng - Ảnh 1.

Những ngày này tại khu vực miền Trung nắng nóng kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Quảng Bình là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây - Nam, mùa khô khí hậu rất khắc nghiệt, thời tiết trong những ngày này rất nắng nóng khiến thảm thực bì khô và dày rất dễ bắt lửa gây ra cháy rừng. Đặc biệt, vào thời kỳ nắng nóng cao điểm từ tháng 5 đến tháng 8, cấp dự báo cháy rừng thường xuyên ở cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm).

Để giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy rừng mùa nắng nóng, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Quảng Bình khuyến cáo người dân, chủ rừng tuyệt đối không đốt nương làm rẫy và sử dụng lửa tại các khu rừng; vệ sinh rừng, thu dọn, xử lý các lớp thực bì, vật liệu cháy trong rừng.

Bên cạnh đó, tăng cường giám sát, tuần tra nghiêm ngặt trong suốt mùa nắng nóng. Chủ động trang bị phương tiện, dụng cụ, biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) phù hợp như: Dao phát tạo đường băng cản lửa, vỉ dập lửa, cuốc, xẻng, máy thổi gió, máy bơm chữa cháy, nguồn nước phục vụ chữa cháy…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm yêu cầu các đơn vị, lực lượng đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân, chủ rừng về pháp luật lâm nghiệp. Trong PCCCR phải lấy phương châm phòng là chính; các chủ rừng phải nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng chức năng để xử lý các tình huống.

Trong mùa nắng nóng, lực lượng bảo vệ rừng tổ chức trực 24/24 giờ tại các chòi canh và tại thực địa ở những vùng trọng điểm cháy rừng. Nhờ thực hiện tốt các biện pháp PCCCR nên trong năm 2022, trên địa bàn chỉ xảy ra 2 vụ cháy rừng.

Tại tỉnh Quảng Trị, địa phương hiện có hơn 250.000 ha rừng, với khi hậu khắc nghiệt, nắng nóng vào mùa hè cùng với phong tục đốt nương làm rẫy của đồng bào vùng cao vẫn còn nên nguy cơ xảy ra cháy rừng luôn hiện hữu. Để nâng cao công tác PCCCR, trước đó địa phương đã tổ chức thực tập nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và kỹ năng sẵn sàng phòng chống cháy rừng của các đơn vị, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu lực lượng chức năng sẵn sàng phương án để kịp thời xử lý các vụ cháy, nổ, sự cố… không để xảy ra cháy lớn, cháy rừng diện rộng. Các chủ rừng cần quan tâm đến công tác PCCCR, thường xuyên duy trì hoạt động của lực lượng PCCC, đầu tư trang bị, phương tiện đáp ứng theo phương châm "4 tại chỗ"…

Miền Trung chủ động phòng chống cháy rừng mùa nắng nóng - Ảnh 2.

Quảng Trị diễn tập phương án phòng chống cháy rừng - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Phòng là chính, chữa cháy là phải kịp thời

Tại TP. Đà Nẵng, huyện Hoà Vang có tổng diện tích rừng trên 50.000 ha, chiếm 2/3 diện tích rừng của Thành phố. Trước tình hình nắng nóng gay gắt liên tục diễn ra, Hạt Kiểm lâm huyện phân công lực lượng trực 24/24 giờ, tăng cường tuyên truyền lưu động cho người dân, đặc biệt là việc xử lý thực bì trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp. 

"Hiện nay nắng nóng rất gay gắt, chúng tôi đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo UBND các xã và các chủ rừng phải tập trung công tác PCCCR và ứng trực 100%. Đồng  thời thành lập các tổ đội, quần chúng bảo vệ rừng, các tổ phản ứng nhanh của các địa phương, các chủ rừng trực những nơi có nguy cơ cháy; khi có cháy báo ngay cho chính quyền địa phương và Hạt kiểm lâm để huy động lực lượng tại chỗ dập tắt, tránh lan rộng", ông Lê Đình Thám, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hoà Vang, TP. Đà Nẵng thông tin.

Ông Lê Mạnh Hùng, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Kiểm lâm TP. Đà Nẵng cho biết ngay từ đầu mùa khô, lực lượng kiểm lâm các địa phương đã phối hợp với UBND các phường, xã có rừng rà soát công tác PCCCR theo phương châm 4 tại chỗ. 

Chi Cục Kiểm lâm cũng thành lập đội phản ứng nhanh với 40 người chia làm 3 tổ công tác hoạt động trên địa bàn trọng điểm, gồm rừng Nam Hải Vân, Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Những khu rừng này ở sát khu dân cư, khu du lịch do đó dễ xảy ra cháy rừng.

"Quan điểm phòng là chính, chữa cháy là phải kịp thời. Những ngày lễ, ngày nghỉ chúng tôi cũng tăng cường lực lượng ứng trực kể cả phương tiện, trang thiết bị và con người có mặt kịp thời sớm nhất. Xác định đây là thời điểm rất có nguy cơ xảy ra cháy rừng, chính vì vậy ngoài lực lượng của kiểm lâm ra, kiểm lâm địa bàn làm nòng cốt tham mưu cho tổ, đội phòng cháy chữa cháy rừng ở địa phương nếu có cháy rừng xảy ra lực lượng tại chỗ có mặt kịp thời", ông Lê Mạnh Hùng cho hay.

Tại Quảng ngãi, UBND tỉnh cũng ban hành kế hoạch PCCCR năm 2023 với mục tiêu quản lý tốt 333.049 ha rừng, chủ động phòng ngừa, giảm thiểu mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng.

Kế hoạch tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về công tác PCCCR; thành lập mới hoặc củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo và lực lượng PCCCR các cấp; rà soát, bổ sung vùng trọng điểm cháy rừng ngoài thực địa vào bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng; xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện công tác PCCC trên địa bàn quản lý.

Trực tiếp nhận và xử lý thông tin cảnh báo, thông tin cháy rừng vào mùa khô khi dự báo cháy rừng từ cấp cao trở lên; lực lượng kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã phải phân công trực PCCCR 24/24.

Trong công tác chữa cháy rừng phải thực hiện phương châm 4 tại chỗ; dập tắt lửa phải khẩn trương, kịp thời và triệt để; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài nguyên rừng; đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và tài sản của nhân dân.

  • Net Zero và mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam

    Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, khu vực và ở Việt Nam do các hoạt động của con người làm gia tăng khí nhà kính (Greenhouse Gas – GHG) trong khí quyển. Ở một góc độ nào đó, biến đổi khí hậu có thể đem lại một số cơ hội, tuy nhiên tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với con người, kinh tế - xã hội và môi trường là rõ ràng.
  • Bình Định: Hướng đến phát triển cảng biển không rác thải nhựa

    Bình Định không chỉ nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ mà còn là địa phương có nhiều cảng cá quan trọng phục vụ đánh bắt và vận chuyển hải sản. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa tại các cảng biển vẫn luôn là thách thức lớn. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh các giải pháp nhằm hướng đến cảng biển sạch, không rác thải nhựa, với sự tham gia tích cực của ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
  • Đà Nẵng: Lợi dụng vận chuyển đất san lấp dự án đem bán trái phép cho nhà máy gạch

    Một doanh nghiệp đã lợi dụng việc được cấp phép khai thác và vận chuyển đất san lấp cho các Dự án (DA) trên địa bàn huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng để chở hàng nghìn khối đất đi bán trái phép cho nhà máy sản xuất gạch. Sự việc đã diễn ra trong thời gian dài, tuy nhiên chưa thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc.
  • Thời tiết bất thường trở thành mối lo ngại toàn cầu

    Trong những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan và bất thường ngày càng gia tăng trên toàn cầu, gây ra những tác động sâu rộng đối với môi trường, xã hội và kinh tế. Từ các đợt nắng nóng gay gắt, bão lũ khốc liệt đến mùa đông lạnh giá bất thường, biến đổi khí hậu đã và đang trở thành một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất của nhân loại. Vậy, đâu là nguyên nhân và hậu quả của sự thay đổi này?
  • Hà Nội: Tràn lan bãi xe, bãi đổ trộm phế thải tại phường Kiến Hưng

    Ngang nhiên san lấp phế thải lên đất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường, kéo theo đó là bãi vật liệu xây dựng, bãi xe không phép, trái phép mọc lên, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy là thực trạng đang diễn ra tại phường Kiến Hưng (quận Hà Đông). Mặc dù chính quyền sở tại nắm rõ vi phạm, thế nhưng việc xử lý dường như mới chỉ dừng trên giấy tờ.
  • Xã Yên Viên (Gia Lâm): Hàng trăm nghìn m2 đất ven sông Đuống đang bị sử dụng trái phép?

    Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi ven sông Đuống, thuộc xã Yên Viên (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất bãi bồi đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than, bãi xe và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như đang “bất lực” trước vi phạm đất đai?
  • Sản phẩm mỹ nghệ thân thiện môi trường từ sợi chuối

    Chuối là cây trồng truyền thống rất đỗi quen thuộc ở các vùng nông thôn của Việt Nam. Từ lâu nay, chuối thường chỉ được trồng để lấy quả, còn thân cây chuối sau khi thu hoạch hầu hết bị thải loại. Nhưng nhờ sự sáng tạo trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ các nước, nghệ nhân làng nghề đã chế biến thân cây chuối thành sợi để sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng thân thiện với môi trường, mang lại giá trị kinh tế cao.
  • Phương pháp xử lý dầu tràn trên biển để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

    Cùng với đất liền, vùng biển Việt Nam là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đình từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động. Do vậy, song song với khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên biển Đông thuộc chủ quyền để phát triển đất nước, chúng ta cần chuẩn bị ứng phó kịp thời với các sự cố môi trường xảy ra trên biển như tràn dầu, tràn đổ hóa chất độc hại, hàng nguy hiểm… đặc biệt là tại các vùng bờ - nơi các cộng đồng dân cư sinh sống, có đa dạng sinh học với mật độ cao.
  • Ấn tượng những bức ảnh về rác thải nhựa đại dương

    Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường biển và đại dương trên toàn thế giới. Việc lạm dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi nilon khó phân hủy đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Dưới đây là những bức hình ấn tượng về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.
  • Tính toán phương án kiểm định khí thải với xe máy

    Việc kiểm định khí thải xe máy là một trong những nội dung được quy định tại Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này đang được nghiên cứu, tính toán.